Tiếp nối Cowspiracy là Seaspiracy (nhái từ Conspiracy - thuyết âm mưu), câu chuyện từ một chàng trai yêu biển người Anh một ngày quyết định khám phá những sự thật đằng sau của ngành đánh cá công nghiệp khi chàng đọc hàng loạt tin tức về việc cá heo chết hàng loạt.
Bài này mình chỉ tóm tắt nội dung chính nên nếu ai có ý định dành ra 1,5 tiếng để xem thì ko nên đọc tiếp. Bài này mình cũng ko fact-check nên các thông tin và số liệu đều là từ bộ phim ra. Mình xin phép không bình luận đúng sai trong bài.
Ngành đánh bắt cá thương mại mang đến doanh thu và lợi nhuận khổng lồ, đứng đằng sau bởi công ty, tập đoàn lớn và cả sự hậu thuẫn từ phía chính phủ các nước.
Và chính điều đó đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của rất nhiều loài sinh vật biển, trong đó có cá heo, cá mập, rùa…; phá hoại hệ sinh thái và môi trường biển….thậm chí còn gây ảnh hưởng đến nhân quyền, biến người lao động trở thành những nô lệ trên biển….

1. Sự thật đằng sau cái chết của những sinh vật biển khổng lồ
Chúng ta đang được truyên truyền mạnh mẽ về cái chết của những sinh vật biển khổng lồ này với nguyên nhân từ việc ô nhiễm môi trường biển do sự tiêu thụ rác thải nhựa quá mức của con người. Hình ảnh những chú cá heo trôi dạt vào bờ biển với dạ dày đầy rác thải nhựa, những chú rùa biển bị mắc kẹt do ống hút nhựa....Tuy nhiên, sự thật kinh ngạc đằng sau đó là cả một ngành công nghiệp đánh bắt và khai thác cá công nghiệp.
Loài cá heo đang bị giết hại một cách vô cớ vì sự tồn tại của chúng đang bị đổ lỗi việc đe dọa đến sự tuyệt chủng của các loài cá bé hơn, cụ thể là cá ngừ - loài cá mang đến doanh thu khổng lồ cho ngành công nghiệp khai thác ở biển.
Vậy còn cá mập? Chúng được được đánh bắt hàng loạt để cắt lấy vây, một món ăn được xem là bổ dưỡng và đắt tiền trong các nhà hàng cao cấp.

2. Sự biến mất dần của san hô
Nguyên lý của chuỗi thức ăn: cá bé là thức ăn cho cá cỡ vừa, cá cỡ vừa là thức ăn cho cá lớn hơn...Khi những chú cá lớn ở tầng trên cùng trong chuỗi thức ăn (cá heo) bị giết hại, số lượng những con cá tầng tiếp theo sẽ tăng dần số lượng. Tuy nhiên, do cá bé là nguồn thức ăn cho loài cá này và lượng cá bé đang ngày càng giảm dần do bị đánh bắt cạn kiệt thì theo thời gian những chú cá lớn này cũng dẫn cạn kiệt nguồn thức ăn và dẫn đến nguy cơ giảm dần số lượng và tệ hơn là tuyệt chủng.
San hô là tầng thấp nhất trong "chuỗi thức ăn". Tuy nhiên, san hô không tiêu thụ thức ăn như các loài cá mà cần nguồn dinh dưỡng là chất thải từ các loài cá bé để sinh trưởng. Bởi vậy khi các loài cá bé chết đi thì tự nhiên các rừng san hô cũng sẽ dần biến mất.

3.  50% rác thải biển đến từ các thiết bị/vật dụng đánh bắt cá
Chúng ta đang được truyền thông về tác hại của rác thải sinh hoạt hàng ngày đối với thiên nhiên và môi trường biển. Nhưng có một sự thật đáng kinh ngạc là 50% rác thải biển ấy lại đến từ ngành công nghiệp đánh bắt cá. Thứ vật dụng chúng ta vẫn được khuyến khích không sử dụng là ống hút nhựa, thực chất chỉ chiếm 0,03% lượng rác thải biển.

4. Nô lệ trên biển
Ngành đánh bắt công nghiệp mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ không chỉ từ việc khai thác hàng loạt mà còn đến từ nguồn nhân công rẻ mạt. Những con người này bị ngược đãi, bắt làm nô lệ trên tàu hàng chục năm, thậm chí bị giết, bị ném xuống biển để thủ tiêu.

5. Nuôi cá thay vì đánh bắt có phải là giải pháp bền vững?
Có nhiều vấn đề liên quan đến nuôi cá, ví dụ như ô nhiễm và bệnh tật. Thức ăn cho cá là vấn đề lớn nhất. Để sản xuất 1 kg cá hồi nuôi cần đến 1,2kg bột cá khô, đòi hỏi lượng cá lớn hơn để sản xuất thức ăn. Thực tế, 50% hải sản của thế giới đến từ các trại nuôi cá như thế. Tuy nhiên, loài cá hồi nuôi cũng có khả năng nhiễm khuẩn bởi rận biển do bơi trong chất thải của chính mình trong các trại cá chật hẹp. Lượng chất thải hữu cơ từ các trang trại nuôi cá hồi của Scotland ước tính bằng lượng chất thải tương đương toàn bộ dân số Scotland mỗi năm.
Hơn nữa, 38% khối lượng rừng ngập mặn (để chống bão dâng) hiện đã bị tàn phá, khai thác cho ngành chăn nuôi tôm.

6. Liệu ngừng ăn cá biển có giúp chúng ta bảo vệ đại dương?
Giải pháp bộ phim tài liệu Spiracy đưa ra là ngừng ăn cá để ngăn chặn ngành đánh cá công nghiệp để bảo vệ đại dương.
Vậy con người liệu có nên ngừng ăn cá?
Cá cũng có đầy đủ các giác quan cảm nhận như con người và có khả năng cảm nhận được nỗi đau.
Chúng ta ăn cá với niềm tin cá cung cấp nguồn dinh dưỡng chất béo omega-3. Tuy nhiên, axit DHA của tảo biển, nguồn thức ăn của cá, thực chất mới là thứ tạo ra chất béo omega-3. Vậy thì thay vì ăn vật trung gian, liệu chúng ta có nên ăn trực tiếp tảo?

#Seaspiracy