Tại sao cần tìm hiểu sự khác nhau này?

vì khi hiểu được sự khác nhau giữa 2 từ này, ta có thể phân biệt được nó, nhằm giảm bớt sự tự ái, và gia tăng sự tự trọng trong cuộc sống hàng ngày để phát triển bản thân trong cuộc sống
Tại sao lại có thể phát triển được bản thân hơn?
vì sự tự ái, là điều không tốt, nó sẽ khiến ta có cảm xúc tiêu cực, khi có người khác chê mình, khi có người khác không giống quan điểm với mình về 1 vấn đề nào đó trong cuộc sống.
mà khi không chịu nghe những lời "thẳng thật, có phần đau thương" này, thì ta không thể nào thay đổi được những thói quen xấu đã hình thành gốc rễ khi còn nhỏ, thì làm sao mà có thể phát triển được bản thân mình
còn sự tự trọng, là điều tốt, nó giúp ta tôn trọng quan điểm mọi người xung quanh, biết nghe lời góp ý phải trái, để từ đó áp dụng cái nào ok cho bản thân.

Định nghĩa trên mạng

-Tự ái là tự yêu bản thân
-Tự trọng là tự cái gì đó quan trọng với mình :D Nhưng có vẻ khái niệm trên vẫn còn mơ hồ quá, nên mình xin phép lấy 1 ví dụ trong triết học, để giải thích nghĩa của 2 từ này
1) Sự khác nhau ý thức và vật chất
Giờ giả sử đứng trước mình và các bạn đang là 1 tấm ảnh của Ngọc Trinh :D. Đây được xem là "vật chất", là cái có thật, cái thực tế, vì tấm ảnh là thật, bạn và mình đều có thể sờ, rờ tấm ảnh được mà lị :D
Thì hình ảnh data(thông tin) da trắng, mặt xinh đó của Ngọc Trinh, sẽ được truyền thông qua đôi mắt bạn, đưa vào dây thần kinh thị giác, rồi cái data đó, sẽ được xử lý bởi bộ não của bạn. Tạo ra 1 dòng suy nghĩ về hình ảnh data Ngọc Trinh đó, là đẹp hay xấu, so với chuẩn đẹp hay xấu của bạn.
Sau đó, bạn sẽ thốt lên, "Ô, ảnh Ngọc Trinh sexy làm sao!"
Đây được xem là 1 "ý thức" của bạn về tấm ảnh Ngọc Trinh đó.
Là cái không có thật, vì đó chỉ là suy nghĩ trong đầu của bạn. Bạn và mình đều không thể sờ, rờ "suy nghĩ" của bạn được.
Tới đây, sự khác nhau của "ý thức" và "vật chất" là,
-Vật chất: cái có thật tế, bạn có thể sờ được nó
-Ý thức: cái không có thật tế, bạn không thể sờ được nó.
2)Khi có 1 quan điểm khác, khác với quan điểm của bạn
Nhưng đối với 1 ông thầy tu, ảnh Ngọc Trinh lại không đẹp. Ông ta sẽ có quan điểm là "Tấm ảnh này cũng bình thường, chả có vẹo gì "
Lúc này, bạn sẽ có 2 lựa chọn:
-Cãi lộn với ông thầy tu kia, bảo rằng ông không thấy tấm này đẹp à.
mắt ông có vấn đề à. Tấm ảnh như vầy, mà ông không thấy đẹp.
-Tôn trọng quan điểm của người thầy tu kia. Không nói gì cả.
Vì bạn hiểu, tôn trọng cách nhìn sự đẹp/xấu của tấm ảnh ban đầu giữa mỗi người khác nhau là khác nhau.
3) Tự ái và tự trọng
Người lựa chọn việc cãi lộn với người thầy tu, là người tự ái
Người lựa chọn việc tôn trọng quan điểm của thầy tu, là người tự trọng.
Tức,
-Người tự ái, là người luôn nghĩ mình là đúng,
đề cao tính đúng đắn của "ý thức"/"suy nghĩ" cá nhân của mình
hay gọi là cái tôi cá nhân của mình.
-Người tự trọng, là người luôn tôn trọng quan điểm của người khác,
mặc dù nó khác với quan điểm của mình.
đề cao tính đúng đắn của "vật chất"/cái có thật tế ngoài đời.
Tóm lại, keyword về sự khác nhau giữa tự ái và tự trọng là gì?
-Tự ái: đề cao "suy nghĩ" của bản thân mình luôn đúng
-Tự trọng: đề cao tính đúng đắn của sự vật, hiện tượng.