Supply chains are undergoing a dramatic transformation Những chuỗi cung ứng đang trải qua một sự biến chuyển mạnh mẽ
This will be wrenching for many firms, argues Vijay Vaitheeswaran Điều này sẽ gây ra cú sốc lớn cho nhiều công ty, Vijay Vaitheeswaran...
This will be wrenching for many firms, argues Vijay Vaitheeswaran
Điều này sẽ gây ra cú sốc lớn cho nhiều công ty, Vijay Vaitheeswaran lập luận
Điều này sẽ gây ra cú sốc lớn cho nhiều công ty, Vijay Vaitheeswaran lập luận
Jul 11th 2019
Ngày 11 tháng 7 năm 2019
Tom Linton, chief procurement and supply-chain officer at Flex, an American contract-manufacturing giant, has his finger on The Pulse. That is the name of his firm’s whizzy command centre in California, which is evocative of a Pentagon war room. The kit allows him to monitor Flex’s 16,000 suppliers and 100-plus factories, producing everything from automotive systems to cloud-computing kit for over 1,000 customers worldwide. Mr. Linton is one of the acknowledged kings of the supply chain—the mechanism at the heart of globalisation of the past few decades by which raw materials, parts and components are exchanged across multiple national boundaries before being incorporated into finished goods. Ask him about the future, however, and he answers ominously: “We’re heading into a post-global world.”
Tom Linton, giám đốc mua sắm và chuỗi cung ứng tại Flex, một ông lớn trong ngành sản xuất theo hợp đồng của Mỹ, nắm bắt rất nhanh sự thay đổi và phát triển. The Pulse là tên của công ty quản lý công nghệ cao của ông ở California, nơi gợi lên hình ảnh của một căn phòng chiến tranh ở Lầu Năm góc. Nơi này cho phép ông giám sát 16000 nhà cung cấp và hơn 100 nhà máy của Flex, sản xuất mọi thứ từ những hệ thống tự động đến dụng cụ điện toán đám mây cho hơn 1000 khách hàng trên toàn thế giới. Ông Linton là một trong những vị vua được thừa nhận của chuỗi cung ứng - cơ chế cốt lõi của toàn cầu hóa trong vài thập kỷ qua - theo đó các nguyên liệu thô, bộ phận và linh kiện được trao đổi qua nhiều biên giới quốc gia trước khi đưa vào thành phẩm. Khi được hỏi về tương lai, ông dự đoán khá quan ngại: “Chúng ta đang hướng đến một thế giới hậu toàn cầu hóa.”
A few years ago that would have been a heretical thought. The combination of the information-technology revolution, which made communications affordable and reliable, and the entry of China into the world economy, which provided bountiful cheap labour, had transformed manufacturing into a global enterprise. In his book “The Great Convergence”, Richard Baldwin argues that the resulting blend of Western industrial know-how and Asian manufacturing muscle fuelled the hyper-globalisation of supply chains. From 1990 to 2010, trade boomed thanks to tariff cuts, cheaper communications and lower-cost transport.
Một vài năm trước, đây còn đang là một suy nghĩ lập dị. Sự kết hợp của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã làm cho truyền thông trở nên ít tốn kém và đáng tin cậy, cũng như sự tham gia của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới đã cung cấp một lượng lao động giá rẻ dồi dào, chuyển đổi việc sản xuất thành một doanh nghiệp toàn cầu. Trong cuốn sách “Sự hội tụ tuyệt vời”, Richard Baldwin cho rằng kết quả của sự hòa quyện giữa kiến thức và thực tế của công nghiệp phương Tây và cơ sở sản xuất của châu Á đã thúc đẩy sự siêu toàn cầu hóa của các chuỗi cung ứng. Từ năm 1990 đến 2010, thương mại bùng nổ nhờ vào việc giảm thuế, truyền thông rẻ hơn và hệ thống vận chuyển ít chi phí hơn.
The OECD, a think-tank for advanced economies, reckons that 70% of global trade now involves global value chains (GVCs). The increase in their complexity is illustrated by the growth in the share of foreign value added to a country’s exports. This shot up from below 20% in 1990 to nearly 30% in 2011.
OECD, một Viện nghiên cứu về những nền kinh tế tiên tiến, tính toán rằng 70% thương mại thế giới hiện nay liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs). Sự gia tăng độ phức tạp được minh họa bằng sự tăng trưởng tỷ trọng giá trị gia tăng của nước ngoài vào xuất khẩu của một quốc gia. Giá trị này tăng lên nhanh chóng từ dưới 20% vào năm 1990 đến gần 30% vào năm 2011.
Western retailers developed networks of inexpensive suppliers, especially in China, so that they in turn could deliver “everyday low prices” to consumers back home. Multinational corporations (MNCs) that once kept manufacturing close to home stretched supply chains thin as they chased cheap labour and economies of scale on the other side of the world. Assuming globalisation to be irreversible, firms embraced such practices as lean inventory management and just-in-time delivery that pursued efficiency and cost control while making little provision for risk.
Những nhà bán lẻ phương Tây phát triển mạng lưới những nhà cung cấp giá rẻ, đặc biệt ở Trung Quốc, bởi vậy họ có thể giao hàng “giá rẻ mỗi ngày” cho những khách hàng ở quê nhà. Các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) vốn giữ việc sản xuất gần trụ sở chính đang kéo giãn các chuỗi cung ứng bởi họ theo đuổi lao động giá rẻ và quy mô kinh tế bên kia thế giới. Giả sử quá trình toàn cầu hóa không thể đảo ngược, các công ty phải chấp nhận những việc như quản lý hàng tồn kho tinh giản hay giao hàng kịp thời để theo đuổi hiệu quả và quản lý được chi phí trong khi giảm thiểu khoản dự trữ cho rủi ro.
But now there are signs that the golden age of globalisation may be over, and the great convergence is giving way to a slow unravelling of those supply chains. Global trade growth has fallen from 5.5% in 2017 to 2.1% this year, by the OECD’s reckoning. Global regulatory harmonisation has given way to local approaches, such as Europe’s data-privacy laws. Cross-border investment dropped by a fifth last year. Soaring wages and environmental costs are leading to a decline in the “cheap China” sourcing model.
Nhưng đang có những dấu hiệu cho rằng thời kỳ hoàng kim của toàn cầu hóa có thể đã qua, và sự hội tụ tuyệt vời đang nhường chỗ cho sự chia tách chậm rãi của những chuỗi cung ứng này. Tăng trưởng thương mại thế giới đã giảm từ 5,5% năm 2017 xuống còn 2,1% trong năm nay, theo tính toán của OECD. Sự hài hòa trong quy định toàn cầu nhường chỗ cho những phương pháp tiếp cận nội địa, ví dụ như luật bảo mật dữ liệu của châu Âu. Đầu tư xuyên quốc gia giảm một phần năm năm ngoái. Lương cơ bản tăng vọt và chi phí môi trường đang dẫn đến sự suy giảm trong mô hình cung ứng “Trung Quốc giá rẻ”.
The immediate threat comes from President Donald Trump’s imposition of tariffs on America’s trading partners and renegotiation of free-trade agreements, which have disrupted long-standing supply chains in North America and Asia. On June 29th, Mr Trump agreed a truce with Xi Jinping, China’s president, that temporarily suspends his threatened imposition of duties of up to 25% on $325bn-worth of Chinese imports, but leaves in place all previous tariffs imposed during the trade war. He threatened in May to impose tariffs on all imports from Mexico if it did not crack down on immigration, but reversed himself in June. He has delayed till November a decision on whether to impose tariffs on automobile imports, which would hit European manufacturers hard.
Mối nguy cơ ngay trước mắt đến từ sự áp đặt thuế lên những đối tác thương mại của Mỹ và sự đàm phán lại hiệp định tự do thương mại của tổng thống Donald Trump, việc này đã phá vỡ những chuỗi cung ứng lâu đời. Ngày 29 tháng 6, ông Trump đồng ý đình chiến với chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, động thái này đã tạm thời đình chỉ việc đe dọa áp thuế lên đến 25% với 325 tỷ đô hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng vẫn để lại tất cả những thuế đã áp đặt trước đó trong chiến tranh thương mại. Trong tháng năm, ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế lên tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Mexico nếu nước này không đàn áp nhập cư, nhưng lại bác bỏ đe dọa này trong tháng sáu. Ông Trump đã trì hoãn đến tháng mười một việc đưa ra quyết định có áp thuế nhập khẩu ô tô hay không, điều này sẽ tác động mạnh đến những nhà sản xuất châu Âu.
Look beyond politics, though, and you will find that supply chains were already undergoing the most rapid change in decades in response to deeper trends in business, technology and society. The rise of Amazon, Alibaba and other e-commerce giants has persuaded consumers that they can have an endless variety of products delivered instantly. This is putting enormous pressure on MNCs to modify and modernise their supply chains to keep pace with advancing innovations and evolving consumer preferences.
Tuy nhiên, ngoài góc độ chính trị, bạn sẽ thấy rằng những chuỗi cung ứng đã vừa trải qua những thay đổi nhanh nhất trong nhiều thập kỷ để đáp ứng những xu hướng sâu sắc hơn trong kinh doanh, công nghệ và xã hội. Sự tăng trưởng của Amazon, Alibaba và những ông lớn thương mại điện tử khác đã thuyết phục người tiêu dùng rằng họ đang cần vô số sản phẩm được giao đến ngay lập tức. Điều này đã đặt áp lực khổng lồ lên các tập đoàn đa quốc gia trong việc sửa đổi và hiện đại hóa các chuỗi cung ứng của họ nhằm bắt kịp những sự đổi mới và thích nghi với sở thích của người tiêu dùng.
Arms race
The biggest force for change is technology. Artificial intelligence (AI), predictive data analytics and robotics are already changing how factories, warehouses, distribution centres and delivery systems work. 3D printing, blockchain technologies and autonomous vehicles could have a big impact in future. Some even dream of autonomous supply chains requiring no human intervention.
Chạy đua đầu tư
Công nghệ là sức mạnh lớn nhất của sự thay đổi. Trí thông minh nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu dự đoán và người máy đang thay đổi cách các nhà máy, kho bãi, trung tâm phân phối và hệ thống phân phối hoạt động. In 3D, công nghệ blockchain và xe tự hành có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai. Một số mơ ước về chuỗi cung ứng tự hành không cần đến sự can thiệp của con người.
However, technological advances also raise the spectre of an arms race in supply-chain security. Aggressive private hackers and state-sponsored cyber-warriors appear to have the upper hand over beleaguered corporations and governments. Recent headlines have focused on America’s crackdown on Huawei, a Chinese telecoms giant. But the issues involved go far beyond one firm, given that much of the world’s electronics-manufacturing and hardware innovation takes place in China.
Tuy nhiên, những tiến bộ công nghệ cũng làm tăng bóng ma của một cuộc chạy đua vũ trang trong việc bảo mật chuỗi cung ứng. Những hacker tư nhân hung hăng và những chiến binh mạng do nhà nước bảo trợ dường như có ưu thế hơn những tập đoàn và chính phủ bị cô lập. Tin tức gần đây tập trung vào sự đàn áp của Mỹ với Huawei, một ông lớn viễn thông của Trung Quốc. Nhưng những vấn đề liên quan vượt quá một công ty, cho thấy phần lớn sự đổi mới trong phần cứng và sản xuất điện tử của thế giới diễn ra ở Trung Quốc.
If a technology cold war breaks out, it would smash today’s highly integrated technology supply chains and force an expensive realignment. It may even lead to a bifurcation in the rollout of 5G, a new telecoms-network technology that is the essential enabler of coming marvels such as the internet of things (IoT). With the proliferation of inexpensive sensors, the IOT will allow homes, factories and cities to be digitally monitored and managed. A “splinternet of things” (in which America followed one standard and China another) would not only be costly and inefficient, it would also fail to address legitimate security concerns about future cyber-threats in the age of 5G.
Nếu chiến tranh công nghệ lạnh nổ ra, nó có thể sẽ phá vỡ những chuỗi cung ứng được tích hợp công nghệ cao hiện nay và tạo nên những sự tái cơ cấu đắt đỏ. Việc này thậm chí có thể dẫn đến sự phân chia trong việc triển khai 5G, một công nghệ mạng-viễn thông mới, một yếu tố thiết yếu của những tuyệt tác sắp tới như Internet vạn vật (IoT). Với sự phát triển của các cảm biến giá rẻ, Internet vạn vật sẽ được áp dụng cho mọi ngôi nhà, mọi nhà máy và các thành phố để được giám sát và quản lý kỹ thuật số. Một “thế giới mạng mọi thứ bị phân mảnh” (Splinternet: Sự phân đôi hệ thống mạng Internet) (mà trong đó Mỹ đang theo đuổi một tiêu chuẩn và Trung Quốc theo đuổi một tiêu chuẩn khác) sẽ không chỉ tốn kém và thiếu hiệu quả mà còn thất bại trong việc giải quyết các mối lo ngại an ninh hợp pháp về những mối đe dọa an ninh tương lai trong thời đại 5G.
Even if Huawei is eventually spared, and the truce in America’s trade war with China turns into a frosty peace, the era of frictionless supply lines flowing from Shenzhen to San Francisco and Stuttgart has ended. As globalisation is transformed into something messier, the consequences for MNCs and the world economy could be momentous.
Thậm chí nếu cuối cùng Huawei được tha thứ, và sự đình chiến trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc của Mỹ trở thành một sự yên bình lạnh nhạt, thì thời đại của một đường cung cấp thẳng từ Thâm Quyến đến San Francisco và Stuttgart sẽ kết thúc. Khi toàn cầu hóa đang biến thành một thứ gì đó lộn xộn hơn, những ảnh hưởng đến các tập đoàn đa quốc gia và nền kinh tế toàn cầu cũng trở nên trầm trọng.
This report will show that supply chains were already becoming shorter, smarter and faster before politicians started taking a hammer to the trading system. Given today’s riskier world, supply chains will need to become safer too. This transformation threatens firms that have entrenched supply networks, but it also presents opportunities for those that adapt nimbly.
Bài báo này chỉ ra rằng những chuỗi cung ứng đang trở nên ngắn hơn, thông minh hơn và nhanh hơn trước khi các chính trị gia bắt đầu lên án hệ thống thương mại. Thế giới ngày nay có xu hướng nguy hiểm hơn, các chuỗi cung ứng cũng cần trở nên an toàn hơn. Sự thay đổi này đe dọa những công ty đang có những mạng lưới cung cấp lạc hậu, nhưng cũng cho thấy những cơ hội với những công ty nhanh nhẹn thích nghi.
Người dịch: Bảo Ân
English Zone
/english-zone
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất