Ngư nghiệp, nguồn cung cấp lương thực tương lại của nhân loại
Dân số trái đất của chúng ta hiện tại đã đạt gần 8 tỉ người và đang tiếp tục tăng trong tương lai. Để cung cấp một lượng lương thực...
Dân số trái đất của chúng ta hiện tại đã đạt gần 8 tỉ người và đang tiếp tục tăng trong tương lai. Để cung cấp một lượng lương thực lớn như thế, ta cần phải tìm thức ăn ở mọi nơi và biển cũng không ngoại lệ. Theo số liệu (Quartz), biển chiếm khoảng 2/3 diện tích bề mặt trái đất nhưng chỉ đóng góp có 2% lượng thức ăn của chúng ta. Nhưng ta lại không thể đánh bắt thêm cá tại biển nữa. Vì tác động của việc đánh bắt quá mức khi số liệu thống kê cho rằng 33% khu vực đánh bắt tự nhiên đang ở tình trạng quá tải trong khi 60% còn lại thì đánh bắt tối đa công suất; thêm sự tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, ta đang rơi vào thời kỳ "PEAK FISH", điểm mà ta không nên lấy thêm cá từ biển nữa. Vậy ta tìm thức ăn trên đất liền, khi ngành nông nghiệp trên mặt đất đã được phát triển từ những ngày rất sớm của bình minh nhân loại. Nhưng khi bề mặt trái đất chỉ cho ta 29% diện tích là đất liền, mà ở hiện tại 40% ta đã dùng cho nuôi trồng. Nông nghiệp cũng là một ngành công nghiệp lớn mang nhiều rủi ro và tốn kém, khi những loài động vật gia súc, gia cầm chúng ta nuôi đều thải ra một lượng khí thải rất lớn góp phần gây nên biến đổi khí hậu khi chiếm tổng khoảng 10% về lượng khí nhà kính( số liệu năm 2013) và hơn thế nữa khi ta cần 6-7 pounds thức ăn( từ 2,7 đến 3kg) thức ăn chỉ để sản xuất 1 pound thịt bò (0.454 kg) mà lại tốn rất nhiều diện tích đất và nướt ngọt. Vì vậy, con người đang nhìn ra biển và nghĩ tới ngư nghiệp.
Vậy ngư nghiệp là gì? Ngư nghiệp là ngành kinh tế và là lĩnh vực sản xuất có chức năng và nhiệm vụ nuôi trồng và khai thác các loài thuỷ sản, chủ yếu là cá ở các ao hồ, đầm, ruộng nước, sông ngòi, trong nội địa và ở biển(theo wikipedia Việt Nam) còn với mình thì đơn giản là nuôi sinh vật biển cho gọn vậy :>. Hiện tại khoản 90% hoạt động ngư nghiệp đang diễn ra tại các đất nước Đông Nam Á, 60% sản xuất từ Trung Quốc, Chile và Norway cũng là một trong những nơi có lượng sản xuất lớn. Ngư nghiệp là một ngành phát triển mạnh với mức độ tăng trưởng lên đến 5.8% mỗi năm.
Biển mang lại tiềm năng vô cùng lớn cho chúng ta . Với sự phát triển khoa học công nghệ, ta có thể tận dụng thêm khoảng không rộng lớn của biển thay vì chỉ 2% lượng lương thực như đã đề cập ở trên, mà lại không mắc lại những sai lầm mà ta đã phạm phải trên đất liền?
Sau đây mình sẽ đề cập một số phương pháp ngư nghiệp đang thịnh hành. Cũng như những phương pháp mới mẻ đang được hình thành ở hiện tại để cho bạn những cái nhìn tổng thể hơn về mảng ngành tiềm năng này.
1) Phương pháp lồng lưới
Đây là một trong những phương pháp vô cùng phổ biến ở mọi nơi, khi cá được nuôi ở những mảng lưới trôi nổi lớn gần 1000 kilomet vuông được thả gần bờ biển. Phương pháp này có lợi thế là có thể nuôi lượng cá vô cùng lớn nhưng lại gặp những vấn đề chúng ta đã mắc phải trên đất liền, những con cá trong những mảng lưới lớn này đều xuất hiện áp lực tinh thần vì hạn chế không gian di chuyển và quá đông đúc số lượng. Chúng còn sinh ra rất nhiều chất thải gây ô nhiễm khu vực xung quanh và có tiềm năng lây bệnh cho những sinh vật hoang dã khác. Tệ hơn nữa khi những chất kháng sinh được sử đụng để chống bệnh khi không được hấp thụ hết bởi đàn cá nuôi sẽ thải ra ngoài tự nhiên gây ô nhiễm nước, hay nhiễm độc cho cây hay các sinh vật ngoài đó. Hơn thế nữa, khi lồng lưới bị đứt, khiến một lượng lớn cá bị thoát ra ngoài. Hậu quả là vô cùng lớn khi lượng thức ăn trong tự nhiên sẽ không đủ để cân bằng cho lượng lớn cá thoát ra và những chú cá đó với lượng gen lớn dùng để sản xuất công nghiệp sẽ làm nghèo đi vốn gen hoang dã có trong tự nhiên. Những đàn cá đó cũng có cũng có thể phá hoại hệ sinh thái của khu vực như một loài động vật xâm lăng "invasive species" (mình sẽ viết và giải thích vào bài sau, nếu có hứng thú!)
2) Phương pháp hồ nhân tạo
Đây cũng là một trong những phương pháp được sự dụng rộng rãi hiện nay. Khi thay vì dùng lồng lưới, người ta xây dựng những hồ chứa trên mặt đất gần bờ biển rồi thả cá vào nuôi. Tuy sẽ không gặp những vấn đề về việc hư lưới nhưng biện pháp này vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề nhức nhối. Hồ nhân tạo vẫn rất dễ gây ô nhiễm khi lượng lớn chất thải, dịch bệnh của cá nuôi vẫn sẽ được đưa thẳng ra biển qua hệ thống đường ống. Để xây dựng những hồ chứa lớn như thế này, ta lại sẽ phải đập phá đi hệ sinh thái quan trọng như hệ thống rừng ngập mặn hay các đầm lầy- lá chắn bảo vệ khu vực bờ biển khỏi thiên tai nhưng giông bão, cung cấp nơi ở hằng trăm các loài và hấp thụ hàng tấn khí nhà kính.
Một trong những phương pháp cho vấn đề này là nuôi trong hệ thống hoàn toàn kép kín. Bể chứa và hệ thống nước được đan xen với nhau thì một vòng tuần hoàn để tránh ô nhiễm và phải có thêm hệ thống lọc nước vô cùng tốn kém và khó khăn kỹ thuật.
Nhưng đó cũng chưa phải là vấn đề duy nhất khi ta nhìn đến vần đề thức ăn, khi phần lớn các loài cá ta nuôi hiện nay là những loài cá nằm ở vị trí cao trong chuỗi thức ăn như cá loại cá có vậy như cá hồi, cá chép, cá diêu hồng,... Khoảng 1/10( ted-ed) hay 1/3 (Quartz)( Vì không chắc chắn được nên mình sẽ đưa ra nguồn thông tin mình lấy được) lượng cá ta đánh bắt từ biển sẽ đem ra nuôi bọn cá lớn này. Nhưng tỉ lệ vẫn khả quan hơn là so với trên mặt đất khi họ đã có thể tối đa 1 pound thức ăn cho 1 pound thịt cá. Và các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu tìm ra loại thức ăn thay thế bằng côn trùng hay protein thực vật. Nhưng hiện tại, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp ngư trại vẫn liên kết với các hoạt động đánh bắt quá mức.
Vậy sau khi nhìn qua 2 phương pháp trên, bạn có thể thấy ngành ngư nghiệp hiện tại đã và đang trải qua hành trình vô cùng khó khăn. Nhưng với sự sáng tạo và phát minh khoa học kĩ thuật của con người, với 2 biện pháp mình sẽ đề cập tiếp theo có thể sẽ mang đến một niềm tin tươi sáng hơn cũng như tiềm năng lớn hơn ta có thể sử dụng và phát triển trong tương lai của nhân loại.
3) Biện pháp 100% hoàn toàn tự nhiên( vì chưa tìm thấy tên riêng nào phù hợp nên mình tạm gọi nó là như vậy :>)
Khi những phương pháp trên, con người chúng ta luôn tập trung vào những sinh vật nằm trên của chuỗi thức ăn thì phương pháp này lại đi ngược lại, ta lại nhìn xuống dưới chuỗi thức ăn của biển.
Phương pháp này liên quan mật thiết đến sinh vật biển nên mình sẽ giới thiệu sơ lượt về những sinh vật biển trước để các bạn dễ hiểu hơn cách hoạt động của phương pháp này:
Con trai( Mussel): là sinh vật thuộc ngành thân mềm lớp hai vỏ(bivalve molluscs), chúng có sống ở nước ngọt lẫn nước mặn, có cơ thể dài và không đối xứng so vs những con sò ốc ăn được khác, thường sống ở vùng gian triều (intertidal zone) bám ở những mỏm đá, chúng ăn bằng cách cho dòng nước đi qua khe vỏ hấp thụ và lọc những sinh vật phù du trong nước để lớn lên. Chúng là loài sinh vật sinh sản hữu tính với con đực và cái riêng rẽ.
Rong biển( Seaweed): Rong biển, hay còn gọi là Tảo Lớn, chúng thuộc ngành động vật đa bào, sinh sống ở hầu như mọi nơi trên đại dương. Chúng có nhiều chủng loại như tảo đỏ (Rhodophyta), tảo nâu(Phaeophyta), tảo xanh lá cây( Chlorophyta) và một số chủng loại khác nữa. Một số chúng như tảo bẹ ( kelp)là nơi sinh sống cho rất nhiều loài sinh vật biển( Nếu có thêm thời gian mình sẽ viết thêm về khu rừng tự nhiên phong phú này!). Không chỉ vậy mà chúng còn có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ khí thải nhà kính và sản xuất khí oxi khi chiếm đến 90% lượng oxi sản xuất trên trái đất.
Nếu đã hiểu được những sinh vật này rồi thì phương pháp 100% hoàn toàn tự nhiên sẽ được áp dụng bằng cách nối các ấu trùng cũng như giống của những chú trai và rong vào những chiếc dây thừng lớn rồi đem chúng thả ở những khu vực rộng lớn, hoang sơ ở gần bờ biển. Những con trai và rong biển sẽ lớn lên nhờ dinh dưỡng tự nhiên mà không cần đến sự chăm sóc của con người. Đây là mô hình của một số ngư trại theo phương pháp này:
Vì vậy phương pháp đã đánh bật vấn đề thức ăn cũng như môi trường khi chúng vừa có thể lọc nước và hấp thụ khí cacbonic của đại dương vừa chống sự ô nhiễm cũng như sự axit hóa đại dương ( ocean acidification).
Phil Cruver là một trong những người đi đầu trong làn sóng đổi mới ngư nghiệp này. Ông là một trong những người đầu tiên được cấp phép nuôi trồng tại vùng nước liên bang của Mỹ. Từng làm việc cho một số công ty công nghệ sau khi quyết định nuôi trồng thủy hải sản ở vùng nước liên bang Los Angeles. Ông cho rằng lượng sản phẩm có thể làm ra là vô cùng lớn.
Thật vậy, chỉ trong vòng 5 tháng, với 5000 mét vuông ở biển, ta có thể làm ra 25 tấn rong biển và 250000 con trai. Với mạng lưới phân phối tốt, một số ngư trại nhỏ, ở một số địa điểm phù hợp có thể tạo ra một lượng sản phẩm đủ để nuôi sống toàn bộ dân cư trên trái đất.
Nhưng tuy là có nhiều lợi thế như vậy nhưng những loại thức ăn này đa phần là không phổ biến trong bữa ăn của mỗi người dân ở hiện tại. Liệu ta có thể thay đổi khẩu vị của mình để bảo vệ môi trường?
Đây là một video trải nghiệm thực tế về phương pháp này:
4) Khu vườn Nemo( Nemo's garden) Italy
Đây là một dự án được lập nên như một cuộc thí nghiệm được thành lập bởi tổ chức Ocean Reef Group. Họ tìm cách trồng trọt mới vì thực vật của họ đang chịu nhiều tổn thất bởi khí hậu lạnh giá. Điểm mạnh của khu vườn này tận dụng nhiệt độ ít biến động của đại dương. Được xây dựng vào năm 2013, ở khu vực ven biển tỉnh Noil, Italy. Nơi đây được cấu trúc với 5 sinh quyển xung quanh một trung tâm "Cây sự sống", cây được kết nối với từng sinh quyển một qua dây dẫn và được kế nối với hệ thống tháp điều khiển trên mặt đất. Tháp điều khiển có nhiệm vụ kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm, cũng là nơi cung cấp năng lượng cho hoạt động của "cây sự sống". Mỗi sinh quyển có những máy quạt điện để tuần hoàn không khí cũng như duy trì độ ẩm và tưới nước cho cây trồng . Mỗi quả cầu như vậy đóng vai trò như một nhà kính dưới nước vậy.
Vì đây là phương pháp mới và cũng không phổ biến nên mình chỉ có thể ghi được tới đây vì thiếu thông tin về loại hình này.
Dưới đây là những hình ảnh và hình thức mới này:
Nếu như thích bạn có thể xem thêm video dưới đây:
Đây là một trong những bài tâm huyết nhất của mình. Mình viết vì mình tìm thấy được sự thú vị cũng như tìm hiểu về những mảng ngành mà tương lai mình có thể được làm.
Mình thích nhất chính là phương pháp 100% hoàn toàn tự nhiên và mình suy nghĩ có thể trong tương lai không chỉ có con trai và rong biển có thể được tận dụng theo phong cách này mà còn có thể đa dạng hóa nhiều loài sinh vật khác nữa để làm phong phú thêm bữa ăn của mình mà có thể bảo vệ môi trường.
Mình cảm ơn các bạn đã đọc bài của mình cũng có thể cho mình ý kiến của các bạn về những phương pháp nuôi trồng thủy hải sản này.
Một lần nữa, cảm ơn các bạn rất nhiều! Cũng như ted-ed, Quartz, Ocean Reef Group đã đem lại niềm hân hoan, phấn khởi cho mình.
Chú thích đọc thêm:
intertidal zone ( vùng gian triều)
ocean acidificaion ( sự axit hóa đại dương)
seaweed (rong biển)
Mussel ( con trai)
Nguồn thông tin:
Cảm ơn wikipedia đã hân hạnh tài trợ chương trình này
Liệu loài cá có thể biến mất bạn có thể đọc bài này để hiểu thêm về thời kỳ "PEAK FISH" mình đã đề cập ở trên:
Hay được đắm chìm vào hệ thống sinh vật vô cùng độc lạ trôi nổi ở vùng biển tảo đuôi ngựa với bài này:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất