Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 50

Bạn thân mến!
Vì tôi nhận được thư bạn thường là nhiều tháng sau khi bạn gửi chúng, việc hỏi người đưa thư xem bạn sống thế nào có lẽ không cần thiết - bởi chắc anh ta sẽ cần một trí nhớ tốt lắm để có thể trả lời. Nhưng tôi hy vọng bạn vẫn đang sống theo cách mà tôi có thể biết chắc điều gì đang khiến bạn bận rộn, bất kể bạn có ở đâu chăng nữa. 

Vì có điều gì xứng đáng để bạn chú tâm hơn là việc tự hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày - vứt bỏ đi một vài thói xấu, và quan trọng hơn là hiểu rằng những thứ bạn tưởng là bất lợi khó khăn trong hoàn cảnh thực ra lại là những yếu khuyết trong chính tâm trí bạn. Vì ta thường có thói quen đổ lỗi cho thời gian hay địa điểm; trong khi những vấn đề ấy sẽ vẫn theo ta bất kể nơi đâu ta đến.

Bạn biết đấy, vợ tôi có nuôi một cô hề, Harpaste, người đã sống phụ thuộc ở trong nhà một thời gian dài để tấu hài (bản thân tôi thì khá dị ứng với mấy trò này. Khi tôi muốn giải trí với những sự ngốc nghếch hài hước, chẳng cần phải nhờ ai - tôi có thể tự cười chính mình). Bà Harpaste ấy một hôm đột ngột mất đi thị giác. Một điều kỳ lạ đến khó tin, nhưng chính xác là như thế: bà ta không biết là bà ta bị mù, mà thay vào đó hỏi đi hỏi lại gia nhân về những sự thay đổi cách sắp xếp trong nhà, và nói rằng chỗ ở của bà ta luôn thiếu ánh sáng.
Bạn nên biết rằng thứ bạn đang cười trong tình huống của bà chính là thứ xảy ra với tất cả chúng ta. Không ai nhận ra rằng mình luôn tham lam hoặc hám lợi. Người mù ít nhất còn biết nhờ dẫn đường; còn chúng ta thì cứ lang thang mà không ai hướng dẫn, rồi lại tự biện hộ cho mình: "Tôi không tham vọng. Đây chỉ là cách mà một người phải sống ở La Mã. Tôi không tiêu xài phung phí, chỉ là cuộc sống thành thị đòi hỏi những thứ chi trả ấy. Đó không phải là lỗi của tôi khi tôi để mình bị điều khiển bởi cơn giận, hay tôi chưa có một kế hoạch cụ thể cho đời mình - đó chỉ là cách sống của người trẻ". Tại sao ta lừa dối chính mình? Những vấn đề của ta không ở bên ngoài, chúng nằm trong chính chúng ta, và thậm chí ở chính nơi quan trọng nhất (tâm trí). Lý do khiến việc chữa lành những căn bệnh ấy trở nên rất khó khăn là vì ta thậm chí không nhận ra là mình ốm. Sự yếu đuối của chúng ta là rất trầm trọng. Ngay cả khi chúng ta chấp nhận và bắt đầu quá trình chữa trị, ta sẽ phải tốn bao nhiêu thời gian để loại bỏ những tật xấu ấy? Vậy mà thực ra người ta còn chẳng cả tìm kiếm bác sĩ.
Và những căn bệnh ấy cũng chẳng phải ở giai đoạn đầu của chúng. Nếu chúng ở giai đoạn ấy, mọi thứ đã dễ dàng. Người bác sĩ chỉ cần chỉ đúng đường, và tâm trí ta, còn minh mẫn và có thể nhận ảnh hưởng tốt, sẽ theo đó mà cải thiện. Vậy nên nếu điều đó là khó khăn để chỉ cho ta cách sống thuận theo tự nhiên, đó là vì ta đã bỏ quên nó quá lâu rồi. Ta ngượng ngùng khi phải học cách làm chủ và rèn luyện tâm trí. Nhưng lạy Chúa, có gì xấu hổ trong việc tìm kiếm sự chỉ dẫn cho một điều tốt đẹp đến như vậy? Vì đâu có hy vọng nào cho một viễn cảnh khác - rằng những sự chỉ dẫn ấy sẽ tự tìm đến với ta. Một người phải tự mình làm việc ấy. Nhưng nó cũng đâu có quá khó khăn, nếu ta sẵn sàng thực hiện ngay lập tức, như tôi đã nói, bắt đầu định hình và chỉnh đốn tâm trí trước khi những thói xấu đã ăn sâu vào trong nó.
Nhưng ngay cả khi ấy (khi những thói xấu đã ăn sâu vào tâm trí), tôi cũng không hết hy vọng. Từ từ, từng chút một, nỗ lực của ta sẽ vượt qua sự phản kháng ấy. Ngay đến thân sồi còn có thể được dựng thẳng, bất kể nó có cong đến thế nào, rào gậy quanh thân cây rồi uốn lại bởi nhiệt, rồi thậm chí ta có thể uốn nó theo bất cứ dáng nào ta muốn. Vậy thì với tâm trí việc đó dễ dàng hơn đến thế nào, thứ dễ uốn và mềm dẻo hơn bất cứ chất lỏng nào, để nó có được một khuôn mẫu mới? Vì tâm trí có là gì ngoài một lượng khí được dồn nén theo một khuôn mẫu nhất định. Và bạn biết đấy, vì khí nhẹ hơn bất cứ dạng vật chất nào, nó hoàn toàn có thể thích nghi với bất cứ khuôn mẫu nào ta mong muốn có được. (Lời người dịch: 2000 năm trước, chắc cũng không quá khó hiểu khi người ta chưa biết chút gì đến cấu tạo hình dạng của não bộ. Quan điểm của Seneca ở đây mình tin cũng là quan điểm được nhiều người có học trong thời kỳ ấy chấp nhận)
Dù đúng là giờ đây đầu óc ta bị chi phối bởi những thói xấu, và tình trạng này đã tồn tại trong một thời gian dài, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên từ bỏ hy vọng, bạn của tôi. Không ai vươn tới một tâm trí sáng suốt mà không trải qua giai đoạn ấy. Hầu như luôn là những thói xấu kiểm soát tâm trí trước, và việc học những phẩm cách cũng là để từ bỏ những thói xấu trong đầu ta. Nhưng cũng chính bởi vậy, ta càng nên chú tâm vào quá trình rèn giũa tâm trí; vì một khi ta làm được, những phẩm cách sẽ ở lại mãi mãi cùng ta. Một người không mất đi phẩm cách sau khi đã có chúng. Với những thói xấu, việc chúng chiếm lấy tâm trí con người là không thuận theo tự nhiên, vậy nên ta có thể từ bỏ và đuổi chúng ra khỏi tâm trí; nhưng thứ gì đã được đặt vào đúng vị trí thì sẽ ở đó một cách chắc chắn. Phẩm cách là thứ con người cần hướng tới, nó thuận theo tự nhiên; còn thói xấu thì ngược lại, nó chỉ độc hại mà thôi.
Nhưng dù biết chắc rằng khi đã có được phẩm cách ta sẽ không còn phải lo sợ mất nó nữa, thì việc khởi đầu để có được những phẩm cách ấy là gian nan. vì một tâm trí yếu đuối và u tối thì dễ bị lay động và sợ hãi những thứ không quen thuộc với nó. Vì vậy nó cần phải bị cưỡng ép (trong kỷ luật) để có thể bắt đầu. Sau đó, thuốc sẽ sớm bớt đắng; vì ngay khi mà tâm trí bắt đầu cải thiện, nó sẽ cho ta niềm vui sướng. Khác với việc một người thường chỉ có thể hưởng kết quả của việc điều trị sau khi sức khỏe đã phục hồi, một liều (thuốc) triết thì vừa có tác dụng chữa trị vừa ngọt ngào dễ chịu.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Because I received your letter many months after you sent it, I did not think it worth my while to ask the bearer how you were doing. He would need a good memory to tell me that! But I hope that you are now living in such a way that I know how you are doing no matter where you are. What other endeavor do you have than to make yourself a better person each day—to lay aside some error, to come to understand that what you think are fl aws in your situation are in fact flaws in yourself?
For we sometimes blame times and places for faults that in fact will travel with us wherever we go. 2 You know that my wife has a fool, Harpaste, who has long remained in my household as an inherited dependent. (I myself have a great aversion to these persons kept for show. If I ever want to be amused by a fool, I do not have to look far—I laugh at myself.) Th is woman, then, the fool, has suddenly lost her sight. It is scarcely credible what I am telling you, and yet it is true: she does not know she is blind, but asks her attendant over and over for a change of apartments, saying that her quarters are not well lit. 3 You should be well aware that what we laugh about in her case happens to every one of us. No one realizes he is grasping or avaricious. Th e blind at least request a guide; we wander about without one, and say, “It’s not that I am ambitious; this is just how one has to live at Rome. It’s not that I overspend; it’s just that city living demands certain expenditures. It’s not my fault that I am prone to anger, that I do not yet have any settled plan of life—this is just what a young person does.” 4 Why do we deceive ourselves? Our trouble is not external to us: it is within, right down in the vital organs. The reason it is so diffi cult for us to be restored to health is that we do not realize we are sick. Our infi rmities are very numerous, and very grave. Even when we do begin the healing process, how long might it take to rid ourselves of them? And as yet we are not even looking for a doctor! 
Nor is the condition to be treated of recent onset. If it were, the matter would be relatively simple. Th e doctor would show the right way; and our minds, still young and impressionable, would follow. 5 If it is difficult to guide us back into our natural path, it is only because we have deserted it. We blush to learn excellence of mind. But for heaven’s sake, is there any shame° in seeking instruction in so great a good? For there is no hope of the alternative—that it should arise in us by chance. One has to work at it! But the work is not hard, provided we start in time, as I said, and begin to shape and straighten the mind before its perversities become ingrained.*
6 Yet I do not despair even when they are ingrained. Sustained, concentrated eff ort can overcome any resistance. Oaken beams can be straightened, no matter how warped they are; crooked tree trunks are unbent by heat, and altered from their native form to whatever shape we require. How much easier is it for the mind, a thing suppler and more yielding than any liquid, to assume a new form? For what else is the mind but breath disposed in a certain way?* And you see that breath, being lighter than any other material, is by the same token more adaptable.
7 It is true that we are now inhabited by vice, and have been so for a long time; but this does not mean, dear Lucilius, that you should give up hope. No one acquires an excellent mind without fi rst having a bad one. All of us have been taken over already, and to learn virtue is to unlearn one’s faults. 8 Yet we may be of good cheer as we tackle the job of self-correction; for once we do come into possession of the good, it is ours forever. One does not unlearn virtue.* For contrary properties, those that are where they do not belong, remain unsettled and thus can be dislodged and cast away, but whatever comes into its proper place abides steadfastly there. Virtue is in accordance with our nature; faults are inimical to it.*
9 But even as virtues once attained cannot depart from us and keeping them is easy, so also it is arduous to begin attaining them. For it is characteristic of a mind that is weak and ill to fear what it has not yet experienced, so that it has to be forced to make a start. After that, the medicine is not bitter; indeed, it gives delight even as it effects the cure.* With other sorts of treatments, pleasure comes after healing; philosophy, though, is at one and the same time both curative and sweet.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: