Tác động tâm lý của những đứa trẻ có bố mẹ bị bắt đi tù
Một bộ phim lấy của mình quá nhiều nước mắt vào một tối thứ 6 : )). Nhìn chung, mình ít khi xem được bộ phim về nhà tù và tội phạm...
Một bộ phim lấy của mình quá nhiều nước mắt vào một tối thứ 6 : )). Nhìn chung, mình ít khi xem được bộ phim về nhà tù và tội phạm mà lại cảm động, đẹp và đúng như tên gọi của nó - “kỳ diệu” đến như vậy.
Trong quá trình xem phim, ngoài những cảnh quay tình cảm và dễ thương; mình không khỏi thắc mắc về sự phát triển tâm lý của Ye Sueng - một đứa trẻ có bố là tù nhân, tuy cô may mắn nhận được sự hỗ trợ về giáo dục và người chăm sóc. Nhưng trên thực tế, những đứa trẻ có bố mẹ là tội phạm và bị bắt vào tù giam thì như thế nào? Và trong bộ phim, Ye Sueng lựa chọn để trở thành luật sư, mình nghĩ phần lớn là do cô muốn giải oan cho bố mình, điều này cho cô một động lực thật mạnh mẽ, nhưng mình vẫn không khỏi thắc mắc liệu đó có phải là sự lựa chọn tốt nhất cho cô không? Cô có thực sự yêu nghề luật, và công việc có giúp cô phát huy khả năng tốt nhất của mình? Và thực tế những đứa trẻ có bố mẹ tội phạm thì như thế nào, “criminals run in family” (tội phạm di truyền trong gia đình) - điều này đúng hay không?
Sau một hồi suy nghĩ vô cùng nhiều, mình có tìm hiểu và đọc thêm về tác động tâm lý của những nạn nhân tiềm ẩn này. Nội dung dưới đây mình dịch & tổng hợp từ những nguồn khác nhau, mọi người có thể kéo xuống nguồn tham khảo để đọc bài viết tiếng Anh nhé!
Các thành viên gia đình của những người bị giam giữ thường được gọi là "nạn nhân giấu mặt". Họ là nạn nhân của hệ thống tư pháp hình sự. Mặc dù mức độ phổ biến và hậu quả những nạn nhân giấu mặt chịu đựng tương đồng với người phạm tội; họ ít nhận được sự hỗ trợ; và không được hưởng lợi từ các hệ thống cơ chế xã hội có sẵn chỉ đạo các nạn nhân phạm tội. Họ cũng không có cơ hội hoặc một nơi để được thừa nhận và lắng nghe.
Trẻ em có cha mẹ bị giam giữ đặc biệt phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn: căng thẳng tâm lý, hành vi chống đối xã hội, đình chỉ hoặc đuổi học, khó khăn về kinh tế và thực hiện hành vi phạm tội. Rất khó để dự đoán một đứa trẻ sẽ phát triển như thế nào khi cha mẹ bị giam giữ liên tục hoặc thường xuyên; và kết quả nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của trẻ em này vẫn nhiều mâu thuẫn.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sự gắn bó bền chặt giữa bố mẹ và con cái; cộng thêm chất lượng của hệ thống hỗ trợ xã hội dành cho trẻ em và gia đình đóng vai trò quan trọng trong khả năng vượt qua thử thách và thành công trong cuộc sống của trẻ. Điều quan trọng là phải phát triển mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với cơ quan thực thi pháp luật, trường học công và cơ quan phúc lợi trẻ em để hiểu được những tác động và cố gắng đảm bảo sự an toàn cho đứa trẻ; cũng như giúp cha mẹ phạm tội tái nhập thành công trong xã hội.
Các yếu tố rủi ro đối với cha mẹ và trẻ em
Mặc dù mỗi đứa trẻ sẽ có những phản ứng khác nhau, và hoàn cảnh mỗi gia đình đều có sự khác biệt không thể so sánh hoàn toàn; nhưng những nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cha mẹ bị giam giữ gây ra một số mối đe dọa đối với tình cảm, thể chất, giáo dục và tình hình tài chính của trẻ em.
Trẻ em có khả năng bắt chước bố mẹ và phạm tội không?
Một trong mối lo ngại lớn đến từ việc cha mẹ bị bỏ tù đó là trẻ em khả năng thực hiện hành vi phạm tội hay không? Tracey Bogle, người đã thụ án 16 năm tù vì tội bắt cóc, cướp có vũ trang, hành hung, trộm xe và tấn công tình dục cho biết:
“What you are raised with, you grow to become. There is no escape from our criminal contagion." (Bạn được dạy như thế nào, bạn sẽ trưởng thành như thế đó. Không có lối thoát cho sự “lây nhiễm” hành vi tội phạm trong gia đình tôi)
Sự lan truyền bạo lực giữa các thế hệ này lần đầu tiên được ghi nhận vào những năm 1940 khi một nhóm gồm vợ chồng tại Trường Luật Harvard phát hiện ra rằng 2/3 trẻ em trai ở khu vực Boston bị tòa án đưa vào trường giáo dưỡng có cha đã bị vào tù; 45% cũng có mẹ đã bị bắt giam. Và, vào năm 2007, Cục Thống kê Tư pháp của Bộ Tư pháp kết luận rằng một nửa trong số khoảng 800.000 phụ huynh ngồi sau song sắt có một người họ hàng thân thiết trước đây đã từng bị giam giữ.
Một thống kê chỉ ra rằng con cái của cha mẹ phạm tội có nguy cơ bị giam giữ cao hơn sáu lần. Nhưng các yếu tố nguy cơ hiếm khi thể hiện ở tất cả trẻ em và những hành vi này rất khó hiểu hoặc khó dự đoán. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng con của những bà mẹ bị giam giữ có tỷ lệ bị giam giữ cao hơn nhiều - và thậm chí bị bắt sớm hơn và thường xuyên hơn - so với con của những người cha bị giam giữ. Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu về sự khác biệt này, nhưng có thể lý giải rằng: Tại mức trung bình, khả năng người mẹ là người chăm sóc chính cho đứa trẻ.
Những tác động tâm lý đối với đứa trẻ có bố mẹ bị giam giữ là gì?
Nghiên cứu về trầm cảm và tính hung hăng ở trẻ em của các cha mẹ bị giam giữ có sự phân biệt cao theo giới tính, tuổi tác, chủng tộc và hoàn cảnh gia đình. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy trẻ em người Mỹ gốc Phi và trẻ em có cả cha và mẹ bị giam giữ đều có biểu hiện trầm cảm gia tăng đáng kể.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng, phần lớn, việc cha mẹ bị giam giữ không liên quan đến sự thay đổi tính hiếu chiến thời thơ ấu - nhưng kết quả của những phát hiện này hoàn toàn trái ngược nhau. 25% trẻ em trong nghiên cứu đã thấy sự gia tăng tính hung hăng; những cậu bé có tính cách hung dữ trước khi cha mẹ bị giam giữ có nguy cơ cao nhất về sự gia tăng tính hung hăng. Điều thú vị là sự hung hăng đã giảm đi ở một số đứa trẻ: Khoảng 8% trẻ em có cha mẹ bị giam giữ và có vấn đề về ma túy, rượu được trở về một ngôi nhà ổn định.
Hậu quả phổ biến nhất của việc cha mẹ bị giam giữ dường như thuộc về hành vi chống đối xã hội - bất kỳ hành vi nào đi ngược lại các chuẩn mực xã hội, bao gồm cả hành vi phạm tội và sự thiếu trung thực dai dẳng. Một phân tích tổng hợp của 40 nghiên cứu về trẻ em của các cha mẹ bị giam giữ cho thấy rằng các hành vi chống đối xã hội thường xuyên xuất hiện hơn bất kỳ yếu tố nào khác, bao gồm các vấn đề sức khỏe tinh thần và sử dụng ma túy. Một nghiên cứu riêng biệt được xây dựng dựa trên những phát hiện đó bằng cách xem xét sự hiện diện của nhiều trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi mà một đứa trẻ có thể phải đối mặt, bao gồm cả việc bị giam giữ. Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với nhiều trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu trong suốt quá trình phát triển có thể khiến trẻ có nguy cơ bị trầm cảm nặng và các vấn đề khác kéo dài đến tuổi trưởng thành, bao gồm lạm dụng chất kích thích, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và cố gắng tự tử. Hành vi chống đối xã hội do cha mẹ bị giam giữ có thể hạn chế khả năng phục hồi của trẻ khi đối mặt với những trải nghiệm tiêu cực khác, sau đó có thể cộng thêm tác động của việc tiếp xúc với các vấn đề khác.
Trình độ học vấn
Nghiên cứu thường xuyên tìm thấy mối liên hệ giữa trình độ học vấn thấp của trẻ em và sự giam giữ của cha mẹ. Nhưng một lần nữa, những phát hiện cho đến nay đang gây nhiễu và cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa để cung cấp một bức tranh rõ ràng về mối liên hệ này.
Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng việc cha mẹ bị giam giữ có liên quan chặt chẽ với việc ngoại hóa các vấn đề về hành vi (externalizing behaviors - hành động và lời nói bạo lực, gây hấn trong mối quan hệ, thách thức, trộm cắp,...). Nhà nghiên cứu không nhận thấy sự sụt giảm tương ứng trong kết quả giáo dục và các yếu tố thành tựu xã hội khác nhưng họ cho rằng điều này là do thời lượng theo dõi hạn chế của dữ liệu. Điều thú vị là, nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng một số trẻ em có thể phát triển khả năng phục hồi và đối phó với các vấn đề về hành vi bên ngoài của chúng trước khi phải chịu các kết quả giáo dục tiêu cực. Nhưng một nghiên cứu riêng biệt cho thấy rằng con cái của các bậc cha mẹ bị giam giữ có nhiều khả năng bị đình chỉ và đuổi học hơn. Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để tách tác động của việc cha mẹ bị giam giữ đối với trình độ học vấn khỏi tác động của các yếu tố nguy cơ khác.
Tình trạng tài chính
Phần lớn trẻ em có cha mẹ bị giam giữ bị hạn chế nguồn lực kinh tế sẵn có để hỗ trợ chúng. Một nghiên cứu cho thấy thu nhập của gia đình thấp hơn 22% trong thời gian bị giam giữ và thấp hơn 15% sau khi cha mẹ tái nhập xã hội. Nhưng ở đây, tác động có thể có nhiều sắc thái: Một nghiên cứu khác cho thấy việc người mẹ bị giam giữ có liên quan đến thiệt hại kinh tế lớn hơn, đặc biệt nếu người cha không sống với gia đình. Tổn thất kinh tế này có thể trở nên trầm trọng hơn nếu đứa trẻ sống với một người chăm sóc đã phải chịu trách nhiệm về những người phụ thuộc khác hoặc với ông bà sống bằng thu nhập hưu trí. Một nghiên cứu thứ ba cho thấy rằng con cái của các bậc cha mẹ bị giam giữ phải đối mặt với nhiều bất lợi, chẳng hạn như khó khăn về tiền bạc; ít có khả năng sống trong một ngôi nhà có hai cha mẹ; và ít có khả năng có nhà ở ổn định.
Sự gắn bó và kết nối giữa cha mẹ & con cái
Nếu cha mẹ là chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống của đứa trẻ, thì sự gián đoạn của mối quan hệ cha mẹ giữa con cái sẽ dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề hoặc yếu tố nguy cơ nêu trên. Ngược lại, trong một số trường hợp, đứa trẻ có thể được hưởng lợi từ việc thoát khỏi cha mẹ đã gây ra vấn đề cho đứa trẻ. Bất kỳ nỗ lực nào để tạo điều kiện tiếp xúc giữa cha mẹ bị giam giữ và đứa trẻ nên xem xét chất lượng của mối quan hệ mà đứa trẻ có với cha mẹ trước khi bị giam giữ. Những chuyến thăm khi cha mẹ đang ở trong tù dường như chẳng tạo được mối quan hệ nào nếu trước đó không có mối quan hệ nào tồn tại.
Nghiên cứu cho thấy rằng sự thăm viếng của gia đình và những người thân yêu làm giảm khả năng tái phạm ở những người bị giam giữ. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của gia đình là một trong những yếu tố lớn nhất dẫn đến trải nghiệm tái nhập cảnh thành công. Nhưng nói đến việc viếng thăm một đứa trẻ, kết quả lại trái ngược nhau. Một nghiên cứu đã xem xét các tài liệu và phát hiện ra rằng khi cha mẹ và con cái có mối quan hệ tích cực, những chuyến thăm sẽ khuyến khích sự gắn bó và thúc đẩy mối quan hệ tích cực sau khi được thả. Tuy nhiên, khi cha mẹ và con cái không có mối quan hệ nào trước khi bị giam giữ, các cuộc thăm viếng dường như không đủ để thúc đẩy mối quan hệ tích cực.
Nghiên cứu do NIJ (một quỹ tài trợ các nghiên cứu) đã xem xét tác động của các chuyến thăm đối với đứa trẻ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi đứa trẻ có mối quan hệ tích cực trước đó với cha mẹ, đứa trẻ có xu hướng được hưởng lợi về mặt tâm lý từ một chuyến thăm. Đây là trường hợp trong phim Điều kỳ diệu từ phòng giam số 7, Ye Seung tìm mọi cách để được gặp và ở bên cạnh bố mình. Nhưng khi không có mối quan hệ trước đó với cha mẹ, đứa trẻ có thể bị ngoại hóa hành vi như đã thảo luận ở trên. Mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái phải tồn tại trước khi bị giam giữ để cha mẹ và đứa trẻ bị giam giữ được hưởng lợi từ chuyến thăm.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định khi nào, cho ai và trong trường hợp nào nên khuyến khích việc thăm hỏi của cha mẹ - con cái. Mặc dù chất lượng của mối quan hệ cha mẹ - con cái trước khi bị giam giữ là rất quan trọng, nhưng nghiên cứu sâu hơn có thể chỉ ra rằng các chuyến thăm có thể có lợi - hoặc có hại - ở một số độ tuổi và giai đoạn phát triển của thời thơ ấu. Ngoài ra, các yếu tố cụ thể xung quanh việc cha mẹ bị giam giữ, chẳng hạn như liệu đứa trẻ có chứng kiến việc cha mẹ bị bắt hay không, có thể làm tác động xấu hơn. Ảnh hưởng của việc cha mẹ bị giam giữ đối với một đứa trẻ rất phức tạp và có thể khó dự đoán, ngoại trừ trường hợp có nguy cơ đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng về cơ bản và tiêu cực.
Hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện nâng cao nhận thức về khó khăn và thách thức của những đứa trẻ có bố mẹ bị giam trong tù; nhưng thực tế vẫn đòi hỏi nỗ lực hợp tác của cơ quan thực thi pháp luật, trung tâm, cơ sở bảo trợ cho trẻ em và dịch vụ xã hội để giải quyết vấn đề triệt để cho nhóm đối tượng này.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất