Ga lăng ở đây chính là những hành động tinh tế , ví dụ như: mở và giữ cửa, kéo ghế, gạt chân chống, cầm ô,... cho con gái.
Khoảng 3-4 năm về trước, mình hẹn gặp mấy đứa bạn cấp 3. Gọi đồ xong, lúc sau chuông kêu thì khách cần tự vào lấy đồ ( Highland coffee mà), mình có bảo một trong mấy đứa bạn nam ngồi cùng vào lấy đồ đi thì mấy đứa cứ nhìn nhau, xong cuối cùng, mình là người vào lấy.
Lúc đó mình đã nghĩ: "Con trai gì mà đ** ga lăng gì cả :) "
Nhưng sau này gặp và quan sát nhiều người hơn, mình thấy con trai kiểu thế này:
- Có người họ chỉ ga lăng với người yêu thôi
- Có người họ sẽ galang với cả người yêu, cả bạn bè.
- Có người họ sẽ không ga lăng với ai cả
Mình thấy bản năng từ trước đến nay của phái nam, là chinh phục và bảo vệ những gì họ cho là của họ. Rồi xã hội tiến bộ hơn, con người văn minh hơn, thì những hành vi ga lăng mới xuất hiện. Mình nghĩ đây là sự thay đổi trong tư duy của con người, nó song hành cùng sự văn minh hơn của xã hội.
Và mình hiểu ra, cái việc galang nó không nằm trong bản năng, nó là kết quả của việc nhận thức, trải nghiệm, hoặc là được giáo dục.
Khi họ tiếp nhận bằng việc nhìn thấy những hành vi galang đó, họ sẽ suy nghĩ và đưa ra quyết định xem, mình có hành xử như vậy không, và nếu có, thì là với ai
Nên là thay vì tự suy diễn anh/bạn/ny mình nên làm abcxyz với mình, thì tự mình luôn ở thế chủ động: cầm đủ hoặc thừa tiền, tự đẩy cửa, tự kéo ghế....; để nếu họ galang, thì đấy là một niềm vui trong buổi hẹn. Còn nếu không, thì cũng chẳng phải là chuyện lạ thường hay đáng thất vọng gì cả.
Vì với mình, galang là lựa chọn, không phải điều hiển nhiên.