[Song ngữ] Cố Đô Hoa Lư - La capitale ancienne Hoa Lu
Đền Đinh-Lê là nơi đầu tiên phải ghé qua trước khi vào sâu khám phá bên trong Ninh Bình. Bởi đây là cố đô Hoa Lư, nơi các vị vua cũ Đại Cồ Việt từng trị vì.
Kể từ năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế ở Hoa Lư thì Kinh đô Hoa Lư tồn tại 41 năm (968-1009) trong đó 12 năm là triều đại Đinh (Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt) và 29 năm kế tiếp là triều đại Lê (mà người đầu tiên là Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế hiệu là Lê Đại Hành). Vua Lê Đại Hành đã mở mang xây dựng cung điện làm cho kinh thành càng nguy nga tráng lệ. Đến năm 1010 vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
À partir de l'année 968, Đinh Bộ Lĩnh est devenu le roi à Hoa Lư, puis la capitale Hoa Lu existé de 41 ans (968-1009), dans lesquels 12 ans de la dynastie Dinh, ( Le roi Dinh Bo Linh a nommé le nom Dai Co Viet au pays) et 29 ans suivant de la dynastie Le ( Le Hoan est devenu le roi sous le nom Le Dai Hanh. Le roi Le Dai Hanh a commencé à construire le palais pour développer la citadelle encore plus magnifique. Jusqu'à 1010, le roi Ly Thai To a changé la capitale de Hoa Lu à Thang Long.
Ngày nay du khách đến thăm Hoa Lư, trên nền cung điện năm xưa là hai ngôi đền cách nhau chừng 500 m. Một đền thờ Đinh Tiên Hoàng và một đền thờ Lê Đại Hành đều nằm trên địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Cũng vì hai ngôi đền thờ hai vị hoàng đế ở rất gần nhau nên nhân dân quen gọi là đền Đinh – Lê.
Aujourd'hui les touristes visitent Hoa Lu sur l'enfoncement du palais ancien, ce sont 2 temples distants de 500 m. L'un, c'est le temple Dinh Tien Hoang et l'autre, c'est le temple Le Dai Hanh, tous les deux situés à la commune de Truong Yen, district Hoa Lu. Puisque deux temples vénèrent 2 rois des deux époques proches, on dit que c'est le temple Dinh-Le.
Đền vua Đinh - Le temple du roi Đinh
Đền toạ lạc ở làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư trên khuôn viên rộng 5 ha. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17.
Ce temple se trouve au village de Truong Yen Thuong, commune de Truong Yen, district Hoa Lu. Son campus est de plus de 5 hectares. On l'a construit au 17e siècle.
Đền Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17-19. Đền vua Đinh nằm giữa các tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tạo nên vẻ bề thế, hoành tráng tôn nghiêm của ngôi đền.
Le temple Dinh Tien Hoang est une architecture unique dans l'art du relief et de la pierre des artistes folkloriques vietnamiens au 17e-19e siècle. Le temple Dinh est au milieu du feuillage des vieux arbres, dans un jardin pleins des fruits et des plantes, sa majesté est devenu plus monumental et sacré
Qua một sân ngắn vào đến lớp thứ hai là đến Nghi môn (cổng trong) 3 gian dựng bằng gỗ lim kiến trúc theo 3 hàng chân cột. Đi hết chính đạo, qua hai cột trụ lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá xung quanh chạm nổi, dài 1,8 m, rộng 1,4 m. Hai bên sập rồng có 2 con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối đẹp.
Après une petite cour, c'est une porte en bois classée 3 parties avec 3 piliers. Continuant la route en passant 2 grands piliers, on arrive à la cour du dragon. Au milieu d'ici, il y a un lit du roi en pierre avec des reliefs, 1,8 m de longueur, 1,4 m de largeur. Les deux côtés, il y a deux nghê en jade (petit dragon) qui fait le gardien génie
Từ sân rồng bước lên là Bái đường 5 gian, kiến trúc độc đáo. Tiếp đến là nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh. Gian thờ vua Đinh ở đằng sau.
Continuant de la cour du dragon, on arrive à la maison du culte. Ensuite c'est la sanctuaire les grands quatres du dynastie Đinh. La sanctuaire du roi Dinh est en arrière.
Gian giữa thờ tượng vua Đinh được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu bằng đá. Gian bên phải thờ tượng Đinh Phụng Lang (ngoài), Đinh Đế Toàn (trong) đều quay mặt về phía bắc, là hai con thứ của vua Đinh Tiên Hoàng. Gian bên trái thờ tượng Đinh Liễn quay mặt về phía nam là con trưởng của vua Đinh Tiên Hoàng.
Au milieu du sanctuaire, on met la statue du roi Dinh en cuivre sur un jade. Les deux côtés ce sont 2 dragons qui font les gardiens. À droite, c'est les statues Dinh Phung Lang et Dinh De Toan, tous les deux sont en face au Nord. À gauche, c'est la statue de Dinh Lien qui est en face du Sud, c'est le premier fils du roi Dinh Tien Hoang.
Đền vua Lê Đại Hành - le temple du roi Le Dai Hanh
Cách đền vua Đinh chừng 500 m là đến đền thờ vua Lê Đại Hành.
À distance du temple du roi Dinh environ 500 m, c'est le temple du roi Le Dai Hanh.
Đền nằm ở làng Trường Yên Hạ nên còn gọi là đền Hạ. Đền soi bóng xuống mặt nhánh sông Hoàng Long. Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa. Đền cũng được xây theo kiểu “nội công ngoại quốc” nhưng qui mô nhỏ hơn đền vua Đinh. Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3 m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay.
Ce temple se trouve au village Truong Yen, il a un autre nom, c'est le temple Ha. Il se reflète dans la branche du fleuve Hoang Long. Devant, c'est la montagne Đèn, après, c'est la montagne Đìa. Ce temple est construit comme le temple du roi Đinh mais plus petit que celui. En passant la porte, à gauche, c'est un grand Penjing de 3 m, comme la danse un phénix avec son bec dirigé vers le temple, ses ailes déploient.
Theo đường chính đạo bên phải còn cỏ hồ nước rộng. Qua Nghi môn nội (cửa trong), theo chính đạo kiến trúc đăng đối là hai vườn hoa. Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường cũng có long sàng bằng đá.
En continuant la route, à droite, c'est un grand lac. En passant une porte et continuant, les 2 côtés sont les jardins. Dans la cour du dragon, il y a aussi un lit du roi en pierre.
Gian thờ bên trong có cấu trúc giống Đền vua Đinh với gian thờ chính nằm ở đằng sau. Tượng vua Lê Đại Hành đặt ở giữa, bên trái là Lê Long Đĩnh và bên phải là Dương Vân Nga.
Le sanctuaire du temple a un structure comme le temple du roi Đinh avec l'autel principal en arrière. La statue du roi Lê Đại Hành est au milieu, à gauche c'est le prince Lê Long Đĩnh, et à droite c'est la reine Dương Vân Nga
Điều đặc biệt ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Đền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với hai ông vua đã có công lớn lao trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ thứ 10.
En particulièrement, la relief des bois du 17e siècle au temple du roi Lê Đại Hành est parfait, incroyable. On a construit ce temple pour respecter les deux rois a des grands mérites dans le développement du pays.
Du lịch
/du-lich
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất