Thực ra thì lý do mà J.K.Rowling bị ghét cộng đồng người chuyển giới ghét có thể được gói gọn trong lời giải thích sau: "Đó là vì bà bị đấu tố trong cuộc nội chiến phong nữ quyền cấp tiến". Thế nhưng để hiểu được lời giải thích ở trên thì bạn sẽ nắm được: A. Phong trào nữ quyền B. Phong trào nữ quyền cấp tiến ở Tây phương C. Cuộc nội chiến giữa các nhánh nữ quyền cấp tiến và D. Tại sao phe của bà bị cộng đồng người chuyển giới đấu tố?
Chào mọi người, tôi là Phan Anh và trong bài viết này, tôi sẽ trình bày cho các bạn những mấu chốt để biết được tại sao những tác phẩm của J.K.Rowling lại bị lên án đến vậy. Chúng ta hãy bắt đầu từ câu truyện nóng hổi tại thời điểm hiện tại nhá...

1. Trò chơi "Di sản Hogwarts" bị lên án và kêu gọi tẩy chay mạnh mẽ.

Trò chơi "Di sản Hogwarts" dựa trên thế giới pháp thuật của cuốn tiểu thuyết Harry Potter bị lên án chỉ vì J.K.Rowling sẽ được nhận phí bản quyền từ mỗi sản phẩm bán ra. Đây không phải là lần đầu tiên, và chắc chắn không phải lần cuối cùng bà Rowling bị công kích vì sự kì thị người chuyển giới, mà là một giọt nước tràn ly và cơ hội để ta thấy được những gì đang diễn ra. Một trong những người lên tiếng kêu gọi tẩy chạy sản phẩm này là nhà hoạt động về quyền người chuyển giới Jessie Earl có đăng dòng tweet sau: "J.K.Rowling vẫn nắm quyền kiểm soát thương hiệu Harry Potter và sử dụng nó để công kích người chuyển giới rồi tự biện minh cho hành động của bản thân. Thế nên bất cứ sự ủng hộ nào mà thương hiệu này nhận được đều sẽ gây hại cho người chuyển giới."
Nếu stream trò chơi này bên Twitch, một lực lượng các chiến binh công lý tới để mạt sát bạn, cho dù bạn có theo quan điểm chính trị nào, có ủng hộ hay phản đối J.K.Rowling hay không. Hassan Piker, một nhà stream với tư tưởng Xã hội chủ nghĩa khét tiếng của cánh tả cũng đã lên tiếng khi bị chính cộng động của hắn đe dọa: "Nhiều người không dám stream trò chơi này để từ thiện hoặc v.v. vì họ biết điều gì sẽ xảy ra. Tôi đã bị mắng chửi không ngừng và bị gán mác "kì thị người chuyển giới" chỉ vì nghĩ tới việc chơi trò này hôm qua..."
Vậy, tại sao mọi người lại nhận định rằng J.K.Rowling kì thị người chuyển giới?

A. Phong trào nữ quyền và B. Phong trào nữ quyền cấp tiến.

Có nhánh nữ quyền cấp tiến đấu tranh cho phụ nữ nhưng loại trừ phụ nữ chuyển giới (vốn là nam giới sinh học), gọi là T.E.R.F (“trans-exclusionary radical feminist”) và có nhánh không loại trừ phụ nữ chuyển giới (Intersectionalist). Điểm chung của cả hai phong trào này nó đều dựa trên nền tảng tư tưởng Mác-xít và hậu hiện đại về động năng quyền lực (Nếu muốn biết thêm, hãy theo dõi video VIETSUB Cội nguồn trí thưc của chủ nghĩa "Woke" của Ryan Chapman). Tóm lại, họ đều tin rằng:
Trích đoạn trong video  Cội nguồn trí thưc của chủ nghĩa "Woke" của Ryan Chapman
Trích đoạn trong video Cội nguồn trí thưc của chủ nghĩa "Woke" của Ryan Chapman
Điểm khác biệt là: - Nhánh loại trừ người chuyển giới (T.E.R.F) cho rằng phụ nữ chuyển giới đơn thuần là những kẻ xâm nhập nam giới vào những không gian an toàn dành cho phụ nữ, và đàn ông chuyển giới là những kẻ phản bội giới và cộng tác với giai cấp thống trị về tính dục. - Trong khi đó, nhánh bao gồm người chuyển giới (intersectionality) thì đấu tranh vì công lý xã hội cho tất cả mọi giai cấp, cộng đồng yếu thế như da màu, người nhập cư, người ngoại cỡ, người khuyết tật... Xin lưu ý rằng có nhiều nhánh nữ quyền khác nhau, dựa trên nhiều hệ tư tưởng khác nhau (ví dụ như nhánh nữ quyền dựa trên chủ nghĩa tự do, bình đẳng về cơ hội...) và có thể bạn sẽ khó thể tin được rằng mô tả của tôi về nữ quyền cấp tiến là đúng, nhưng đôi khi sự thật còn "củ chuối" hơn của viễn tưởng. (Tôi sẽ để tài liệu về nữ quyền ở dưới, nếu bạn muốn thảo luận hoặc tranh luận thì inbox nhé xD)

C. Chiến tranh giữa các nhà nữ quyền và D. Cuộc đấu tố nhân danh người chuyển giới.

Mọi thứ đều bắt đầu từ những dòng tweet chống lại xu hướng tái định nghĩa ngôn từ của phe nữ quyền cấp tiến bao gồm cả phụ nữ chuyển giới.
Dòng tweet thứ nhất
Dòng tweet thứ nhất
Dòng tweet thứ hai
Dòng tweet thứ hai
Dòng tweet thứ ba
Dòng tweet thứ ba
Là một công dân nước Việt Nam, hẳn là các bạn đã quá quen với những khẩu hiệu như "của dân, do dân và vì dân" hoặc như "chúng tôi là đầy tớ của nhân dân"... Thế liệu bạn có tin vào điều đó không? Thế liệu bạn có nghĩ rằng những cuộc tranh đấu này nhân danh người chuyển giới này có thật sự là xoay quanh lợi ích của họ? Điều này tôi xin để bạn tự quyết định.

Kết luận

Như mình đã nói, cộng đồng chuyển giới, hay đúng hơn thì những nhà hoạt động nhân danh người chuyển giới đấu tố bà J.K.Rowling vì bà ấy không cấp tiến đủ. Thế nhưng, dù rằng lý lẽ trong trường hợp này nghe về phe T.E.R.F. của bà Rowling, thì họ cũng mắc những sai lầm tương tự như phe Intersectionalist. Khi tìm hiểu những thời kì những năm 2007 đến 2014 khi phe của bà ấy thống trị diễn ngôn cánh tả, bạn sẽ thấy những biểu hiện lố bịch đến từ việc thừa nhận thế giới quan Mác-xít và cách giải cấu trúc của hậu hiện đại.
Một trích đoạn từ cuốn "Nữ quyền cho tất cả mọi người"
Một trích đoạn từ cuốn "Nữ quyền cho tất cả mọi người"
Nếu tò mò về thế giới quan nữ quyền cấp tiến, hãy thử tìm đọc những bài viết của nhà nữ quyền cấp Nguyễn Thị Trân, ví dụ như bài viết về Vụ đồng phục nữ sinh trường Bùi Thị Xuân để thấy rõ hơn về điều này. Và một khi bạn đã nắm được cấu trúc củ ý thức hệ nữ quyền, thì bạn có thể thấy được sự tương đồng trong tất cả những gì họ biểu hiện ra.
Lời khuyên của mình là hãy tìm đến những người có quan điểm trung lập hoặc khách quan nhất trong trường hợp này, ví dụ như: The Offensive TrannyupperhandMARS là hai người chuyển giới nam có một góc nhìn rất minh bạch và công bằng về chủ đề này.
Ryan Chapman là một youtuber đã có nhiều video rất hay về nữ quyền và cội nguồn ý tưởng của nữ quyền. (Link video đang trong quá trình cập nhật)