5. Chú tâm mọi lúc vào những thứ trước mặt mình với sự chính xác và nghiêm túc, với lòng nhân từ, sự tự nguyện và công bằng. Và giải phóng bản thân khỏi những thứ làm sao lãng. Đúng đó, ta có thể nếu ta làm mọi việc như đó là điều cuối cùng mà ta được làm trong cuộc đời này, và hãy ngừng để bản thân bị lông bông vô mục đích, ngừng để cho cảm xúc lấn át những điều mà trí óc ta bảo ta phải làm, hãy ngừng việc đạo đức giả, hãy ngừng cho mình là trung tâm, và hãy ngừng cáu kỉnh. Nhìn mà xem, ngươi có thấy được rằng chỉ cần làm được những điều trên là ta đã có thể sống một cuộc sống thỏa mãn và cao quí không? Chỉ cần làm được như vậy thôi là ta đã làm tất cả những gì các vị thần có thể yêu cầu từ ta rồi.
6. Đúng rồi đó, cứ hạ thấp bản thân đi linh hồn của ta ạ. Những rồi sớm thì ngươi sẽ không còn cơ hội để giữ phẩm giá của mình nữa. Mỗi người chỉ được ban cho một cuộc đời. Cuộc đời của ngươi đã sắp được dùng hết rồi, và thay vì tôn trọng bản thân hơn, thì người đã giao phó hạnh phúc của chính bản thân mình cho linh hồn của những người khác.
7. Liệu ngoại cảnh có đang làm ta sao lãng không? Nếu thế thì hãy dành thời gian cho bản thân học hỏi những thứ đáng học hỏi, ngừng để bản thân bị sao lãng. Những cũng cần nhớ rằng những người mà lao động cả cuộc đời mà không có một mục đích nào để hướng suy nghĩ và khao khát của mình vào thì đơn giản chỉ đang phí thời gian thôi, mặc dù có làm việc chăm chỉ ra sao.
8. Hiếm khi một người đàn ông sẽ cảm thấy bất hạnh khi anh ta không cố đọc suy nghĩ của người khác. Nhưng nếu ta không nắm được những gợn sóng trong chính tâm hồn mình, thì sao ta có thể không bị bất hạnh cơ chứ?
9. Đừng bao giờ quên những điều sau:
Bản chất của thế giới.
Bản chất của ta.
Liên hệ của ta với thế giới này. 
Ta chiếm một vị trí nào trên thế giới này/
Rằng ta là một phần của tự nhiên, và không ai có thể ngăn ta nói và hành động hài hòa với tự nhiên, không bao giờ.
10. Khi so sánh những tội lỗi, Theophrastus nói rằng những tội lỗi được sinh ra từ dục vọng đều tệ hơn những tội lỗi sinh ra từ sự tức giận: điều này là một suy nghĩ đúng. Việc một người giận dữ quay lưng lại với lí trí là xuất phát từ một nỗi đau và sự quằn quại trong nội tâm. Còn người bị thúc đẩy bởi dục vọng, kẻ mà bị điều khiển bởi sự khoái lạc thì có vẻ như là bê tha và kém mạnh mẽ hơn. Theophrastus đã đúng, và hợp lí khi nói rằng những tội lỗi sinh ra từ hoan lạc xứng đáng bị trừng phạt nghiêm khắc hơn tội lỗi sinh ra từ đau đớn. Một người giận dữ có vẻ giống như là một nạn nhân của một sai lầm, bị khiêu khích bởi nỗi đau của bản thân, dẫn anh ta đến sự giận dữ. Còn kẻ còn lại thì tự thân mình lao đầu vào sai trái sau khi bị thúc đẩy bởi dục vọng của mình.