[Sách Dịch] The Daily Stoic by Ryan Holiday Week #3
Photo by Keegan Houser on Unsplash [Sách Dịch] The Daily Stoic by Ryan Holiday Week #2 Bài viết gửi bởi King Julien trong mục...
DAILY STOIC #15: VỮNG TIN VÀO NGỌN HẢI ĐĂNG
Chỉ những ai luôn có được sự vững vàng không nao núng khi suy xét trong mọi hoàn cảnh mới có thể đạt được sự bình thản trong tâm hồn. Những người khác lại dao dộng trước những quyết định, thay đổi qua lại giữa chấp nhận hay chối bỏ những điều xảy đến với mình. Vậy điều gì tạo nên sự khác nhau giữa họ? Đó chính là bởi triết lý sống mà họ dựa trên hay thậm chí là có hay không sự tồn tại triết lý sống trong họ.Seneca, Moral Letters
Trong các bài tiểu luận bàn về sự bình thản trong tâm hồn của Seneca, ông sử dụng một từ Hy Lạp là euthymia mà theo như ông định nghĩa là “kiên định tin vào chính mình và tin vào con đường mình đã chọn là đúng đắn”, ông cho rằng đó là một trạng thái của tâm trí mà giúp ta có thể đạt được sự bình thản.
Một tầm nhìn rõ ràng cho phép ta có được niềm tin đó, đó không phải là luôn khẳng định ta sẽ hoàn toàn đúng về mọi thứ hay là ta nên như thế. Nó chỉ là ta có thể vững tin là mình đang hướng đi trên con đường đúng đắn, đó là cho ta biết ta không cần phải luôn bận tâm so sánh với bất kỳ ai hay cứ phải luôn thay đổi biến động từng lúc theo thế giới xung quanh.
Thay vì vậy, sự tĩnh lặng và bình thản có được khi ta nhận rõ được ngọn hải đăng mình đã chọn và gắn chặt với nó.
DAILY STOIC #16: NÔ LỆ CỦA THÓI QUEN
Trong hầu hết mọi việc chúng ta thường nhận định các tình huống mà không dựa trên những giả thiết đúng đắn, thay vào đó là dựa vào các thói quen mà thường là méo mó của mình. Vậy nên điều nên làm ở đây là con người ta hãy học cách vươn tầm lên khỏi suy nghĩ hạn hẹp để nhìn mọi việc thật khách quan từ trên cao. Chúng ta hãy thôi chỉ tìm kiếm thú vui mà tránh xa đau đớn, ngừng bám lấy sự sống mà ghê tởm cái chết, và đặc biệt đối với tiền bạc của cải thì hãy chú trọng sự cho đi hơn là đón nhận.MUSONIUS RUFUS, LECTURES, 6.25.5–11
Một người công nhân được hỏi
– “Tại sao bạn làm như vậy?”
– “Bởi đó là cách chúng ta vẫn luôn làm.”
Câu trả lời khiến mọi ông chủ đều thất vọng và là lỗ hổng khởi nguồn cho hầu hết những doanh nghiệp thất bại. Họ đang ngừng suy nghĩ chủ động và chỉ làm việc vô thức theo thói quen, doanh nghiệp của họ rồi sẽ lụn bại bởi sự cạnh tranh khốc liệt bên ngoài.
Thực tế con người cũng có bản năng là loài hành động theo thói quen hơn là theo suy nghĩ chủ động hay suy nghĩ phản biện, bởi vậy hay thật nghiêm khắc với thói quen của mình. Hãy là nô lệ của thói quen tốt. Thực tế chúng ta đang theo đuổi trường phái triết học thực hành mục đích để tìm kiếm và phá vỡ những hành vi vô thức của chúng ta, hành vi xuất phát từ thói quen lỏng lẻo. Chúng ta có thể giật mình khi nhận ra rằng tưởng như càng ngày ta càng hiểu biết hơn, thông minh hơn, tự chủ hơn nhưng thực tế thì chúng ta đang càng làm nô lệ cho những thói quen mới tinh vi hơn mà thôi.
Hãy luôn tự hỏi mình “Liệu đây có phải là cách tốt nhất để thực hiện việc này? Tại sao chúng ta nên làm vậy?”
Luôn ý thức cần phải có lý do cho mỗi hành động, và hãy là lý do đúng đắn. Đừng làm nô lệ của thói quen xấu, hãy tận dụng sức mạnh của thói quen tốt.
– “Tại sao bạn làm như vậy?”
– “Bởi đó là cách chúng ta vẫn luôn làm.”
Câu trả lời khiến mọi ông chủ đều thất vọng và là lỗ hổng khởi nguồn cho hầu hết những doanh nghiệp thất bại. Họ đang ngừng suy nghĩ chủ động và chỉ làm việc vô thức theo thói quen, doanh nghiệp của họ rồi sẽ lụn bại bởi sự cạnh tranh khốc liệt bên ngoài.
Thực tế con người cũng có bản năng là loài hành động theo thói quen hơn là theo suy nghĩ chủ động hay suy nghĩ phản biện, bởi vậy hay thật nghiêm khắc với thói quen của mình. Hãy là nô lệ của thói quen tốt. Thực tế chúng ta đang theo đuổi trường phái triết học thực hành mục đích để tìm kiếm và phá vỡ những hành vi vô thức của chúng ta, hành vi xuất phát từ thói quen lỏng lẻo. Chúng ta có thể giật mình khi nhận ra rằng tưởng như càng ngày ta càng hiểu biết hơn, thông minh hơn, tự chủ hơn nhưng thực tế thì chúng ta đang càng làm nô lệ cho những thói quen mới tinh vi hơn mà thôi.
Hãy luôn tự hỏi mình “Liệu đây có phải là cách tốt nhất để thực hiện việc này? Tại sao chúng ta nên làm vậy?”
Luôn ý thức cần phải có lý do cho mỗi hành động, và hãy là lý do đúng đắn. Đừng làm nô lệ của thói quen xấu, hãy tận dụng sức mạnh của thói quen tốt.
DAILY STOIC #17: BẠN CHỈ CẦN BẮT ĐẦU THÔI
Tôi là thầy của các bạn, các bạn đang học trong ngôi trường của tôi. Con đường tôi hướng tới là làm cho các bạn trở nên hoàn chỉnh hơn, tự do lựa chọn hành vi, không bị cản trở hay kìm nén, không hổ thẹn, hướng tới cuộc sống hạnh phúc thịnh vượng. Mục tiêu của các bạn là nghiêm túc học tập và siêng năng thực hành những điều đó. Vậy thì lý do gì khiến bạn không hoàn thành được khi trò đã có mục tiêu đúng còn thầy thì có cả con đường đúng lẫn sự chuẩn bị đúng? Điều gì còn thiếu? … Tất cả những gì còn thiếu để trở nên thành công là 1 chút sức mạnh, 1 chút sức mạnh để kéo bạn dậy và thúc đẩy bạn bắt đầu. Chỉ là hãy bắt đầu thôi.EPICTETUS, DISCOURSES, 2.19.29–34
Tin tôi đi rồi bạn sẽ thấy…
Bạn còn nhớ?
Khi ta còn ở trường hay khi còn nhỏ ta thường ngại phải thử những thứ mới bởi con người ai cũng sợ thất bại. Đến tuổi thiếu niên ta thường chọn tự lừa dối huyễn hoặc mình hơn là cố gắng tìm thấy sự thật hay thậm chí là tìm hiểu chính mình. Sự lười biếng và những nỗ lực nửa vời dẫn tới sự bào chữa “Nó không quan trọng, tội thậm chí còn không thử.”
Khi chúng ta trưởng thành hơn thì sự thất bại không còn quá quan trọng với ta nữa, những nguy cơ làm ta bận tâm không còn là những điểm số thất thường hay thành bại trong những trận đấu thể thao ở trường nữa mà là chất lượng cuộc sống và khả năng độc lập đối phó với cuộc sống của bạn.
Chúng ta đang có những người thầy tốt nhất: những triết gia thông thái nhất từng tồn tại. Không chỉ rằng bạn hoàn toàn có thể làm được mà những thứ được yêu cầu cũng rất đơn giản. Bạn chỉ việc bắt đầu, còn lại hãy lắng nghe và làm theo.
Khi ta còn ở trường hay khi còn nhỏ ta thường ngại phải thử những thứ mới bởi con người ai cũng sợ thất bại. Đến tuổi thiếu niên ta thường chọn tự lừa dối huyễn hoặc mình hơn là cố gắng tìm thấy sự thật hay thậm chí là tìm hiểu chính mình. Sự lười biếng và những nỗ lực nửa vời dẫn tới sự bào chữa “Nó không quan trọng, tội thậm chí còn không thử.”
Khi chúng ta trưởng thành hơn thì sự thất bại không còn quá quan trọng với ta nữa, những nguy cơ làm ta bận tâm không còn là những điểm số thất thường hay thành bại trong những trận đấu thể thao ở trường nữa mà là chất lượng cuộc sống và khả năng độc lập đối phó với cuộc sống của bạn.
Chúng ta đang có những người thầy tốt nhất: những triết gia thông thái nhất từng tồn tại. Không chỉ rằng bạn hoàn toàn có thể làm được mà những thứ được yêu cầu cũng rất đơn giản. Bạn chỉ việc bắt đầu, còn lại hãy lắng nghe và làm theo.
DAILY STOIC #18: CUỘC ĐỜI TRONG CON MẮT NHÀ THƠ
Rồi ta sẽ đi qua quãng thời gian ngắn ngủi được sống hoà hợp với thiên nhiên để nhẹ nhàng đến nơi an nghỉ cuối cùng, giống như quả ôliu chín mọng rồi rơi nhẹ xuống sẽ ca ngợi Trái Đất đã nuôi dưỡng nó, sẽ cảm ơn Mẹ Cây đã sinh ra và cho nó cơ hội được lớn lên trên đời.MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 4.48.2
Trên đây là một trích đoạn với những lời văn tuyệt đẹp trong cuốn Meditations của Marcus Aurelius, đáng ngạc nhiên hơn khi ta biết đối tượng mà tác giả hướng đến – Ông viết cho chính mình. Trong tác phẩm ông nhiều lần ca ngợi cuộc sống, tôn thờ vẻ đẹp thiên nhiên và biết ơn quãng thời gian trên đời dù là ngắn ngủi đi nữa. Những đoạn văn sống động đó được ra đời dưới ảnh hưởng rất lớn của Marcus Cornelius Fronto – thầy dạy riêng của tác giả, người được biết đến là nhà hùng biện giỏi nhất thành Rome bên cạnh Cicero, người đã giúp Marcus Aurelius định hình cách suy nghĩ-viết-nói.
Không chỉ là những ngôn từ nên thơ, chúng còn cho tác giả và đến giờ là cho chúng ta một góc nhìn đep đẽ về những thứ tưởng như bình thường hay thậm chí cả những thứ chúng ta ghét bỏ. Phải trong con mắt của 1 nhà thơ thì cái chết mới hiện lên như một trái cây chín rụng trong tiếng cảm ơn cuộc đời, cảm ơn nguồn cội.
Một góc nhìn tươi sáng và đầy niềm vui để thấy những điều mà người khác không thể, tìm thấy sự biết ơn và hài hòa ở những nơi mà người khác bỏ qua. Điều đó phải chăng tốt hơn nhiều khi nhìn thế giới như một chốn tối tăm.
DAILY STOIC #19: QUYỀN LỰA CHỌN
Vinh quang và ngục tù dù hoàn toàn khác biệt nhưng trong hoàn cảnh nào đi nữa nếu bạn muốn thì quyền tự do lựa chọn không ai có thể lấy đi được.EPICTETUS, DISCOURSES, 2.6.25
Những tín đồ Khắc Kỷ đến từ nhiều tầng lớp khác nhau và hoàn cảnh cũng hoàn toàn khác biệt, chẳng có điểm chung nào về xuất phát điểm. Một số sinh ra trong quyền quý với cuộc sống dễ dàng, số khác lại xuất phát từ dưới đáy xã hội trong khó khăn không kể xiết. Với chúng ta cũng vậy, ta tìm tới triết học từ nhiều nền tảng xã hội chẳng mấy liên quan tới nhau.
Nhưng trong tất cả hoàn cảnh, dù sống với cơ may hay vật lộn với vận rủi thì ta cũng chỉ có 1 việc cần làm nhất: tập trung vào những thứ có thể toàn quyền lựa chọn. Được vậy thì hoàn cảnh sẽ khó mà quật ngã được ý chí của bạn bởi ý chí là của bạn còn hoàn cảnh là của 1 ai đó khác. Viktor Frankl sống trong địa ngục trần gian Auschwitz nhưng ông không than vãn, chẳng căm thù thậm chí cũng không đau khổ vì phải ở trong hoàn cảnh đó. Bởi ông vẫn tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, ông chỉ cho đó là 1 thử thách.
Bạn có tin vào vận mệnh, bạn có nghĩ nó đang dẫn dắt cuộc đời bạn? Bạn có biết rằng yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau của mỗi cá nhân là THÁI ĐỘ SỐNG và thật vô cùng may mắn khi ai trong chúng ta cũng đang hoàn toàn nắm giữ chìa khóa thành công và hạnh phúc của chính mình. Vậy tại sao phải than vãn? Tại sao phải mò mẫm tìm kiếm trong khổ đau và bế tắc? nó đang ở ngay đây đấy thôi. Việc cần làm là đừng để ai đó cầm chìa khóa của bạn.
DAILY STOIC #20: CHÁY THÊM LẦN NỮA
Nguyên tắc của bạn sẽ không thể bị lu mờ trừ khi bạn dập tắt hoàn toàn những suy nghĩ đang nuôi dưỡng chúng, bởi trong ta vẫn đang luôn bùng lên ngọn lửa khác. Chúng ta hoàn toàn có thể sống lại thêm lần nữa! Hãy nhìn mọi thứ bằng con mắt thật mới mẻ như ta đã từng thuở còn thơ, đó chính là cách ta bắt đầu lại cuộc sống.MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 7.2
Bạn vừa trải qua quãng thời gian tồi tệ? Dòng đời cuốn xô bạn xa dần những nguyên tắc và đức tin bạn từng cố giữ gìn? Hoàn toàn không có gì lạ cả, chúng xảy đến với tất cả mọi người.
Thực tế thì những điều tồi tệ giống vậy có lẽ cũng đã xảy ra với Marcus Aurelius, có thể đó cũng là lí do ông viết ra những dòng ghi chú này cho chính ông. Những khó khăn trong công việc, vấn đề trong gia đình, vấn đề từ chính mình… trong những lúc đó phải chăng ông sẽ mất đi sự bình tĩnh vốn có, nhìn cuộc sống bằng con mắt bi quan hay ngừng tự kiểm tra chính mình thậm chí những triết lý sống có lúc cũng bị lu mờ. Ai lại không có thể như vậy chứ?
Vậy nhưng xin hãy nhớ cho rằng cho dù điều gì đã xảy ra đi nữa, dù bạn có thấy thất vọng về mình bao nhiều đi nữa thì nó cũng đã ở trong quá khứ đi rồi. Trên hết những nguyên tắc bản thân chúng không thay đổi bởi vậy ta có thể quay lại và nắm giữ lấy nó bất cứ lúc nào.
Trẻ thơ thật tuyệt vời, chúng có thể khóc rồi lại cười ngay sau đó, chúng sẽ ngã rồi luôn đứng dậy đi tiếp và mỗi ngày như mọi ngày đều thức dậy sống với niềm háo hức và say mê, đó là cách chúng lớn lên. Mọi việc chỉ ngừng lại khi ta nghi ngờ chính mình, để quá khứ trách móc hiện tại và vứt bỏ tương lại. Hãy bùng cháy thêm lần nữa và có thể nhiều lần nữa.
DAILY STOIC #21: NGHI LỄ BUỔI SÁNG
Hãy tự hỏi bản thân mỗi sớm mai thức dậy– Tôi đang thiếu gì để giũ bỏ được những đam mê?– Tôi cần gì cho sự tĩnh lặng?– Tôi là ai? Một vật sống vô tri, một địa chủ hay một ngôi sao? Có lẽ không phải vậyVậy thì là gì? Một con người có lý trí.Điều đó đòi hỏi gì ở tôi? Suy ngẫm về những hành động của chính tôi.– Tôi đã rời xa sự thanh thản của mình như thế nào?– Tôi đã làm gì không thân thiện, ích kỷ hay vô tâm?– Tôi đã thiếu sót những gì trong những điều trên?EPICTETUS, DISCOURSES, 4.6.34–35
Rất nhiều người thành công tiết lộ bí quyết rằng họ xây dựng cho mình một thứ gọi là nghi lễ buổi sáng, có thể là thể dục thể chất hay thể dục trí não – thiền hoặc cũng có thể cả hai. Một số thường hay viết lên những trang giấy những suy nghĩ, nỗi sợ và cả hi vọng về cuộc sống. Hal Elrod thậm chí còn viết 1 cuốn sách về chủ đề này “The Miracle Morning“. Điều cốt lõi là không quan trọng chúng ta làm những gì mà là những nghi lễ này phải đạt được là sự phải chiếu tâm hồn bên trong chúng ta, là sự tập trung để làm điều khó khăn nhất “Know thyself” – hiểu chính mình. Bởi càng đọc nhiều ta sẽ càng ít suy nghĩ, càng làm nhiều ta sẽ càng ít hiểu chính mình. Tại sao nên thiền, tại sao thiền giúp bạn thư giãn, tại sao thiền lại tập trung vào hơi thở, tại sao tập trung hơi thở bạn sẽ có được sự tĩnh lặng để lắng nghe chính mình.
Dành thời gian cho nghi lễ này là điều mà trường phái Khắc Kỷ ủng hộ hơn những thứ khác. Ta không biết Marcus Aurelius viết cuốn nhật ký mà đã trở thành “Meditations” vào mỗi ngày buổi sáng hay tối nhưng chắc rằng ông tạo nên nó trong những khoảnh khắc yên lặng trầm tư một mình – ông viết cho chính mình chứ không cho ai khác.
Vào mỗi ngày kể từ hôm này hãy tự xây dựng một quãng thời gian cho riêng mình bằng nhưng câu hỏi khó tương tự. Hãy để triết lý sống và nỗ lực đưa bạn đến những câu trả lời tốt hơn ngày qua ngày. Làm điều đó mỗi sáng một lần, trong suốt cuộc đời.
Based on Daily Stoic by Ryan Holiday
Dịch bởi https://vnstoic.com
Ủng Hộ Spiderum vì một cộng đồng của tương lai
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất