Nhân một cái ngày trống rỗng, tôi lại ở đây và xem lại một bộ phim siêu phẩm, kiệt tác của hình ảnh, âm thanh, nội dung và mọi thứ. Tôi thật sự ngưỡng mộ tác giả Arakawa Naoshi đã vẽ ra thứ âm thanh tuyệt mỹ đan xen trong những thước manga và anime, quả thật là một tuyệt tác nghệ thuật.
Với một cốt truyện xoay quanh nhân vật chính là Arima Kousei. Cậu là một thần đồng âm nhạc khi được mẹ rèn luyện từ nhỏ tuy nhiên từ khi mẹ cậu chết đi, đã để lại trong cậu một chấn thương tinh thần dẫn đến cậu không thể nghe được âm thanh trên những phím đàn của mình nữa. Trải qua những ngày tháng không thể đàn. Âm nhạc và cậu chỉ có thể gắn kết với nó bằng cách nghe và rồi một ngày cậu gặp được cô gái với sự giúp đỡ của cô, cậu đã có thể chơi đàn trở lại, nhưng đó cũng là khoảnh khắc cuối cùng của cô ấy trên giường bệnh.
Tưởng chừng như với một kịch bản và cốt truyện đã quen với nhiều người nhưng thật sự khi xem tôi đã phải thán phục trước tài năng của ông. Đối với tôi, đây chính là bộ phim hay nhất, xúc động nhất, và tuyệt vời nhất mà tôi từng xem.
Bắt đầu từ tên của bộ phim ta đã có thể thấy được mọi hình ảnh và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Tháng tư, tháng của những lời nói dối hoặc nó cũng có thể là những ngày duy nhất mà con người có thể nói những lời thật lòng với nhau giữa cái xã hội đầy dối trá này. Ngày từ những thước phim đầu tiên, hình ảnh những canh hoa anh đào rơi trong gió, mọi thứ tràng ngập trong một sắc hồng rực rỡ đến xiêu lòng. Nhưng ẩn sâu những hình ảnh đẹp đẽ, thanh cao ấy cũng một nỗi buồn về sự ngắn ngủi của cuộc đời và đầy tính phù dung của thân xác con người. Là một thanh xuân đã, sẽ qua đi để rồi bắt đầu một thanh xuân mới.
Trước khi gặp Kaori
Kí ức Kousei năm 11 tuổi hiện lên cùng bản sonata moonlight 3rd movement dưới một cặp mắt vô hồn những giai điệu của Beethoven. Dù một phần rất nhỏ chỉ vài giây để thể hiện bản nhạc nhưng ta cũng có thể thấy được sự tinh tế và sự am hiểu âm nhạc của mình.
Đầu tiên là hình ảnh Beethoven. Khác với Mozart là một thiên tài có thể ghi nhớ những bản nhạc khi chỉ mới hai tuổi, và năm tuổi đã là một nhà soạn nhạc. Từ nhỏ Beethoven đã bị người cha áp đặt hình bóng của Mozart lên mình, ông phải đàn liên tục cả ngày đến lúc những ngón tay sưng vù và cả những món đòn roi của người cha nghiện thuốc kích thích. Nếu nhạc của Mozart là sự trong sáng, thanh khiết, dịu dàng thì ngược lại âm nhạc của Beethoven thường mang những sự nhiệt huyết, phẫn nộ và đôi lúc là gào thét. Tất cả những điều trên cũng chính là tóm tắt toàn bộ kí ức của kousei với người mẹ, của sự gào thét trong nội tâm qua bản nhạc nhưng lại chỉ thể hiện nó qua một con mắt vô hồn. Nó chính là một nỗi đau bị dập tắt ngay trước khi cả nó kịp hình thành.
Tác giả chọn bản sonata moonlight 3rd movement để thể hiện được một kỹ năng chơi piano từ nhỏ của một thần đồng như Kousei và phải chăng “cũng chính là sự đồng cảm của nhân vật mà chính mình đã tạo ra”? Một sự gào thét, phẫn nộ nhưng cũng dịu dàng và lãng mạn.
Bằng lối kể đan xen giữa hiện tại và quá khứ khiến người xem có thể cảm nhận được cả chiều sâu nhân vật lẫn những sự kết nối giữa nhân vật và hiện thực. Thông qua thứ được gọi là “âm nhạc”
Những hình ảnh kí ức tiếp tục hiện lên trong những màu trắng đen, chỉ có cây đàn, người mẹ và Kousei đầy những vết bầm tím.
Thông thường với những người nghệ sĩ, “nghe nhạc” và cảm nhận âm nhạc là điều không thể thiếu với cuộc sống âm nhạc. Tuy nhiên qua những mảnh kí ức của Kosei ta cũng có thể thấy được sự không màu hay có thể hiểu là không có khái niệm “sắc màu” trong âm nhạc.
Những âm thanh mà cậu tạo ra chỉ là những bản copy “sắc màu” trắng đen. Cậu không được phép nghe những bản nhạc khác dẫn đến những khái niệm phong cách âm nhạc dường như bằng không.
Đến hiện tại, cậu đã có thể nghe được những màu sắc đó nhưng dường như nó đã là một thế giới khác. Không dành cho cậu. Và chỉ có thể ngắm nhìn từ xa. Không thể với đến được.
Mọi thứ được thể hiện qua cuộc nói chuyện với Tsubaki người bạn thơ ấu của Kousei. Là những một tuổi thơ trái ngược nhau và thế giới cũng khác nhau nhưng đâu đó có thể thấy được hai con người ấy vẫn hướng về nhau cố giữ một liên kết nào đó. Là tình bạn, đôi lúc là cả tình yêu đơn phương của Tsubaki dành cho Kousei.
“Kể từ khoảnh khắc gặp người ấy, cuộc đời tôi đã thay đổi. Những điều tôi thấy, những điều tôi nghe, những điều tôi cảm nhận,... cảnh vật xung quanh tôi, tất cả đều rực rỡ sắc màu” (Tsubaki)
“Nhưng với tôi tất cả chỉ là một màu đơn sắc. Cứ như những bản phổ… Cứ như những phím đàn…”(Kousei)
Hình ảnh của người mẹ với chiếc xe lăn khi biết mình gần chết và chỉ muốn con mình có thể tự đứng trên đôi tay mình tự sống sót với cuộc đời ngoài kia và sự ám ảnh bởi thứ âm nhạc hoàn hảo, hành hạ con mình với sự chính xác của bản phổ, mới có thể đưa con mình lên đỉnh cao và những giải thưởng lớn.
Điều này đâu đó khiến tôi có thể hiểu được, tận cùng của lòng trắc ẩn là sự tàn nhẫn và ngược lại. Hay sự tàn nhẫn là lòng trắc ẩn thể hiện qua dạng tiêu cực.
Từ khi người mẹ chết. Kousei đã không thể nghe được tiếng piano của mình. Trong cậu dường như đã chết đi một nửa. Âm nhạc là thứ duy nhất liên kết giữa quá khứ và hiện tại trong cậu, nó đã là một phần hơi thở. Và hình ảnh cậu ngồi nghe nhạc và viết từng nốt nhạc phần nào cũng thể hiện sự khao khát được sống trong mình. Dù nó chỉ là bản năng.
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất