100 brand thời trang của Việt Nam bán trên Amazon thì chỉ có 4-5% brand là thành công. Yes4All là một ví dụ điển hình- là một brand của Việt Nam(do một người Mỹ gốc Việt sáng lập) nổi tiếng toàn cầu. Vào năm 2021 doanh thu của Yes4All là > 100 triệu $(> 2,5 nghìn tỉ VND). Tuy nhiên có những brand thua lỗ cả vài tỷ. Theo như tôi tìm hiểu sự thành công của những bên bán và bên lỗ nằm ở 4 điểm sau:

Điểm thứ nhất: Sản phẩm bán là gì?

Ở Mỹ không giống Việt Nam, người mua hàng thường thích những sản phẩm basic,không quá cầu kỳ. Chúng ta có thể thấy những sàn TMĐT như Amazon, Ebay, Etsy,... trang web bán hàng của họ được làm một cách tối giản nhất, họ tập trung vào sản phần và mô tả nhiều hơn, không " màu mè hoa lá cành" như ở Việt Nam=> Những sản phẩm "Win" thường là những sản phẩm vừa đơn giản và vừa có tính đặc sắc cao. Đây cũng là một trong những lí do lớn nhất khiến cho thời trang Việt Nam trên đà đi xuống.

Điểm thứ hai: Tư duy ngắn hạn và dài hạn

Ở Việt Nam mọi người vẫn quen với phong cách bán hàng phụ thuộc hoàn toàn vào quảng cáo(ads) ở trên sàn mà không đầu tư vào Traffic(1) ngoại sàn, Branding(2), Customer Service(3). Chúng ta có thể hiểu rằng một cửa hàng trên Amazon không khác một website trên Google là mấy nên chúng ta cần phải làm SEO(4), Branding và đổ Traffic để thu hút khách hàng biết đến thương hiệu và đẩy thứ hạng của mình lên cao. Những trường hợp thành công họ thường không chỉ tập trung vào PPC(5) mà họ đẩy nhiều thứ từ bên ngoài vào để biến Amazon trở thành phễu hứng chứ không chỉ là phễu đầu phía trên.
Phễu Marketing( bạn có thể tham khảo bài viết "Tiếp thị toàn phễu là gì?": https://advertising.amazon.com/vi-vn/blog/what-is-full-funnel-marketing)
Phễu Marketing( bạn có thể tham khảo bài viết "Tiếp thị toàn phễu là gì?": https://advertising.amazon.com/vi-vn/blog/what-is-full-funnel-marketing)

Điểm thứ 3: Profit and Loss(P&L)

Khi mở một cửa hàng trên Amazon chúng ta phải tính toán kỹ chi phí từ chi phí sản xuất, chi phí FBA(6) bao gồm Phí hoàn thiện đơn hàng (fulfillment fee) (7), phí lưu kho (8), phí khác( bao gồm phí xử lý hàng hóa đặc biệt, phí trả lại hàng, phí loại bỏ hàng hóa...), kể cả thời gian chờ ở trên biển cũng cần phải tính vào. Chúng ta còn cần phải tính đến trường hợp Amazon giữ tiền của chúng ta khoảng 2 tuần.

Điểm thứ 4: Kế hoạch tài chính

Chúng ta không thể kỳ vọng hàng của chúng ta lên trên sàn Amazon 6 tháng hay 1 năm là chúng ta có thể có lời được, phải lâu hơn như thế. Thời gian đầu chúng ta phải đổ tiền vào quảng cáo, traffic=> thu hút khách hàng=> có người mua hàng để có đánh giá sản phẩm. Khả năng về việc bị chôn vốn, sàn "Hold" tiền của chúng ta nên chúng ta cần phải có kế hoạch "chịu lỗ". Nếu chúng ta không chuẩn bị kỹ, chỉ tập trung vào khâu sản xuất hàng và "quăng" lên sàn thì khả năng chúng ta bị "vùi dập" bởi các nhà bán hàng khác và bị lỗ là điều tất nhiên.
Chú thích:
(1) Traffic: Cho biết có bao nhiêu người đã quan tâm và tìm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
(2) Branding: Là việc tạo ra một hình ảnh, một cá tính riêng biệt và độc đáo trong tâm trí khách hàng để họ có thể dễ dàng nhận diện và nhớ đến thương hiệu của bạn.
(3) Customer Serving: Là toàn bộ các hoạt động tương tác, hỗ trợ của doanh nghiệp với khách hàng trong suốt quá trình tìm hiểu, mua và trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ.
(4) SEO (Search Engine Optimization), hay Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là một tập hợp các kỹ thuật nhằm cải thiện thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Mục tiêu chính của SEO là giúp website hiển thị ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search) khi người dùng tìm kiếm những từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
(5) PPC(Pay Per Click): Lnpà trả tiền cho mỗi lần nhấp. Đây là một hình thức quảng cáo trực tuyến mà trong đó nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo của họ. Quảng cáo PPC thường xuất hiện ở những vị trí nổi bật trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs) hoặc trên các trang web khác.
(6) FBA(Fulfillment by Amazon- Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon): là một dịch vụ mà Amazon cung cấp cho các nhà bán hàng trên nền tảng của mình. Khi sử dụng dịch vụ FBA, bạn sẽ gửi hàng hóa của mình đến các kho hàng của Amazon, và Amazon sẽ chịu trách nhiệm về việc lưu kho, đóng gói, vận chuyển và xử lý các vấn đề liên quan đến đơn hàng của bạn.
(7) Phí hoàn thiện đơn hàng (fulfillment fee): Đây là khoản phí chính được tính trên mỗi đơn hàng, bao gồm các chi phí như lấy hàng, đóng gói, dán nhãn và vận chuyển đến khách hàng. Phí này thay đổi tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng của sản phẩm, cũng như danh mục sản phẩm.
(8) Phí lưu kho: Bạn sẽ phải trả phí lưu kho hàng tháng cho Amazon để lưu trữ sản phẩm của bạn trong kho của họ. Phí này cũng phụ thuộc vào kích thước và thời gian lưu kho của sản phẩm.