Tại sao tôi không phải là một nhà khắc kỷ(Stoic)
Có rất nhiều điều thích thú về chủ nghĩa khắc kỷ(stoicism) nhưng nó chỉ không đạt đến mong đợi trong một vài lĩnh vực chủ chốt của...
Có rất nhiều điều thích thú về chủ nghĩa khắc kỷ(stoicism) nhưng nó chỉ không đạt đến mong đợi trong một vài lĩnh vực chủ chốt của tôi. Đây là quan điểm của tôi về nó và những thứ khác ảnh hưởng đến quan điểm triết học cá nhân tôi.
Kể từ khi ra mắt cuốn Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm vào năm 2016, nhiều người so sánh công việc của tôi với Stoicism (Chủ nghĩa khắc kỷ). Một vài người còn đi xa hơn và nói rằng công việc của tôi chỉ đơn thuần ra rả lại chủ nghĩa khắc kỷ với một vài câu chuyện nhạt nhẽo và hàng loạt từ F được ném vào nhằm để làm cho nó thú vị hơn.
Đầu tiên, tôi thấy điều này buồn cười. Tôi đọc cuốn Meditations (tạm dịch Suy tưởng) của Marcus Aurelius ở đại học cũng như có biết chút ít về Seneca. Nhưng ngoài những thứ đó, tôi biết rất ít về chủ nghĩa khắc kỷ khi tôi viết cuốn sách của mình. Kể từ đó dẫu cho tôi học hỏi nhiều thêm một chút về nó và càng học, tôi càng nhận ra rằng (và xin lỗi vì làm bạn mất hứng) tôi không phải là một nhà khắc kỷ.
Cho nên những gì tôi sẽ làm là cho bạn một cái nhìn sơ lược về chủ nghĩa khắc kỷ, nhìn vào các nguyên lý cơ bản, và rồi thảo luận các ý tưởng tôi đồng ý cũng như các ý tưởng tôi không tán thành. Và rồi tôi sẽ kết thúc bài viết này bằng việc nói một tí về nền tảng triết lý của tôi - đó không phải là chủ nghĩa khắc kỷ - mà thay vào đó là Phật giáo(Buddhism) và thuyết hiện sinh(Existentialism). Và dĩ nhiên, tôi sẽ nói rõ những triết lý đó, chúng khác với chủ nghĩa khắc kỷ như thế nào.
Chuẩn bị chiếc mũ kì khôi của bạn bởi nó sẽ trở nên hơi nặng mùi đó.
1
Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?
Bạn thường nghe về các triết gia Hy lạp và Roma cổ đại, nhưng nếu bạn như tôi, khó khăn trong việc sắp xếp tất cả các cái tên và ý tưởng đó trong đầu. đây là một cách đơn giản để nghĩ về nó:
Bạn đã từng nghe về Socrates. Ông ấy là một OG, cha đẻ của triết học phương tây. Socrates dạy Plato và Plato dạy Aristotle. Bạn chắc cũng đã nghe về những điều đó. Rồi, Aristotle dạy Alexander đại đế nhưng Alexander đại đế lại bỏ qua các triết lý đó và tiến thẳng tới việc chinh phục phần lớn thế giới mà chúng ta biết. Ông làm những gì ông tin tưởng, Alex ạ.
Gì cũng được, những gì mà Aristotle tranh luận là hạnh phúc đến từ việc sống một cuộc đời có đức hạnh. Ông ấy đặt ra một một tá danh sách các thứ đức hạnh như dũng cảm, sự ôn hoà, thông thái, khiêm tốn...
Bề ngoài điều này nghe có vẻ tuyệt vời. Vấn đề là mọi người sớm nhận ra rằng họ có các ý tưởng khác nhau về cách đo lường đức hạnh. "Điều độ" là 3 cốc bia hay 12 cốc bia? Có đúng là phải thành thật thậm chí nếu điều đó sẽ làm đau một người nào đó hay một người nên đồng cảm ngay cả khi nếu nó có nghĩa là nói dối một tí?
Đọc thêm:
5 lầm tưởng về Chủ nghĩa Khắc kỷ
Là trường phái triết học Hy Lạp - La Mã bắt nguồn từ cổ đại, chủ nghĩa Khắc kỷ vẫn tiếp tục gây được tiếng vang lớn trong nền văn hóa đương đại. Bằng chứng cho thấy rằng khi Vương Tế Philip qua đời, tờ Spectator đã viết rằng “Ông chính là một hiện thân của Khắc kỷ”. Có thể đối với nước Anh, Zeno, Seneca, Epictetus hayshop.spiderum.com
Là trường phái triết học Hy Lạp - La Mã bắt nguồn từ cổ đại, chủ nghĩa Khắc kỷ vẫn tiếp tục gây được tiếng vang lớn trong nền văn hóa đương đại. Bằng chứng cho thấy rằng khi Vương Tế Philip qua đời, tờ Spectator đã viết rằng “Ông chính là một hiện thân của Khắc kỷ”. Có thể đối với nước Anh, Zeno, Seneca, Epictetus hayshop.spiderum.com
Những tranh luận muôn thuở được đưa ra bởi triết học Hy Lạp dẫn đến chia ra thành bốn trường phái tư tưởng. Bốn trường phái đó sau đó thống trị các cuộc thảo luận triết học trong hơn năm thế kỉ ... và cho đến khi đạo Cơ Đốc(Christians) xuất hiện và đốt hết tất cả các cuốn sách về các triết lý đó.
Bốn trường phái là:
- Thuyết khuyển nho(Cynicism)
- Chủ nghĩa hoài nghi(Skepticism)
- Chủ nghĩa hưởng lạc(Epicureanism)
- Chủ nghĩa khắc kỷ(Stoicism)
Thuyết khuyển nho nghi ngờ tất cả các thứ thế tục. Ngày nay, chúng ta có thể xem chúng như một kiểu kỳ lạ giao thoa giữa lối sống tối giản và thuyết hư vô. Thuyết khuyển nho gạt bỏ đi sự sở hữu, chọn sống trong nghèo đói và từ chối mọi thiết đãi dành cho họ. Có rất nhiều câu chuyện nổi tiếng về thuyết khuyển nho như trở thành người vô gia cư, chạy lông nhông trong khi trần truồng ngoài đường, một thằng ngốc nào đó làm tình ở những nơi xa lạ và cơ bản nó trở thành trò hề trong thế giới cổ đại.
Trong khi thuyết khuyển nho nghĩ mọi thứ là vô nghĩa thì người theo chủ nghĩa hoài nghi tin rằng không có gì là chắc chắn cả. Đức hạnh là gì? Sự thật là gì? Làm thế nào bạn biết thế giới này là thật, trí nhớ của bạn là thật, bất kì thứ gì là thật?
Không, họ không hút cỏ trong ký túc xá đại học. Đây là những triết gia đứng đắn với một số quan điểm nghiêm túc về những gì có thể biết được. Chúng có thể không được chú ý tại các buổi tiệc nhưng có các đóng góp quan trọng đối với triết lý khoa học - đóng góp đó vẫn làm cảm hứng cho triết học và khoa học ngày nay.
Trong lúc đó, chủ nghĩa hưởng lạc lại nổi tiếng tại các buổi tiệc. Chủ nghĩa hưởng lạc tin rằng chúng ta rồi sẽ chết, nên kệ mẹ nó đi, cứ vui chơi hết mức và nhiều nhất có thể hết nơi này cho đến nơi khác. Đôi lúc, chủ nghĩa hưởng lạc được mô tả như một kẻ phóng đãng "chơi tới bến", nhưng lại có rất nhiều sự huyền ảo và sắc thái đối với tư tưởng của chủ nghĩa hưởng lạc - nó không chỉ có vui vẻ mọi lúc mọi nơi mà còn có một cách tiếp cận khác biệt đối với đức hạnh. Có thể nói, chủ nghĩa hưởng lạc như là triết lý "YOLO" của thế giới cổ đại.
Rồi đó là chủ nghĩa khắc kỷ. Chủ nghĩa khắc kỷ có thể xem là triết lý phức tạp nhất trong bốn trường phái. Các nhà khắc kỷ tin rằng lý trí là con đường đi tới đức hạnh và do đó hạnh phúc. Họ xem cảm xúc như một sự xao nhãng nguy hiểm tiềm tàng cho mục tiêu của họ. Các nhà khắc kỷ tin rằng một người nên cực tiểu hoá các cảm xúc mạnh mẽ và đưa ra các quyết định dựa trên thực tế nhiều nhất có thể.
Chủ nghĩa khắc kỷ quay trở lại ở thập kỷ trước, phần lớn bởi số lượng lớn các cuốn sách nổi tiếng của Ryan Holiday và William Irvine, cũng như sự hỗ trợ rõ ràng từ những nhà lãnh đạo có tiếng nói như Tim Ferriss. Chủ nghĩa khắc kỷ trở thành một triết lý nổi bật trong thế giới của công nghệ và lời khuyên kinh doanh và không hiếm để nhìn thấy việc thảo luận các ý tưởng khắc kỷ xuất hiện tại các hội nghị, trên podcasts hay thậm chí trong các cuốn sách kinh doanh.
Tôi nghĩ sự hồi sinh này của triết lý khắc kỷ thật tuyệt. Có rất nhiều giá trị bên trong nó. Nhưng cũng có một vài khía cạnh của nó mà tôi không đồng tình.
Đầu tiên, tôi sẽ đi qua những phần của chủ nghĩa khắc kỷ mà tôi nghĩ là hữu ích và được hỗ trợ bởi những gì chúng ta biết trong tâm lý học. Rồi tôi sẽ chạm đến một vài khía cạnh khác của chủ nghĩa khắc kỷ mà tôi ít chắc chắn về nó cũng như ít được hỗ trợ từ dữ liệu.
Rõ ràng, những gì theo sau đây phần lớn là ý kiến của tôi, được hỗ trợ bởi hiểu biết của tôi về các nghiên cứu có liên quan. Nhiều trong số những điểm đó có thể (và nên) tranh luận thêm nữa. Cho nên, trước khi bạn gửi cho tôi một email giận dữ (có vẻ không khắc kỷ lắm với bạn, theo cách nào đi nữa), chỉ cần biết rằng tôi biết tóm tắt của tôi ở đây nó không hoàn hảo. Nhưng nó cũng không phải là không có ý nghĩa gì.
2
Những thứ chủ nghĩa khắc kỷ đúng
1. Tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát, bỏ qua hết các thứ còn lại.
Epictetus là một nô lệ, người thức tỉnh để trở thành một trong những nhà khắc kỷ có tiếng nói, quan trọng nhất của đế chế La Mã. Có thể sự nổi tiếng quá mức của ông và ý tưởng quan trọng là chỉ tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát.
"Nhiệm vụ chính yếu trong cuộc đời đơn giản là: nhận diện và tách bạch các vấn đề để từ đó tôi có thể nói rõ ràng với chính mình điều gì là ngoại cảnh mà tôi không kiểm soát được và những thứ tôi có thể làm với các lựa chọn tôi có thể kiếm soát. Vậy thì tôi tìm thấy cái thiện và cái ác ở đâu? Không phải là các ngoại cảnh không kiểm soát được mà với chính bản thân mình đối với các lựa chọn mà tôi sở hữu..."
Ý tưởng này tồn tại trong suốt nhiều thiên niên kỷ dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể bạn biết nó rõ hơn trong "Serenity Prayer(Cầu nguyện bình yên)" của Reinhold Neibuhr.
Chúa, ban cho tôi sự thanh bình để chấp nhận những thứ tôi không thể thay đổi, sự dũng cảm để thay đổi những thứ tôi có thể, và sự thông thái để biết được sự khác biệt
Các nhà tâm lý học đôi lúc phân biệt giữa một thứ gọi là "internal locus of control (tạm dịch điểm kiểm soát tâm lý bên trong)" và "external locus of control (tạm dich điểm kiểm soát tâm lý bên ngoài)". Những người với điểm kiểm soát tâm lý bên trong có xu hướng tin rằng họ chịu trách nhiệm cho phần lớn mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tập trung vào thứ họ có thể làm tốt hơn hay những thứ họ có thể tác động trong việc theo đuổi mục tiêu của họ.
Những người với điểm kiểm soát tâm lý bên ngoài thì đối lập: họ đổ lỗi cho người khác vì vấn đề của họ, tìm kiếm lý do để không theo đuổi mục tiêu của mình và nhìn chung phàn nàn về thế giới cho đến khi bạn chuẩn bị đặt đầu mình vào lò vi sóng.
Rất nhiều bằng chứng cho thấy những người với điểm kiểm soát tâm lý bên trong có xu hướng hạnh phúc hơn, ít lo sợ hơn, đưa ra các quyết định tốt hơn, đạt được nhiều trong số các mục tiêu của họ hơn, ...
Thực tế, ý niệm của "tập trung vào những gì bạn có thể thay đổi, bỏ qua hết tất cả các thứ còn lại" tác động mạnh đến cái cốt lõi của mọi xu hướng tự lực, từ Alcoholics Anonymous(tạm dich giúp đỡ những người nghiện rượu thầm lặng) đến Tony Robbins. Nó phổ biến đến mức thể loại này được đặt tên theo đúng nghĩa đen của ý tưởng. Samuel Smiles, tác giả của cuốn sách ra năm 1859 với tiêu đề Self-Help (tạm dịch Tự lực), viết cuốn sách bởi ông ấy muốn mọi người hiểu rằng "Chúa giúp những người tự giúp bản thân mình".
2. Chấp nhận nỗi đau và không chạy theo niềm vui thú
Các nhà khắc kỷ có lý khi nhận ra rằng phần lớn những thứ ngu ngốc mà mọi người làm, họ làm bởi họ nghĩ nó sẽ làm họ cảm thấy tốt đẹp. Mọi người có xu hướng đánh giá quá cao những lợi ích của những thứ làm họ cảm thấy tốt đẹp trong ngắn hạn và đánh giá quá thấp cái giá của nó trong dài hạn. Theo đuổi những thứ như địa vị, sự giàu có và sự phấn khích có thể cực kỳ phản tác dụng.
Các nhà khắc kỷ cũng lưu ý một cách chính xác rằng phần lớn những thứ tốt đẹp trong cuộc sống đều khó nhọc và yêu cầu một vài góc độ của sự hy sinh. Do đó, họ hệ thống lại các ý tưởng của đức hạnh trong mối quan hệ với việc có thể kháng cự lại các niềm vui thú ngắn hạn cho các lợi ích dài hạn.
Đây là lời khuyên cuộc sống vô cùng thực tế đã trở nên phổ biến khắp thế giới. Các nhà khắc kỷ chỉ là một vài trong số những người đầu tiên giải thích rõ ràng về nó.
3. Một cuộc sống tốt đẹp là một cuộc sống có đức hạnh
Vài năm trước đây, tôi viết một bài cực kì dài nơi tôi giải thích tại sao tôi đánh giá cao các nguyên tắc trừu tượng như thành thật, tính chính trực, sự dũng cảm,vân vân - hay như những người Hy Lạp cổ đại gọi là "đức hạnh" - theo cách nói của tâm lý học thì đó là thứ lành mạnh nhất chúng ta có thể làm cho cả bản thân lẫn các mối quan hệ của ta và xã hội.
Tôi sẽ không cố gắng tóm lược các luận điểm đó ở đây. Thay vào đó, đọc nó nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn.
4. Materialism (Chủ nghĩa duy vật) - những gì thật thì có thể tính toán và đo lường.
Bây giờ chúng ta đi sâu vào triết lý vô dụng.
Một trong những niềm tin chủ chốt của Plato là thế giới vật chất đơn thuần là sự phản chiếu không hoàn hảo của địa hạt siêu hình, và sự sâu sắc của tư tưởng. Tư tưởng của Plato sau đó được kết nạp vào tư tưởng một "tâm hồn" vĩnh cửu và tư tưởng về tinh thần của đạo Cơ Đốc.
Các nhà khắc kỷ và người theo chủ nghĩa hưởng lạc nổi tiếng với tài ứng biến khác biệt của họ. Họ tin rằng không gì khác tồn tại hơn những gì chúng ta có thể nhìn thấy và tự bản thân trải nghiệm. Một khi bạn chết, bạn chỉ là thức ăn cho lũ chuột thôi, bồ ạ. Ở đó không có linh hồn, không có thiên đàng, không có thể giới tâm linh để cứu bạn.
Với những niềm tin như thế, các nhà thờ của đạo Cơ Đốc đời đầu nổi cơn thịnh nộ và rồi đốt hàng ngàn cuốn sách, thư viện và cả người nữa. Trong khi các niềm tin của Plato về một thế giới song song của tư tưởng và linh hồn được tích hợp vào thuyết thần học của đạo Cơ Đốc(Christian theology) rồi được bảo quản, và thế là tư tưởng khắc kỷ và hưởng lạc mất 1500 năm để được khám phá lại, thường là tình cờ.
Rốt cuộc, các tư tưởng của chủ nghĩa duy vật trở lại châu âu vào thế kỷ 15, nơi chúng sớm được đọc ngấu nghiến bởi những tâm trí đói khát của việc cải cách. Những văn bản này sau đó được truyền đi khắp nơi và sớm truyền cảm hứng cho cuộc cách mạng khoa học và khai sáng. Rồi mọi người sống hạnh phúc mãi về sau.
5. Memento Mori
Cuối cùng, các nhà khắc kỷ thích thực hành thứ họ gọi là Memento Mori hay "Nhớ rằng bạn sẽ chết". Trong khi điều này nghe có vẻ đen tối và như một một đứa trẻ với lớp trang điểm dày cộp quanh mắt có thể nói, thì đó là một ứng dụng mang tính thực hành thực tế để nghĩ về cái chết của chính mình.
Bạn có thể rời khỏi cuộc đời ngay bây giờ. Hãy để điều đó quyết định những gì bạn làm, nói và suy nghĩ.—Marcus Aurelius
Như tôi viết trong cuốn sách của mình, nghĩ về cái chết buộc bạn cân nhắc những gì là thật sự quan trọng trong cuộc đời của bạn. Bởi chỉ tưởng tượng ra cảnh không còn sống nữa thì bạn mới có thể có những ưu tiên đúng đắn cho mọi thứ bạn đang làm khi bạn còn sống.
Đây là một ý tưởng khác xuất hiện trong vô số tôn giáo truyền thông. Tôi lần đầu khám phá ra ý tưởng đó trong cuốn Tibetan Book of the Living and Dying (tạm dịch cuốn sách tây tạng về sống và chết), nơi thiền được mô tả như cách thức chuẩn bị cho cái chết. Nhưng đó là một ý tưởng đã đi vào thời hiện đại từ các nhà triết học như Nietzsche và Camus đến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp như Steve Jobs.
3
Vấn đề với chủ nghĩa khắc kỷ
1. Thật bất khả thi để tách bạch bản thân khỏi các phản ứng cảm xúc và duy trì sự lý trí.
Trước khi tôi đi sâu vào điều này, tôi xin lưu ý rằng có rất nhiều tranh luận xung quanh chủ đề này, không chỉ hôm nay mà nó thậm chí xuất hiện từ thời xa xưa.
Một trong các khái niệm chính của chủ nghĩa khắc kỷ là sự lãnh đạm. Ngày nay, chúng ta hiểu sự lãnh đạm như kiểu một sự lười biếng, nhưng quay trở lại với ý nghĩa của thứ gần hơn với nó là "tính thản nhiên" hay "sự tách biệt".
Các nhà khắc kỷ tranh luận rằng bởi các cảm xúc được kích thích bởi các sự kiện bên ngoài và các sự kiện bên ngoài thì ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, cho nên chúng ta nên tách bản thân càng nhiều càng tốt khỏi việc bị ảnh hưởng bởi chúng trong nỗ lực duy trì sự lý trí. Seneca viết về quá trình đó như sau:
"Nỗi đau là không đáng kể nếu có thái độ không quan tâm đến nó... khi suy nghĩ về nó nhẹ nhàng thì bạn sẽ làm nó trở nên nhẹ nhàng. Mọi thứ phụ thuộc vào các ý kiến, sự xa xỉ, sự tham lam thì chỉ kìm hãm thái độ. Nó còn phụ thuộc vào thái độ mà chúng ta chịu đựng ... Cho nên để chúng ta có thể giành chiến thắng trên con đường tới vinh quanh trong tất cả các cuộc đấu tranh của ta - bởi phần thưởng là ... đức hạnh, sự kiên định trong tâm hồn, và nền hoà bình cho mọi thời đại."
Cho nên, vấn đề không phải là một thứ làm hại bạn( hay người khác). Đó là bạn quyết định để thứ đó làm hại bạn(hay người khác).
👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:
Rõ ràng có nhiều điều đúng đắn đối với điều này. Thực tế, tôi tranh luận trong cuốn sách của mình rằng nhận thức rõ ràng này là trung tâm của việc xây dựng sự bền bỉ.
Nhưng điều này có nghĩa là chúng ta nên hoàn toàn thờ ơ với sự gây hại? Chúng ta có nên im lặng hay phán xét về cảm xúc của chính mình không? Sẽ như thế nào nếu một ai đó giết thành viên trong gia đình của bạn? Sẽ như thế nào nếu một người lạm dụng tình dục một đứa trẻ? Không phải đó là các lý do chính đáng để tức giận, phẫn nộ hay căm ghét hay sao? Những câu hỏi này đã nảy sinh trong thời đại của chủ nghĩa khắc kỷ và câu hỏi về việc chúng ta nên tách bạch bao nhiêu khỏi những trải nghiệm bên ngoài của mình đã được tranh luận kể từ đó.
Ngay từ đầu, mọi người phê phán các nhà khắc kỷ về việc họ nhẫn tâm, là "những người có trái tim sắc đá.". Nhiều nhà khắc kỷ tranh luận rằng nó không phải là bạn loại bỏ tất cả cảm xúc của mình, mà đơn giản là bạn huấn luyện bản thân trở nên thản nhiên bởi chúng - rằng bạn luôn có thể theo đuổi đức hạnh thậm chí trong các khoảnh khắc đau lòng nhất.
Nhưng thậm chí như thế thì rõ ràng nó vẫn phi thực tế. Với tâm lý học hiện đại, chúng ta biết rằng cảm xúc thâm nhập xâu vào bên trong các suy nghĩ có ý thức của ta hơn những gì chúng ta nghĩ về nó. Nhiều trong số những gì chúng ta trải nghiệm như các suy nghĩ có lý trí thì vẫn đầy ắp cảm xúc đi kèm. Rõ ràng thật bất khả thi để tách bạch cả hai thứ đó - và tệ hơn, khi chúng ta tin chúng ta có thể tách bản thân khỏi cảm xúc, chúng ta thường đơn giản là đang lừa chính bản thân mình. Không chỉ bởi việc không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của chúng ta là bất khả thi mà thường chúng ta tìm thấy những người cố để kìm nén cảm xúc của họ thì thường cần rất nhiều các buổi trị liệu hơn những người bộc lộ chúng. Nghịch lý thay chỉ khi chúng ta thu hút và thể hiện các cảm xúc của chính mình thì chúng lại mất đi quyền lực với chính chúng ta.
2. Thật bất khả thi để trở nên hoàn toàn lý trí.
Tôi nghĩa một trong những lý do các nhà khắc kỷ bị chệch khỏi các câu hỏi về cảm xúc đơn giản bởi hiểu biết của họ về tâm lý học con người đơn giản hơn nhiều so với bản thân nó hiện tại.
Plato có một thừa nhận nổi tiếng rằng tâm trí con người có hai phần: một con ngựa và người cưỡi ngựa. Con ngựa là cảm xúc của chúng ta và người cưỡi ngựa là lý trí của chúng ta. Mọi người đôi lúc giả định rằng mục tiêu là thuần phục và huấn luyện con ngựa bên trong của chúng ta để chúng hành xử và làm những gì chúng ta bảo. Trong cuốn sách Mọi thứ đều chết tiệt: Một cuốn sách về hy vọng, tôi quy điều này như là "Giả định cổ điển(Classic Assumption)" và tôi giải thích vì sao điều này lại sai.
Chúng ta càng hiểu nhiều về tâm trí của mình thì chúng ta càng hiểu rằng nhiều trong số những gì chúng ta xem là "lý trí" đơn thuần chỉ là tác dụng phụ của các thành kiến nhận thức(cognitive biases), định kiến(prejudices) và các nhận thức sai(faulty perceptions) - bạn biết rồi đó, cảm xúc.
Tôi viết nhiều về làm thế nào mà tâm trí của ta thường chiếm đoạt ta khi chúng ta nỗ lực để trở nên lý trí và cách chúng ta thiển cận đến mức khó tin trong phần lớn quá trình ra quyết định của chính mình. Bạn có thể đọc hai bài viết mô tả các vấn đề bên dưới:
Nhưng đợi đã, nó càng tệ hơn.
Tất nhiên bạn có thể nói, phần lớn chúng ta khá tệ trong việc ra quyết định. Nhưng chúng ta có những thứ như toán học, logic và khoa học. Những công cụ này điều chỉnh cho sự phi lý cố hữu của ta.
Vâng, đúng và sai. Ở cấp độ thực hành, thì đúng. Sự quan trọng của việc ứng dụng các nguyên lý trong các thí nghiệm khoa học vào trong đời sống của chính chúng ta để chắc chúng ta không quá phần khích và làm một thứ gì đó ngu ngốc.
Nhưng mặt khắc, thậm chí ở các lĩnh vực vững chắc của logic thì vẫn bị xói mòn và thể hiện sự mẫu thuẫn trong 100 năm qua. Dù nó là Godel’s Incompleteness Theorem(tạm dịch Định lý về tính không đầy đủ của Godel) cho thấy rằng tất cả các bộ tính toán là có những mâu thuẫn nội tại hay bằng chứng đáng kinh ngạc của Derek Parfit cho rằng các ý tưởng của sự tư lợi và bản sắc cá nhân có mẫu thuẫn về mặt logic, và khách quan điều này là đúng sự thật trên thế giới và những người theo chủ nghĩa hoài nghi đã đúng: chúng ta không biết con mẹ gì cả.
3. Chúng ta nên quan tâm một vài thứ bên ngoài.
Cuối cùng tôi thật tất trách khi không đề cập đến những thứ có thể là tranh luận đạo đức phổ biến nhất đối với chủ nghĩa khắc kỷ: Có phải một số sự kiện bên ngoài sẽ không tác động đến chúng ta? Có phải chúng ta không nên quan tâm nếu một người đe doạ giết bạn bè hay sếp của chúng ta để giành lấy công lao trong công việc của ta hay mẹ chúng ta mắc ung thư?
Tôi nghĩa ở đây có một làn ranh mỏng manh giữa ưu tiên cho những gì chúng ta có thể kiểm soát và tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát để loại trừ tất thảy các thứ khác và làn ranh đó bị làm lu mờ bởi chủ nghĩa khắc kỷ.
Chúng ta nên quan tâm các đứa trẻ bị đói ở châu Phi, đại dương đang nóng dần lên, lãi suất dự trữ liên bang và thực tế rằng chúng ta tự hào về chiếc jacket mới của mình. Đây đơn giản là việc trở thành một con người. Câu hỏi không phải là đóng cửa với thế giới bên ngoài mà thay vào đó có ưu tiên đúng đắn hơn cho những thứ xảy ra ở thế giới ngoài kia so với những suy nghĩ và cảm xúc nội tại của chính chúng ta.
Tôi hiểu rằng sự phê phán này là một cuộc tranh luận và nhiều người bao gồm cả Ryan Holiday, tranh luận kịch liệt rằng chủ nghĩa khắc kỷ không có nghĩa là chúng ta nên hoàn toàn duy trì sự thờ ơ với các sự kiện bên ngoài. Nhưng đối với tôi, thực tế là trước hết cần một sự giải thích rõ ràng thay vì để vấn đề của nó trổi dậy.
4
Nền tảng của tôi: Phật giáo và thuyết hiện sinh
Tôi chậm chân trong việc gia nhập buổi tiệc của chủ nghĩa khắc kỷ. Tôi không đọc về chủ nghĩa khắc kỷ một cách nghiêm túc cho đến sau đó khi mọi người bắt đầu giả định rằng tôi là một nhà khắc kỷ. Kể từ đó, tôi thấy có nhiều sự tôn trọng đối với công việc của họ.
Nhưng tôi không xếp công việc của mình như chủ nghĩa khắc kỷ. Trong khi có nhiều sự trùng lặp và thông điệp giống nhau, sự tập trung và ưu tiên của tôi có một chút khác biệt.
Nền tảng chính của tôi là Phật giáo (trong những năm 20) và thuyết hiện sinh(trong những năm 30). Có rất nhiều sự trùng lặp giữa Phật giáo, chủ nghĩa khắc kỷ và thuyết hiện sinh nhưng cũng có một vài sự khác biệt then chốt xứng đáng được làm sáng tỏ.
Phật giáo và chủ nghĩa khắc kỷ
Trong nhiều khía cạnh, tôi nghĩ Phật giáo và chủ nghĩa khắc kỷ bổ trợ hoàn hảo cho nhau - điểm mạnh của thứ này lại bù trừ cho điểm yếu của cái còn lại.
Như chủ nghĩa khắc kỷ, Phật giáo khởi nguồn với tư tưởng cuộc sống là khổ đau, cũng như đầy khó khăn và việc theo đuổi sự khoái lạc hay tìm kiếm hạnh phúc đơn giản chỉ làm phức tạp thêm nỗi đau đó thay vì giảm bớt nó.
Nhưng đối với tôi, Phật giáo giải quyết các sắc thái của sự gắn bó về mặt cảm xúc tốt hơn nhiều so với chủ nghĩa khắc kỷ. Trong khi chủ nghĩa khắc kỷ tập trung vào việc tỏ ra thờ ơ với các cảm xúc mãnh liệt cùng với việc ủng hộ lý trí, thì Phật giáo tin rằng cả cảm xúc và lý trí đều là sự hão huyền. Do đó, tách bạch bản thân khỏi cảm xúc trong khi ủng hộ lý trí, đối với Phật giáo, cũng giống như một lỗi bởi việc gắn bản thân vào cảm xúc của bạn.
Tôi nghĩ Phật giáo đi thêm một bước xa hơn để nhận ra một điều mà chủ nghĩa khắc kỷ không nhận ra là bản chất huyễn hoặc của “vô ngã” - ví dụ, ý tưởng rằng cái tôi không thực sự tồn tại, nó đơn thuần là một quả cầu của các niềm tin bị thắt chặt lại có khả năng không được hoàn thành. Trong khi các nhà khắc kỷ theo đuổi một cách nghiêm túc việc tối thiểu hoá cái tôi, mà dựa trên kiến thức của tôi, họ không bao giờ đi xa đến mức nhận ra rằng bản ngã, bản thân nó có thể bị tan biến hoàn toàn.
Tôi nghĩ Phật giáo đi thêm một bước xa hơn để nhận ra một điều mà chủ nghĩa khắc kỷ không nhận ra là bản chất huyễn hoặc của “vô ngã” - ví dụ, ý tưởng rằng cái tôi không thực sự tồn tại, nó đơn thuần là một quả cầu của các niềm tin bị thắt chặt lại có khả năng không được hoàn thành. Trong khi các nhà khắc kỷ theo đuổi một cách nghiêm túc việc tối thiểu hoá cái tôi, mà dựa trên kiến thức của tôi, họ không bao giờ đi xa đến mức nhận ra rằng bản ngã, bản thân nó có thể bị tan biến hoàn toàn.
Cho dù thế nào, tôi nghĩ cách tiếp cận của chủ nghĩa khắc kỷ đến với việc làm thế nào để sống một cuộc đời thật sự thực tế hơn so với Phật giáo. Phật giáo rất khắc nghiệt. Nó tin rằng mọi thứ là sự ảo tưởng và do đó, bất kì thứ nào khác so với việc ngồi trong một cái động, thiền cho đến khi chúng ta đạt được sự khai sáng(hay sự tan biến của cái tôi) đều là vô nghĩa.
Nhưng thậm chí khi bạn không thiền trong suốt nhiều năm trời, Phật giáo nhồi nhét rất nhiều quy tắc và đặc quyền khó chịu. Ngoài Four Noble Truths (tạm dịch Tứ Diệu Đế) và Five Aggregates(tạm dịch Năm Uẩn), Eightfold Path(tạm dịch Bát Chánh Đạo) là đủ các kiểu phân chia, tiểu phân và danh sách các quy tắc nhỏ bên trong chúng. Nhiều trong số những quy tắc đó cực kì mơ hồ và khó để đạt được chính xác ( ví dụ, "không được thô lỗ" hay "tâm tịnh, không có suy nghĩ hay làm điều ác.")
Tôi tìm thấy sự đơn giản của chủ nghĩa khắc kỷ cực kì lôi cuốn ở mặt này. Chủ nghĩa khắc kỷ nhận ra rằng các hành động đức hạnh yêu cầu một sự nỗ lực không ngừng nghỉ, rằng đức hạnh có thể được tiệm cận đến nhưng không bao giờ đạt được vĩnh cửu cả, rằng những gì "đúng" trong hoàn cảnh này có thể không "đúng" trong hoàn cảnh khác. Do sự phức tạp vô tận của cuộc sống, điều này khiến cho tôi cảm thấy nó là cách tiếp cận thực tế hơn để sống một cuộc đời tốt đẹp.
Thuyết hiện sinh và chủ nghĩa khắc kỷ
Thuyết hiện sinh là trường phái triết học không rõ ràng được bắt đầu với Kierkegaard và Nietzsche ở thế kỷ 19 và bắt đầu nổi lên ở giữa thế kỷ 20, phần lớn nhờ các triết gia người Pháp Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, và Albert Camus.
Giống với chủ nghĩa hoài nghi, những người ủng hộ thuyết hiện sinh bắt đầu với một giả định rằng thật bất khả thi để chắc chắn về bất kì thứ gì và bất kỳ nỗ lực nào hướng tới một sự hiểu biết hợp lý cụ thể về vũ trụ đều bị giới hạn trong trường hợp tốt nhất, và sai lầm nghiêm trọng trong trường hợp tệ nhất.
Nhưng thay vì tập trung vào việc phân biệt với thế giới như Phật giáo hay tìm kiếm sự lý trí như chủ nghĩa khắc kỷ, thuyết hiện sinh liên quan đến trách nhiệm và tính xác thực.
Lập luận như thế này:
- Không một ai trong số chúng ta biết chúng ta đang làm cái quái gì. Trạng thái mặc định của ta là sự lo lắng bởi chúng ta liên tục bị buộc đưa ra quyết định trong cuộc đời nơi chúng ta không biết điều gì là đúng hay tốt.
- Bởi chúng ta luôn đưa ra lựa chọn, chúng ta vốn dĩ đã chịu trách nhiệm cho mọi thứ chúng ta chọn để suy nghĩ, làm, cảm nhận hay trải nghiệm.
- Chúng ta tránh trách nhiệm này bởi nó gây ra nhiều sự lo lắng hơn. Thay vào đó chúng ta bịa ra các câu chuyện để kể với chính mình và người khác về việc nó không phải là lỗi của ta như thế nào, chúng tôi không thể làm được gì, tại sao thế giới lại đối xử tệ với ta như vậy, vân vân. Sartre gọi điều này, sống "không chân thật".
- Một khi chúng ta chọn việc chịu trách nhiệm cho các trải nghiệm trong cuộc sống của mình thì nó cho phép chúng ta tự do trở thành người chúng ta thật sự muốn. Điều này được xem là sống chân thật.
- Tính chân thật là hành động trong thế giới này theo một cách phản chiếu chính xác các cảm xúc, niềm tin và tư tưởng của bạn.
- Các cảm xúc không nhất thiết là tốt hay xấu, chúng đơn giản là các trải nghiệm mà bạn chịu trách nhiệm. Như bất kì thứ gì, cảm xúc có thể che dấu cái tôi thật sự của bạn hay thể hiện cái tôi thật sự của bạn.
- Hành động mang tính chân thật yêu cầu sự dũng cảm và niềm tin vào bản thân, đồng thời nó cũng tưởng thưởng cho bạn một cuộc sống tốt đẹp hơn, các mối quan hệ tốt hơn và cho phép bạn đạt được nhiều mục tiêu của mình hơn.
Bạn có thể đã nhìn thấy một vài thứ lặp lại với chủ nghĩa khắc kỷ ở đây. Thuyết hiện sinh tập trung vào trách nhiệm và các lựa chọn thì giống như chủ nghĩa khắc kỷ nhắc nhở về việc chỉ tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát.
Lời kêu gọi cho tính chân thật lặp lại nhiều trong số các đức hạnh của chủ nghĩa khắc kỷ như sự dũng cảm và sự thông thái.
Sự cần thiết của việc đối diện với sự lo lắng trong mọi khoảnh khắc thì tương tự chủ nghĩa khắc kỷ chấp nhận rằng cuộc sống này yêu cầu một vài góc độ của sự chịu đựng.
Theo ý kiến của tôi, tôi nghĩ thuyết hiện sinh có hiểu biết về tâm lý học con người thực tế hơn so với chủ nghĩa khắc kỷ hay thậm chí là Phật giáo. Họ hiểu rằng kiến thức vốn đã có giới hạn, cảm xúc là không thể tránh được và cuộc sống này vốn dĩ không hoàn mỹ bất kể chúng ta làm gì đi nữa. Do đó, tất cả những gì chúng ta có thể làm là phát triển đủ sự tự nhận thức để chịu trách nhiệm cho mỗi và mọi khoảnh khắc mà chúng ta đưa ra các lựa chọn, thậm chí khi chúng nổ tung trước mặt chúng ta.
Các bạn đọc lâu năm sẽ thấy phần nhiều công việc của tôi phản ảnh trong một vài đoạn cuối ở trên. Đó là bởi tôi là một người ủng hộ thuyết hiện sinh. Và trong khi tôi nghĩ chủ nghĩa khắc kỷ đưa ra một vài công cụ tuyệt vời cho việc điều hướng thế giới và xác định thứ gì xứng đáng để làm và thứ gì không thì thuyết hiện sinh đặt ra một cơ sở triết học mà tôi không tìm thấy ở bất kì nơi nào khác.
Nhưng đó chỉ là tôi...
5
Khám phá cho bản thân bạn
Triết gia người Mỹ Ken Wilber từng đùa, "Không ai đủ thông minh để sai mãi được". Ý của ông là mọi trường phái tư tưởng đúng về một thứ gì đó. Nhưng mọi trường phái tư tưởng cũng có những thứ không hoàn chỉnh và đầy đủ.
Tôi tin điều này là đúng. Do đó, tôi tin rằng nó là trách nhiệm của chúng ta tìm kiếm các triết lý khác nhau và xây dựng nên một hệ thống niềm tin phù hợp cho bản thân mình. Đối với một số người, chủ nghĩa khắc kỷ sẽ trở thành yếu tố nền tảng cho hệ thống đó. Đối với những người khác thì không. Nhưng như bất kì nhà khắc kỷ thông thái nào sẽ nói, điều đó ổn cả.
Tìm kiếm và khám phám hệ thống niềm tin cho bản thân bạn bao gồm những gì. Nó là trách nhiệm cho mỗi chúng ta và không ai có thể làm nó cho bạn cả. Hệ thống niềm tin của tôi là sự pha trộn của ba trường phải tư tưởng chúng ta thảo luận ở đây.
Còn của bạn sẽ là gì?
--*--
Sách về chủ nghĩa khắc kỷ:
Meditations by Marcus Aurelius
Letters from a Stoic by Seneca | Bản tiếng Việt
Discourses by Epictetus
A Guide to the Good Life by William Irvine
The Daily Stoic by Ryan Holiday
Sách về Phật giáo:
What the Buddha Taught by Walpola Rahula
Zen Mind; Beginner’s Mind by Shunryu Suzuki
The Heart of the Buddha’s Teachings by Thich Nhat Hanh
The Tibetan Book of Living and Dying by Sogyal Rinpoche
Sách về thuyết hiện sinh:
Existentialism is a Humanism by Jean-Paul Sartre
The Myth of Sisyphus by Albert Camus
Thus Spoke Zarathustra by Friedrich Nietzsche
This Life by Martin Hagglund
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: Why I Am Not a Stoic
Life style
/life-style
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất