Quyển sách này thật sự rất hay mình nghe 2 lần và có đọc lướt lại 1 lần. Nó cũng xuất bản gần đây và chứng kiến cả đại dịch Covid cũng được nói đến trong quyển sách này. Mình copy từ Notion của mình ra về cơ bản là tóm tắt lại sách+ những suy tưởng trong lúc đọc của mình. Nếu bạn không muốn bị spoil thì nên đọc trước đảm bảo sẽ không phí thời gian đâu ^^.

0 - Chương trình hoành tráng nhất thế giới

Ý tưởng của cuốn sách này đó là có nhiều tiền không liên quan nhiều đến việc bạn thông minh như thế nào mà liên quan lớn đến cách bạn hành xử. Và cách hành xử thì khó thể uốn nắn ngay cả đối với những người thực sự thông minh
Quá đầy đủ và rõ ràng để hiểu rồi. Tác giả còn lấy vd của 1 người bình thường để lại tài sản 8tr$ và 1 người giàu có học thức cao phá sản vì cách họ đối xử với tiền bạc của mình.
Sự thành công trong lĩnh vực tài chính không phải 1 lĩnh vực khoa học khó nhằn. Nó là 1 kỹ năng mềm, nơi mà cách bạn hành xử quan trọng hơn điều mà bạn biết
Tài chính được dạy dỗ một cách choáng ngợp như 1 lĩnh vực toán học nơi bạn đưa dữ liệu vào 1 công thức và công thức đó cho bạn biết cần phải làm gì, và cho rằng bạn sẽ tiến hành đúng như vậy.
Phần lớn lý do tại sao, tôi tin đó là do chúng ta nghĩ về cũng như được dạy về tiền tệ theo những cách quá giống vật lý và toán học chứ không như môn tâm lý học (với cảm xúc và sắc thái)
Trong khi 1 nhà vật lý học còn từng nói “ Hãy tưởng tượng những hạt electron có cảm xúc thì vật lý sẽ khó nhằn đến mức nào". Bởi vật lý được điều hướng bởi những định luật còn tài chính thì được điều hướng bởi hành vi con người.

1 - Không ai điên rồ

Trải nghiệm cá nhân của bạn chiếm rất nhỏ những gì xảy ra trên thế giới nhưng có lẽ lại chiếm đến 80% cách bạn suy nghĩ về việc thế giới vận hành
💡 Thật ra việc học tập các phương pháp đầu tư của người khác cũng là 1 cách để mình hấp thụ trải nghiệm cá nhân của người khác từ đó nâng xác suất đầu tư thành công của mình cao lên 1 chút.
Thị trường tài chính mới hình thành được khoảng 100 năm quỹ hưu trí và chỉ số mới thành lập năm 1998 và 1978 và
Thị trường tài chính VN thành lập năm 2000 mà tận năm 2007 mới giao dịch và có 3 mã chứng khoán đến 2012 Vn30 ra đời, 2013 mới có phiên giao dịch buổi chiều và tận 2017 CK phái sinh xuất hiện
Vậy mà chúng ta nếu chính thức thì có lẽ chỉ với 20-50 năm kinh nghiệm trong hệ thống tài chính hiện đại, lại hi vọng trở nên quen thuộc và yêu cầu 1 chuẩn mực với mọi người trong và phán xét đúng sai trong quyết định tài chính của họ. =)). Nhưng yên tâm vẫn sẽ có những lời khuyên đúng hơn sẽ có ở những chương sau ^^
Bài viết cùng tác giả:

2 - May mắn và rủi ro

Tác giả đưa ra ví dụ ở 2 sự việc với tỷ lệ xuất hiện là 1/1.000.000.000 đó là Bill Gates theo học tại 1 ngôi trường có máy tính để từ đó ông bùng phát được đam mê và xây dựng sự nghiệp ở đây, và việc người bạn thân thông minh cùng chí hướng của ông bị chết trong 1 vụ leo núi. Thể hiện sức mạnh của may mắn và rủi ro luôn song hành và đóng góp rất lớn vào kết quả cuối cùng. 💡 Mình vẫn quan điểm rằng đó là may mắn sẽ là kết quả cuối cùng của sự nỗ lực. VD nếu bạn ôn 100 dạng bài khác nhau đầy đủ, thì lúc đi thi bạn chỉ cần vào 1 dạng trong đó, thì đó chính là may mắn rồi, và rủi ro của mình gánh chịu đó là ôn 99 dạng kia không trúng. Và mình chấp nhận cái giá đó.
Tác giả còn nêu thêm là việc học tập từ các CEO hay các tỷ phú là những người chiếm tỷ lệ nhỏ, đó là kết quả nổi trội và càng nổi trội thì bạn càng ít khả năng áp dụng những bài học của nó vào cuộc sống bình thường bởi.
Bạn sẽ tiến gần hơn đến những bài học có thể áp dụng được bằng cách tìm kiếm những quy luật diện rộng của thành công và thất bại. Quy luật càng phổ biến nó càng dễ áp dụng.
Rủi ro và may mắn luôn song hành nên hãy chừa chỗ để tha thứ cho bản thân khi thật bại và khiêm nhường khi thành công. 💡 Chúng ta hãy tập trung vào những thứ mà mình có thể điều khiển là bản thân có thể làm gì. Trong thị trường tài chính cũng thế, không phải ta cứ phó thác vào cho may mắn mà không nỗ lực, ngược lại chúng ta phải liên tục học hỏi và hoàn thiện phương pháp quan trọng hơn hết là kiểm soát rủi ro để bạn không trắng tay và có thể tiếp tục chơi tiếp trò chơi đến khi vận may mỉm cười với mình.

3 - Không bao giờ là đủ

Để tạo ra số tiền mà họ không có và không cần đến, họ đã liều lĩnh với những gì họ sở hữu và cần đến. Và đó là sự ngu ngốc. Đơn giản là ngu ngốc.
Một vài điều trong hành trình tìm kiếm tài chính
1. Đặt mục tiêu tài chính để bạn có thể kiếm được những thứ bạn thấy cần và hợp lý và không đặt mục tiêu tài chính để kiếm những thứ bạn không cần.
2. Ngừng việc so sánh với người khác và hãy so sánh với bản thân mình của ngày hôm qua (3 người thầy vĩ đại ^^)
3. “Đủ” không phải là bỏ qua cơ hội mà vẫn cứ tận dụng nó, nhưng rủi ro không phải là đánh đổi những thứ mình có và đáng trân trọng. Bởi bản chất của con người là sợ hãi và tham lam, hãy thoả mãn cả hai hoặc bạn sẽ bị 1 trong 2 giết chết.
4. Những thứ không bao giờ đánh đổi: Danh tiếng, sự tự do và độc lập, gia đình và bạn vè, tình yêu và hạnh phúc

4 - Sự tích tụ gây chấn động

81.5 tỷ đô là trong số 84.5 tỷ đô la giá trị tài sản ròng của Warren Buffet đến sau sinh nhật lần thú 65 của ông.
Điều tốt nhất trong sự nghiệp tài chính là không phải là kiếm được lợi nhuận cao nhất bởi nó thường có xu hướng tạo kháng cự và khó bị phá vỡ. Mà mục tiêu là kiếm được lợi nhuận tốt mà bạn có thể duy trì nó lâu dài. Đó là lúc tích luỹ, lãi kép hoạt động.
P/s: Phần chữ đỏ là những suy tư của cá nhân mình ^^