Tại sao ta khó chịu?(P2:Từ bên trong)
Bên trong là trong đầu mình á! Từ bên trong.... Một trong những nguyên nhân gây khó chịu phổ biến nhất là khi một người nào...
Bên trong là trong đầu mình á!
Một trong những nguyên nhân gây khó chịu phổ biến nhất là khi một người nào đó làm một hành động "sai".
"Sai" có thể là sai về mặt khách quan, như sai qui định, pháp luật, sai về mặt đạo đức, chính tã, bla bla...
Hoặc "sai" có thể đơn giản chỉ là:
Mình chào người ta mà bị ăn bơ.
Mình không chào ai hết, bị sếp quánh giá là không thân thiện.
Mình gặp ai cũng chào, mệt ghê!
Vấn đề nằm ở chỗ kì vọng mà ta đặt ra không được đạt tới. Từ đây ta có hay hướng, hoặc tạo điều kiện để thực tế có thể như kì vọng, hoặc giảm kì vọng xuống.
Hôm nay, ta sẽ khám phá bước dễ hơn trước, giảm kì vọng.
Giảm kì vọng không có nghĩa là bỏ đi tình yêu cuộc sống và cất lăng kính màu hồng vào tủ, nó có đơn giản là ta thay đổi góc nhìn, tìm hiểu kĩ hơn về chính mình nhằm cụ thể hóa kì vọng hơn hoặc đơn giản nhất là mặc kệ.
Hãy thử với một ví dụ.
Đi ngoài đường, xe máy đằng sau bóp còi liên tục, vừa vượt qua đã để lại vài câu văng tục.
A. ĐM, người đâu thiệt kì cục hà.
Đây là phản ứng tự nhiên và cơ bản nhất của con người, là cơ chế tự vệ của ta, một cơ chế ăn miếng trả miếng.
B. Ôi, chắc ông chú có việc gấp lắm, nhìn mặt còn đỏ chót nữa, chắc Tào Tháo rượt tới rồi. Thật tội nghiệp.
Việc thay đổi góc nhìn giúp ta cảm thấy tốt hơn hẳn về trải nghiệm trên. Việc để người lái xe gấp vượt mình và ăn chửi trở thành một hành động ban ơn cho người ấy. Ta lại còn có thể cảm thấy tự hào vì mình đã cứu giúp cái quần nữa!
C. Hmm? Chuyện gì vừa xảy ra vậy? Đi tiếp
Việc mặc kệ này giúp ta xem nhẹ và quên đi sự việc vừa xảy ra, ta không cảm thấy tốt hơn, cũng không thấy kệ đi. Đơn giản, ta không cảm thấy gì hết.
D. Ôi, mình muốn đi làm an toàn mà ông này đi ghe quá, may mà không đụng mình.
Sau khi đã xác định lại được mục tiêu của mình là muốn đến nơi một cách an toàn thì việc bị người ta vượt và chửi cũng không ảnh hưởng gì lắm. Tuy có gây trở ngại đôi chút nhưng nhìn chung vẫn ổn.
Cơ chế tự vệ
Lợi: Một cơ chế cơ bản và vô cùng đơn giản, dựa trên nguyên tắc công bằng, đây là điều mà ai cũng làm được, không cần phải tập luyện gì.
Hại:Việc lấy độc trị độc đa phần thường giết chết người ta nhanh hơn. Tốt khi bạn muốn kẻ làm tổn thương mình phải trả giá, tuy nhiên, bước tiếp theo của chửi nhau là choảng nhau và đi bệnh viện thì tốn tiền. Chống chỉ định đối với người nhà, người mình yêu thương vì hậu quả khôn lường!
Cảm thông chủ quan
Lợi: Ta có một lời giải thích thỏa đáng cho hành vi sai trái của người kia. Sau này gặp lại người ấy ta còn có thể cười nói, vui vẻ. Cảm thấy tốt hơn sau trải nghiệm.
Hại: Nói là lừa dối bản thân thì cũng không phải, vì chắc gì những gì mình nghĩ là sai? Tuy nhiên không nên lạm dụng vì có thể gây hoang tưởng. Việc cảm thông cho tất cả mọi thứ có thể khiến ta bị lợi dụng, tự gây khó cho mình. Nên dùng ở mức độ vừa phải và có giới hạn rõ ràng.
Kệ
Lợi: Không bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm. Cảm giác khó chịu đến và đi như cơn gió.
Hại: Kệ nhiều quá sẽ khiến bạn chán nản, buồn. Khi mà không còn cảm xúc gì, thường thì buồn hoặc cô đơn sẽ dễ chiếm lấy bạn. Ngoài ra còn khiến ta mất phương hướng, một chiếc xe mất lái là mối nguy hiểm cho mọi người xung quanh.
Tái xác định mục tiêu
Lợi: Giúp ta nhìn toàn cảnh tốt hơn, giúp ta định hình lại những gì nên và không nên làm.
Hại: Việc xác định sai mục tiêu là vô cùng tai hại, quá lớn thì kì vọng sẽ quá cao và việc thất vọng và khó chịu sẽ càng dễ, quá nhỏ sẽ khiến ta thiệt thòi. Việc xác định đúng mục tiêu cần ta phải hiểu rõ bản thân muốn gì và cách thức mà ta muốn nó, điều mà ta thường hay quên làm.
Lần sau mà có định khó chịu trước hoàn cảnh thì ngoài ăn miếng trả miếng hoặc mặc kệ, ta còn có thể thử thêm hai cách khác, thế là bái bai sự khó chịu.
(2b Continue)
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất