Rối loạn lưỡng cực - căn bệnh tâm lý đáng sợ
Bài viết này có thể sẽ giúp mọi người hiểu thêm về rối loạn lưỡng cực.
Theo tìm hiểu, rối loạn lưỡng cực là căn bệnh tâm lý phổ biến với tên gọi khác là bệnh rối loạn hưng – trầm cảm. Hiểu một cách đơn giản hơn về căn bệnh này chính là sự thay đổi liên tục về trạng thái cảm xúc. Khi thì mệt mỏi, buồn chán, mất đi hứng thú trong cuộc sống cùng mọi hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, sau đó lại thay đổi chuyển sang dư thừa năng lượng, phấn khích quá mức, cười vui vẻ, nói nhanh không kiểm soát...
Rối loạn lưỡng cực tại sao lại đáng sợ ?
Những dấu hiệu của bệnh rối loạn lưỡng cực được các chuyên gia đánh giá có phần tương đồng với nhiều căn bệnh tâm lý khác. Trong đó, điển hình là một số triệu chứng như: trầm cảm và hưng cảm.
Ở thế kỉ này thì chúng ta không quá xa lạ với một căn bệnh mang tên "trầm cảm". Vì tất cả chúng ta có thể đã rõ rồi nên tớ sẽ không đề cập đến hậu quả của nó mang đến mà tớ sẽ tập trung vào thứ gọi là "hưng cảm". Khi cơn hưng cảm của bệnh rối loạn lưỡng cực xuất hiện, thì trong suốt quá trình vài ngày hoặc vài tuần người bệnh sẽ cảm thấy trạng thái cảm xúc cực kỳ tốt. Họ trở nên dễ phấn khích, hưng phấn quá mức, cảm giác như bị dư thừa năng lượng phải bộc phát ra ngoài, luôn vui cười nhưng cũng dễ cáu kỉnh. Sự thay đổi đột ngột này dẫn đến hoang mang cho những người xung quanh người bệnh, chỉ mới vài tuần trước họ như mất đi sức sống, nhưng giờ đây lại vui vẻ nói cười và có phần vui vẻ thái quá, điều này có thể được một số người xem là đáng mừng vì người bệnh đã có thể thoát khỏi căn bệnh trầm cảm rồi. Nhưng đây mới là mối lo ngại của chúng ta, do triệu chứng hưng cảm trái ngược hoàn toàn với trầm cảm nên dễ dẫn đến khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Nếu không được chẩn đoán chính xác thì sẽ gây những hậu quả rất khó lường, chẳng hạn như việc người bệnh hưng cảm quá mức sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và không muốn nghỉ ngơi hay nặng hơn là họ sẽ có những triệu chứng của bệnh tâm thần ảo tưởng và ảo giác, những ảo tưởng và ảo giác ấy khiến cho bệnh nhân hành động một cách dại dột, thiếu suy nghĩ gây tai nạn cho những người xung quanh hay nói cho chính xác thì sẽ gây tai nạn cho chính bản thân người bệnh đầu tiên.
Tham khảo tại:
Lí do nào khiến tớ viết nên bài này ?
Bản thân tớ là một người mắc căn bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Mọi người có đang tự hỏi tại sao tớ mắc 2 căn bệnh không liên quan gì đến tiêu đề bài viết không ? Bởi vì xung quanh tớ có vài người đều yêu thương tớ và đặc điểm chung của họ là đều mang trong mình một căn bệnh tâm lý nào đó. Có một người mà tớ rất quý và người ấy mắc phải căn bệnh được nhắc đến trong đoạn trên - rối loạn lưỡng cực. Như tớ đã nói đến ở phía trên rằng căn bệnh này có 2 triệu chứng điển hình là trầm cảm và hưng cảm. Người ấy của tớ khi rơi vào trạng thái trầm cảm là một điều tớ vô cùng sợ, bạn sẽ tự làm đau bản thân mình, luôn có những suy nghĩ tiêu cực, lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, hết sức sống và đau lòng hơn là bạn luôn tìm cách thoát khỏi thế gian này. Nhưng khi bạn trong trạng thái hưng cảm thì như một người hoàn toàn khác, khiến bản thân tớ rất vui vì cuối cùng bạn cũng thoát khỏi căn bệnh tồi tệ đó và suy nghĩ ấy thật sai lầm, tớ đã suýt mất bạn mình. Bởi vì sự hiểu biết ít ỏi của bản thân nên tớ biết về rối loạn lưỡng cực rất muộn và đó cũng là lúc tớ phát hiện bạn mình mang bệnh ấy, rồi tớ mới nhận thức được rằng trên đời này vẫn còn rất nhiều căn bệnh tâm lý đang ngấm ngầm giết chết những người thân của chúng ta. Chỉ cần chúng ta chủ quan chút ít thôi thì có thể ta sẽ mất đi người thân, người bạn mà ta tâm sự, vui chơi mỗi ngày.
Mong rằng mọi người sau khi đọc bài này sẽ phần nào hiểu được rối loạn lưỡng cực là gì và hãy thấu hiểu cho những người đang mang bệnh này hay có những dấu hiệu của bệnh. Nếu họ cần, đưa tay giúp đỡ, họ không cần, hy vọng bạn đừng bỏ mặc và hiểu cho họ.
Xin đừng cáu gắt, đừng tẩy chay những người bị bệnh tâm lý mà hãy đối xử với họ nhẹ nhàng hết sức có thể, nếu không làm được như thế thì xin để họ yên ổn mà chống chọi với bệnh của họ, đừng lên án, chỉ trích những tâm hồn đang trên bờ vực đổ vỡ nhé.
Đọc thêm:
Tâm lý học
/tam-ly-hoc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất