Có cả một thể loại video trên YouTube liên quan đến một trải nghiệm mà tôi chắc mọi người ở đây đã từng có. Đó là về những người nghĩ họ đơn độc, tham gia vào một số hành vi phô trương - ca hát, nhảy múa điên dại, hay một vài hành động gợi tình - sau đó nhận ra, thực ra họ không đơn độc, mà có ai đó đang quan sát và do thám họ, Phát hiện này làm họ ngay lập tức dừng việc đang làm trong sợ hãi. Cảm giác xấu hổ và bị sỉ nhục hiện rõ ràng trên gương mặt họ. Lý do là, "Có những thứ tôi sẵn sàng làm khi không bị ai theo dõi."

Đây là điểm then chốt mà tôi đang tập trung vào:  câu hỏi liên quan đến vấn đề riêng tư, một câu hỏi đã được nêu lên trong bối cảnh của một thảo luận toàn cầu, được bắt đầu bằng việc tiết lộ của Edward Snowden rằng nước Mỹ và các nước đồng minh, cả thế giới không hề biết, họ đã biến Internet, một thời được xem là công cụ của tự do và dân chủ, thành một hệ thống giám sát  khổng lồ và không khoan nhượng.

Có một tâm lý chung trong cuộc tranh luận này, thậm chí cả giữa những người phản đối giám sát đại chúng, họ nói rằng, thật ra cũng không có hại gì nếu giám sát toàn diện như vậy bởi vì chỉ có những người làm việc xấu mới muốn giấu diếm và quan tâm đến sự riêng tư mà thôi. Quan điểm này căn cứ vào giả định rằng trên thế giới có 2 loại người, người tốt và người xấu. Người xấu là người có âm mưu tấn công khủng bố hoặc tội phạm bạo lực nên mong muốn giấu diếm điều họ đang làm, và muốn bảo vệ sự riêng tư của họ. Nhưng ngược lại, người tốt là những người đi làm, về nhà, chăm sóc con cái, xem tivi. Họ dùng Internet không phải để âm mưu đánh bom mà là để xem tin tức hay trao đổi công thức nấu ăn hoặc để cho con cái họ chơi trò Little League, và những người này không làm gì sai nên chẳng có gì đểi giấu diếm và cũng có lý do gì để sợ việc chính phủ muốn giám sát họ.

Những người nói như vậy thật sự lại tự đưa mình vào một hành động cực đoan chống lại chính bản thân họ. Điều mà họ thực sự muốn nói là, "Tôi để cho bản thân thành một người vô hại, không đe doạ ại và không đáng để ý, mà tôi không hề sợ chính phủ biết tôi đang làm gì." Cách nghĩ này tạo nên điều mà tôi cho là là một dạng biểu cảm thuần tuý nhất. Trong buổi phỏng vấn năm 2009 với CEO lâu năm của Google, Eric Schmidt, người mà khi được hỏi về việc bằng nhiều cách khác nhau công ty anh ấy đã liên quan tới việc xâm phạm quyền riêng tư của hàng triệu người trên thế giới, Ông đã trả lời rằng: "Nếu bạn đang làm gì mà không muốn người khác biết, thì có lẽ ngay từ đầu bạn không nên làm thì hơn."

Giờ đây, có rất nhiều điều để giải thích về tâm trạng đó, thứ nhất là, những người mà họ nói rằng, họ cho rằng quyền riêng tư không thật sự quan trọng, họ không thật sự nghĩ như thế, và cách mà chúng ta biết được họ không thật sự nghĩ thế là vì khi họ nói sự riêng tư không quan trọng, đối với cách hành động của họ, thì họ lại tìm mọi cách để bảo vệ sự riêng tư của họ. Họ đặt mật mã cho email và cho các tài khoản mạng xã hội, họ khóa cửa phòng ngủ và phòng tắm, làm mọi cách để ngăn cản người khác tiến vào khu vực họ xem là riêng tư và biết được điều mà họ không muốn người khác biết. Cũng chính Eric Schmidt, CEO của Google, đã yêu nhân viên Google của ông dừng trao đổi với với tạp chí mạng CNET sau khi CNET đăng bài báo với những thông tin cá nhân, riêng tư của Eric Schmidt, mà chúng đều được thu thập chỉ từ hệ thống tìm kiếm của Google và những sản phẩm Google khác. (Cười) Một ví dụ khác có thể kể đến là CEO của Facebook, Mark Zuckerberg, trong cuộc phỏng vấn đáng xấu hổ năm 2010 đã tuyên bố rằng sự riêng tư đã không còn là một "chuẩn mực xã hội" nữa. Năm ngoái, Mark Zuckerberg và vợ mới cưới không chỉ mua một căn nhà để ở mà còn mua luôn cả 4 căn nhà liền kề ở Palo Alto tổng cộng hết 30 triệu đô la chỉ để bảo đảm họ có khu vực riêng tư qua đó không cho người khác theo dõi nhưng việc họ làm trong đời tư của họ.

Tôi đi đã thảo luận về vấn đề này với rất nhiều người , mỗi khi có ai nói với tôi, "Tôi không mấy quan tâm đến việc xâm phạm quyền riêng tư vì tôi không có gì phải che giấu cả." Tôi luôn nói với họ như thế này. Tôi lấy 1 cây bút ra, viết địa chỉ email của mình, rồi nói, "Đây là địa chỉ email của tôi. Tôi muốn bạn về nhà gửi cho tôi toàn bộ mật mã của các tài khoản email của bạn, không chỉ email công việc, mà là toàn bộ, bởi vì tôi muốn biết hết mọi hoạt động trên mạng của bạn, đọc hết những thứ tôi muốn và công bố hết những thứ tôi thấy thích. Dù sao đi nữa, nếu bạn không phải người xấu, không làm gì sai, thì bạn không nên che giấu gì cả."

Vậy mà chưa có ai làm điều đó với tôi cả. Tôi kiểm tra - (Vỗ tay) Tôi kiểm tra email của tôi liên tục. Hộp thư hoàn toàn trống rỗng. Và có lý do đối với điều đó, là vì chúng ta là con người, cho dù chúng ta nói ngoài miệng không xem trọng sự riêng tư, nhưng theo bản năng chúng ta luôn nhìn nhận tầm quan trọng sâu xa của nó. Thực tế là con người, chúng ta là động vật xã hội, có nghĩa là chúng ta có nhu cầu cho người khác biết chúng ta đang làm gì, nói gì, nghĩ gì, đó cũng là nguyên nhân chúng ta muốn đưa thông tin của mình lên mạng. Nhưng khá quan trọng liên quan đến ý nghĩa về con người tự do và trọn vẹn là có một nơi mà chúng ta có thể tới để tránh sự nhòm nghó và phán xét của người khác. Đó là lý do vì sao chúng ta tìm kiếm điều đó,  và lý do đó là, tất cả chúng ta - không chỉ phần tử khủng bố và tội phạm, mà tất cả chúng ta - đều có những thứ cần phải che giấu. Có rất nhiều thứ chúng ta nghĩ và làm mà chúng ta sẵn sàng kể với bác sĩ , luật sư, bác sĩ tâm lý, hoặc vợ/chồng chúng ta hoặc bạn thân của chúng ta như sẽ thấy xấu hổ nếu phải nói ra bên ngoài. Chúng ta suy xét từng ngày về những thứ chúng ta nói, nghĩ hay làm mà có thể cho người khác biết, và những thứ chúng ta nói, nghĩ hay làm mà không muốn cho bất cứ ai biết. Mọi người có thể dễ dàng nói ngoài miệng rằng họ không quan tâm đến sự riêng tư, nhưng hành động của họ lại phủ nhận điều họ nói

Giờ đây, đó là lý do vì sao sự riêng tư luôn được đòi hỏi một cách tự nhiên và rộng rãi. Nó không chỉ là một hoạt đông theo phản xạ như hít thở hay uống nước. Lý do là khi chúng ta trong một tình huống mà ở đó chúng ta bị theo dõi, mà ở đó chúng ta bị nhòm ngó, hành vi của chúng ta sẽ thay đổi đột ngột. Phạm vi biểu cảm khi mà chúng ta cho rằng chúng ta bị theo dõi giảm đi đáng kể. Điều này là một thực tế về bản chất con người mà đã được nhìn nhận trong khoa học xã hội, trong văn học và tôn giáo, và trong các lĩnh vực khác. Có rất nhiều các nghiên cứu tâm lý chứng minh rằng khi một ai đó biết rằng  khi họ bị theo dõi, thái độ mà họ thể hiện trở nên tuân thủ và chấp hành hơn rất nhiều. Sự hổ thẹn của con người là một động lực mạnh mẽ, cũng như ước muốn tránh không bị hổ thẹn, và đó là nguyên nhân tại sao,  khi bị theo dõi, đưa ra các quyết định không phải là của họ mà là theo sự kỳ vọng của những người khác hoặc sự bắt buộc của chuẩn mực xã hội.

Nhận thức này được tận dụng mạnh mẽ nhất vào khoảng thế kỷ 18 bởi nhà triết học Jeremy Bentham, người đã giải quyết một vấn đề quan trọng trong thời kỳ công nghiệp, khi, lần đầu tiên, các định chế đã trở nên quá lớn và tập trung mà đến nỗi họ không thể theo dõi được và vì thế không thể kiểm soát được từng cá nhân của họ, và giải pháp mà ông đã đề ra là môt thiết kế kiến trúc lúc đầu chỉ định để triển khai tại các nhà tù mà ông gọi là nhà tù xây tròn, thuộc tính tiêu biểu của nhà tù này là tòa tháp lớn ở ngay vị trí trung tâm nơi mà bất cứ ai kiểm soát nhà tù có thể nhìn thấy những tù nhân bất cứ lúc nào, dù rằng họ không thể quan sát hết mọi người mọi lúc mọi nơi. Điểm mấu chốt của thiết kế này là những tù nhân không thể không thể nhìn vào trong nhà tù vòng, vào trong tháp, và vì thế họ không bao giờ biết họ có đang bị theo dõi hay thậm chí là khi nào họ bi theo dõi hay không. Và điều làm ông hứng thú nhất đối với khám phá này đó là nó có nghĩa rằng những tù nhân luôn cảm thấy họ bị theo dõi bất cứ lúc nào, điều này trở thành động lực cơ bản để họ nghe lời và tuân thủ quy định. Nhà triết học thế kỷ 20 Michel Foucault đã nhận ra rằng mô hình này không chỉ có thể dùng cho nhà tù mà còn có thể cho các định chế khác cần kiểm soát hành vi con người như: trường học, bệnh viện, nhà máy, cơ quan. Và ông ấy cho rằng tư tưởng này, với nguyên lý phát hiện bởi Bentham, chính là cách thức kiểm soát xã hội chủ yếu dành cho các xã hội phương Tây hiện đại, khi mà không cần đến các vũ khí công khai của chế độ độc tài - bằng trừng phạt, giam giữ hay thủ tiêu các phần tử chống đối, hay dùng luật pháp để khuất phục một đảng phái - bởi vì giám sát toàn diện tạo nên một nhà tù trong tinh thần điều này trở nên khôn khéo hơn mà lại mang đến hiệu quả tốt hơn việc tăng cường tuân thủ các quy tắc xã hội hoặc đối với chuẩn mực xã hội, có hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng vũ lực.

Công trình văn học tiêu biểu nhất về giám sát và sự riêng tư là tiểu thuyết của George Orwell "1984", mà chúng ta đều học ở trường, và vì thế gần như trở thành khuôn mẫu. Thực tế, mỗi khi bạn đề cập đến nó khi tranh luận về giám sát, người ta lập tức gạt bỏ nó bởi vì không thích hợp, và họ nói thế này, "Ồ, trong "1984", người ta bị giám sát cả khi ở nhà, bị giám sát bất cứ lúc nào, nên nó chẳng liên quan gì đến điều mà chúng ta đang nói cả." Đây là một hiểu lầm cơ bản về lời cảnh báo mà Orwell đưa ra trong "1984". Ông đưa ra lời cảnh báo về sự giám sát không phải tất cả mọi người vào mọi thời điểm, nhưng ở đó người ta lại cho rằng họ có thể bị giám sát bất cứ lúc nào. Người phát ngôn của Orwell, Winston Smith, mô tả hệ thống giám sát mà họ từng gặp: "Chắc chắn không có cách nào để biết bạn có đang bị theo dõi hay không." Ông nói tiếp, "Họ luôn có thể quan sát bạn nếu họ muốn. Bạn phải sống, và đúng là bạn sống, quen dần đến trở thành bản năng, luôn cho rằng mỗi âm thanh mà bạn phát ra đều có người nghe và ngoại trừ trong bóng tối mỗi hành động đều bị dò xét kỹ lưỡng."

Các tôn giáo Abraham thừa nhận rằng có một lực lượng toàn năng, vô hình, bởi vì sự thông thái của nó, luôn theo dõi điều bạn đang làm, nghĩa là bạn không bao giờ riêng tư, đây là nhân tố quyền lực thúc đẩy tuân theo tôn giáo.

Có môt điều dường như khác thường cuối cùng mà họ đều đạt được, nhận ra là một xã hội mà trong đó mọi người bị bị theo dõi toàn bộ thời gian là xã hội tạo nên sự chấp hành, tuân thủ, khuất phục, đó là lý do mỗi nhà độc tài, từ công khai cho đến khéo che giấu nhất, đều muốn xây dựng hệ thống như vậy. Ngược lại, nhưng còn quan trọng hơn, nó là một khu vực riêng tư, năng lực để đi đến một nơi mà ở đó chúng ta có thể suy nghĩ, giao tiếp, trò chuyện mà không chạm phải ánh mắt đánh giá của người khác, nơi sự sáng tạo, khám phá và bất đồng ý kiến thật sự tồn tại, và đó là lý do tại sao, khi chúng ta cho phép một xã hội tồn tại mà trong đó chúng ta bị giám sát thường xuyên, chúng ta cho phép bản chất tự do của con người bị tê liệt hoàn toàn.

Điều cuối cùng tôi muốn nói liên quan đến tư duy này, quan điểm cho rằng chỉ có người làm việc xấu mới có thứ cần phải che giấu và mới quan tâm đến sự riêng tư, nó tạo nêu hai thông điệp tai hại, hai bài học tại hại, thứ nhất là chỉ những người quan tâm sự riêng tư, chỉ những người tìm kiếm sự riêng tư, được cho là người xấu. Đây là kết luận mà chúng ta cần phải tránh xa, điều quan trọng nhất của nó là khi bạn nói, "ai đó đang làm việc xấu," có thể ý bạn là âm mưu tấn công khủng bố hay tội phạm bạo lực, một khái niệm hết sức hạn hẹp xuất phát từ những người nắm quyền khi họ đề cập đến "làm việc xấu". Đối với họ, "làm việc xấu" nghĩa là làm những việc chống đối đáng kể đến việc thực thi quyền lực của họ.

Một bài học tai hại khác, và tôi nghĩ, còn nguy hiểm hơn nếu chấp nhận tư duy này đó là có một sự mặc cả ngầm mà những người đồng ý với tư duy này đã chấp nhận, sự mặc cả ngầm này như sau: Nếu bạn sẵn sàng khiến cho bản thân đủ vô hại, không mang tính đe dọa đối với người có quyền lực chính trị, chỉ khi đó bạn mới được giải phóng khỏi những theo dõi giám sát. Chỉ có những phần tử chống đối, thách thức quyền lực, mới phải lo lắng. Có các nguyên nhân mà bạn cũng nên tránh xa bài học này. Có thể bạn là người, ngay bây giờ, không có hành vi đó, nhưng có thể bạn sẽ có tại một thời điểm trong tương lai. Ngay cả khi bạn quyết định rằng bạn không bao giờ muốn chống đối, sự thật là có những người có thể và sẵn sàng thách thức những người có quyền lực - phe đối lập, phóng viên, nhà hoạt động và những người khác - họ có thể mang điều tốt đến cho chúng ta và cần phải được bảo vệ. Điều không kém quan trọng là sự đo lường tự do của mỗi xã hội không phải ở việc nó đối xử thế nào với các công dân nghe lời, mà là cách nó đối xử với phe đối lập và những người có ý kiến bất đồng. Nhưng lý do quan trọng nhất là hệ thống giám sát toàn diện đàn áp tự do của chúng ta theo mọi cách. Nó khống chế mọi lựa chọn hành vi của chúng ta mà ta lại không biết điều đó đang diễn ra. Nhà hoạt động xã hội chủ nghĩa nổi tiếng Rosa Luxemburg từng nói, "Người không di chuyển sẽ không nhận thấy xiêng xích trên thân thể họ". Người ta có thể cố gắng khiến cho sợi dây xích giám sát toàn diện trở nên vô hình và không thể phát hiện, nhưng sự kiềm hãm của nó trên mỗi chúng ta không hề nhẹ đi chút nào.
#khongbatminhungbimat

Bài viết có sử dụng nhiều nguồn tham khảo từ Wiki , Spiderum , New York Times ,..