Sự chuyên chế được hiểu theo khoa học chính trị là một hình thức chính quyền độc tài, đứng giữa chế độ dân chủ và độc tài toàn trị. Đó là một hình thức chính phủ có đặc điểm là đòi hỏi sự tuân phục tuyệt đối, không thắc mắc, mù quáng với chính quyền, đối ngược với một chính phủ tôn trọng tự do cá nhân. 
Sự chuyên chế được xem là cách tốt nhất để lãnh đạo đất nước với những chính phủ độc quyền với bộ máy đứng đầu là các ông vua của xã hội cũ và những  thế lực muốn giữ quyền lực của mình với đất nước trong mọi thời kì. 
Về xã hội cũ, sự chuyên chế đươc xem là cách cai trị phổ biến nhất trên toàn thế giới và toàn bộ sự phát triển của nhân loại từ thời cổ đại đến hiện đại. Sự tồn tại của loại hình cai trị này được đảm bảo sự ổn định cho toàn bộ người dân dưới sự cai trị này có sự phục tùng tuyệt đối, giảm thiểu sự giao tranh không cần thiết giữa các bộ tộc, các vùng đất, các dòng họ và các ngôi làng, thành phố trong lãnh thổ dưới quyền vị vua, và sự đảm bảo không bị xâm lược từ các quốc gia láng giềng. Nhưng đồng thời sự chuyên chế luôn tạo ra sự lạm quyền, từ ban đầu sự chuyên chế được chuyển giao từ các cuộc giao tranh tranh giành quyền lực từ các thế lực mạnh với nhau để đạt được sự tôn trọng từ các thế lực khác, nên sự mất mát đến từ các cuộc giao tranh đó cực kì lớn, thậm chí là sự giảm sút đến tận cùng của thế lực, nên khi đạt được ngôi vương chủ, các vị vua của nó không thể không khai thác đặc quyền vương chủ của mình được,  thế nên thời kì đầu của văn minh loài người đến tận bây giờ, ngôi vua không chỉ để chỉ sự quyền lực mà còn để chỉ sự độc ác và lạm quyền. Thế nhưng có những bậc quân vương đi ngược lại quy luật đa số đó, mang đến những định nghĩa mới về quyền lực, xác định nghĩa vụ của người làm vua tức là người hầu cho dân chúng, thực hiện nghĩa vụ phục vụ nhân dân, mang lại những lợi ích cho nhân dân. Những việc làm này đã mang lại không ít sự ủng hộ từ dân chúng mang chủ nghĩa này tồn tại đến tận ngày nay với sự tôn trọng và tôn sùng của bản thân dân chúng với những người ngồi trong cung điện này.