stressed.jpeg


Khoa học đã tăng cường củng cố luận điểm rằng không bao giờ là một ý tưởng tốt để mang trong mình tâm trạng căng thẳng về nhà cùng bạn. Một nghiên cứu mới đây đã đề xuất rằng sự căng thẳng thay đổi cấu trúc não nhất định được phản ánh trong não bộ của những cá thể khác. Nếu đúng, thì hiệu ứng đó có thể giải thích tại sao chúng ta lại dễ dàng bị “lây nhiễm” bởi tâm trạng căng thẳng của người khác.
Đó là nghiên cứu về chuột, đã chỉ ra rất nhiều sự tương đồng về tập tính giữa chuột với con người. Nhưng điều làm cho những kết quả này trở nên thú vị đối với con người chúng ta là các cấu trúc thần kinh bị ảnh hưởng trong bộ não của chuột cũng xuất hiện tương tự trong bộ não của chúng ta, và cả sự tương đồng trong hiệu ứng lây nhiễm cảm xúc.
Chúng ta đã biết trong những nghiên cứu trước, ví dụ như sự dàn trải (lan truyền) các cảm xúc như sự giận dữ, nỗi sợ hãi và hạnh phúc (ở một khoảng cách lớn hơn hay nhỏ hơn tùy vào nghiên cứu bạn đã tham khảo). Và có ít nhất một lý thuyết mạnh mẽ liên quan đến các vùng não cụ thể để giải thích tại sao điều này có thể xảy ra.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu đã ghép cặp các con chuột lại với nhau, gọi một con là A và con còn lại là B, và tách A khỏi mỗi cặp rồi khiến chúng bị stress nhẹ. Sau đó, họ để A (chuột bị căng thẳng) trở lại cặp của chúng (cùng B – con chuột bình thường) và quan sát bộ não của cả hai con. Kết quả cho thấy A đã trải qua những thay đổi trong một nhóm tế bào thần kinh nằm ở đồi hải mã, một vùng não đóng vai trò trung tâm trong việc lưu trữ trí nhớ và phản ứng cảm xúc. Bộ não của B không bị căng thẳng, nhưng vì bây giờ đã có sự hiện diện của A bị căng thẳng trong cặp của nó, nhanh chóng cho thấy những thay đổi thần kinh tương tự ở đồi hải mã của B. Trong thực tế, bộ não của những con chuột bình thường đã bị phản chiếu bộ não của những con chuột căng thẳng.
 “Các tế bào thần kinh kiểm soát phản ứng của não đối với sự căng thẳng (stress) cho thấy những thay đổi ở những cá thể không bị căng thẳng cũng tương tự với những con chuột bị căng thẳng mà chúng ta đã đo được ở thí nghiệm trên.” Toni-Lee Sterley thuộc Viện Hotchkiss Brain và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế đằng sau hiệu ứng này ở chuột là sự giải phóng của “pheromones báo động giả định” từ tín hiệu của con chuột bị căng thẳng đến phản ứng của các con chuột khác. Điều này không đáng ngạc nhiên cho lắm, vì chúng ta đã biết động vật phát ra rất nhiều báo hiệu, các phản ứng hóa học và các dấu hiệu phản ứng khác để tránh nguy hiểm (như khi một con chim báo động cho đàn của chúng đột ngột đổi hướng). Những gì mới ở đây là, một phần của nghiên cứu này có thể tiết lộ được cho chúng ta một góc nhìn của những thay đổi trong cấu trúc não để trả lời phản ứng lan truyền sự căng thẳng đối với não bộ của những cá thể khác. Nhưng làm thế nào mà các tín hiệu được truyền đi qua lại giữa bộ não con người vẫn là một câu hỏi mở.
Bains nói rằng có khả năng giao tiếp hóa học cũng xảy ra giữa người với người. "Mặc dù pheromoness hoặc tín hiệu hóa học không được nghiên cứu rộng rãi ở người, nhưng có những quan sát gần đây cho thấy rằng chúng ta có thể truyền tải thông tin cảm xúc một cách tinh tế, thậm chí là ngay cả trong tiềm thức."
Tin tốt là hiệu ứng này có thể đảo ngược - ít nhất là đối với chuột cái.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi các con chuột cái bị căng thẳng được đặt vào bầy chuột khác, những thay đổi ở đồi hải mã đã bị đảo ngược. Tương tác xã hội đã xóa đi những tác động làm thay đổi sự căng thẳng của não bộ, nhưng điều này lại không ảnh hưởng đến chuột đực. Thay vào đó, những con chuột đực lại mang trong mình sự căng thẳng và sự thay đổi trong cấu trúc não bộ bất chấp việc nó được ở bên những con chuột khác.
Lần nữa, với sự cẩn trọng về việc áp dụng các kết quả này cho con người, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng có một vài manh mối ở đây có thể giúp chúng ta phát triển các cách hiệu quả hơn trong việc điều trị căng thẳng.
"Điều này (hiệu ứng đảo ngược) cho thấy rằng những khác biệt giới tính có thể hữu ích để điều trị bệnh rối loạn căng thẳng", Bains nói thêm. "Điều chúng ta nên bắt đầu suy nghĩ ở đây là liệu sự trải nghiệm hay căng thẳng của người khác có thể thay đổi chúng ta theo một cách mà chúng ta không thể hình dung tới."


Nghiên cứu được công bố trên ấn bản tháng 3 của tạp chí Nature Neuroscience.
Phiên bản 2018 mới được sửa đổi và cập nhật của Những gì làm cho bộ não của bạn hạnh phúc và Tại sao bạn nên làm những việc trái ngược bây giờ đã hiện hành.
Được viết vào 25 tháng 4 năm 2018 bởi David DiSalvo.

P/s: Bài dịch đầu tay của mình nên câu cú có lủng củng thì mọi người góp ý nha TT_TT