Nhắc đến Nhật, người ta nghĩ đến gì?
Một quốc gia hình mẫu văn hoá phương Đông, là tấm gương hồi phục kinh tế thần kỳ, từ một đống hoang tàn vươn lên làm cường quốc kinh tế, luôn ở top đầu bảng xếp hạng những nước giàu nhất thế giới. Nhật Bản trong mắt người ta như một chốn thần tiên ai cũng mong được với tới.
Bí quyết dạy con của người Nhật? Cánh bỉm sữa thế giới đảo điên học tập.
Cách người Nhật đối xử với nhau? Thế giới lại xuýt xoa.
Người Nhật và lễ nghi rườm rà? Bản sắc văn hoá đẹp quá, thế giới cần noi theo, vân vân và mây mây...
Nhật Bản trong con mắt đại bộ phận thế giới thần tiên và lung linh, là ước mơ mà không phải ai cũng có thể chạm đến.
Nhìn vào sự phát triển và cách mà người ta tôn trọng nhau từng thứ nhỏ nhặt nhất, cách mà cả doanh nghiệp gập đầu xin lỗi người tiêu dùng vì đã tăng giá kem sau 25 năm dù chỉ là 2.000 đồng, cách mà người Nhật dạy con trẻ trong từng bữa ăn, chẳng ai có thể chê Nhật Bản và con người xứ sở mặt trời mọc.



Nhật Bản là một đất nước thường xuyên được xưng tụng trong rất nhiều lĩnh vực. Họ có một nền văn hóa ẩm thực cực kỳ đặc trưng, lối sống con người quy củ, cùng cảnh quan thiên nhiên đủ sức thu hút mọi du khách trên thế giới.Tuy nhiên ,đó chỉ là những gì mà mọi người cảm nhận được về Nhật Bản khi đến đây du lịch. Dưới đây là góc nhìn khác về Nhật Bản mà ít ai biết

Nhật Bản là một quốc gia giàu có?


Điểm đầu tiên khiến rất nhiều du khách ấn tượng, đó là khu Shinjuku bóng bẩy và ngập tràn ánh sáng. Ở đây có mọi thứ, từ những loại thực phẩm hết sức đặc trưng và cực kỳ ngon mắt, cho đến những chiếc toilet cực kỳ hiện đại và hoàn hảo.
Nhưng thực tế thì khi đào sâu, sẽ nhận ra có rất nhiều người Nhật đang dần bước vào lằn ranh đói nghèo. Có lần tôi ở qua đêm trong một quán cafe manga - một loại hàng quán của Nhật, trong đó có máy tính, nước uống, thậm chí cả phòng tắm dành cho những người muốn đọc truyện tranh thư giãn. Nhưng sáng thức dậy, tôi nhận ra có nhiều người sinh sống luôn trong những quán cafe kiểu như vậy
Với Nhật Bản, một đất nước mà cuộc sống và công việc có thật nhiều áp lực, ai cũng có lúc muốn bỏ lại những ồn ào, để đến với một nơi yên tĩnh và làm những việc mình yêu thích hay đơn giản chỉ là một ngày lười biếng, có thể là chơi thể thao, xem phim hay đọc truyện…để quên hết những muộn phiền của cuộc sống, thì Manga Café hay những cuốn truyện manga đã có một giá trị tinh thần riêng và là một nét độc đáo trong văn hóa người Nhật! Đây còn được coi như một dạng nhà nghỉ đặc biệt ở Nhật Bản!
Họ tỉnh dậy, ăn vận chỉnh tề rồi đi làm. Một số người giống tôi - là dân du lịch, nhưng rất nhiều người khác tới đây để làm thêm, nhằm duy trì khả năng tồn tại trong thành phố này
Mức lương trung bình người lao động NB năm 2019 đã giảm 0,3% so với năm 2018 và (tương đương 0,9% sau khi theo điều chỉnh lạm phát). Các quan chức của Bộ Lao động cho biết việc năm 2019 có nhiều ngày nghỉ và chiến dịch cải thiện điều kiện lao động như giảm giờ làm việc có thể là một trong các lí do dẫn sự sụt giảm này. Theo thống kê dữ liệu kinh tế khác các gia đình Nhật Bản có xu hướng thắt chặt hầu bao, cắt giảm chi tiêu sau khi mức thuế tiêu thụ tăng lên 10%. Động thái này đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty làm giảm mức lương trung bình của người lao động

Nếu bạn sống ở một thành phố lớn như Tokyo, mà kể cả những khu hào nhoáng nhất như Shibuya, bạn sẽ nhận ra Nhật Bản đang gặp khó khăn. Nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì không thể kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ không thể cạnh tranh với những chuỗi cửa hàng và nhà hàng lớn xung quanh các ga tàu điện, nên khả năng tồn tại của họ thấp dần
Các doanh nghiệp nhỏ và ý tưởng đột phá thường bị kìm hãm bởi nỗi sợ thất bại, và cấu trúc bảo thủ tại nơi làm việc. Thời đại internet bùng nổ và cuộc cách mạng smartphone, Nhật Bản không thể tận dụng. Sony, thương hiệu công nghệ nổi tiếng nhất của họ đã tự đóng khung bản thân, giống như nhiều hãng nổi tiếng nhất của nền kinh tế Nhật
Các quỹ đầu tư mạo hiễm đang rót nhiều tiền vào để cải thiện tình hình, giúp cho việc khởi nghiệp trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn
Dẫu vậy, khởi nghiệp vẫn là điều gì đó rất xa lạ với nhiều người dân Nhật Bản. Nguyên do là vì đâu?
Một khảo sát mới đây cho thấy giới trẻ nước này không còn “mặn mà” với khởi nghiệp như trước đây. Họ thích ổn định và làm trong các tập đoàn lớn, từ khi ra trường cho tới khi về hưu và hãn hữu lắm họ mới chuyển việc.

Theo ông Randall Jones, chuyên gia của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tư tưởng an nhàn này đang là một mối lo lắng lớn cho đất nước khi mà giới trẻ chỉ muốn vào làm tại những công ty lớn hoặc chính phủ. Sự bi quan này sẽ khiến giảm sút sáng tạo và năng suất công việc. 
Và hầu hết người Nhật lo sợ thất bại

Trên thị trường lao động và hàng hóa, Nhật Bản cũng đang dần trở nên khó cạnh tranh. Ngay cả nền công nghiệp giải trí cũng không thể so sánh với Hàn Quốc nữa rồi
Người trẻ có xu hướng rời quê đến các thành phố phát triển hơn để tìm cơ hội, nhưng như vậy cũng khiến nền kinh tế tại các địa phương trở nên tệ hơn

Người Nhật nào cũng lịch sự , thân thiện và hòa đồng?

Hẳn rồi, người Nhật - cũng như nhiều nơi khác trên thế giới - rất lịch sự trong những tình huống cụ thể. Họ có thể thân thiện với khách và người nước ngoài. 

Ở nơi công cộng, người Nhật lại có thái độ khác. Xã hội Nhật tồn tại một khái niệm tên "tatemae", ám chỉ hành động cười và cúi chào mà khách du lịch thường thấy. Người nước ngoài và khách du lịch rất hiếm khi được chứng kiến giọng điệu kém thân thiện của người Nhật nếu ở đây chưa đủ lâu.
Những người Nhật có đặc tính là ra vào là đóng cửa, chả bao giờ có ý muốn trò chuyện. Không chỉ thế mà họ còn lạnh lùng với chính những người thân trong gia đình, họ sống quan cách, ít thể hiện tình cảm.

Trẻ con tự lập từ bé, lớn lên rời xa cha mẹ đi học đi làm, xây dựng gia đình và không chung sống cùng cha mẹ. Mình đã được chứng kiến một vài lần gần nơi mình ở, nhiều ông bố bà mẹ sống một thân một mình, con cái ít khi thăm hỏi đến và…. chết lặng thầm trong căn phòng “ra vào là khóa cửa”, chả ai biết, chả hàng xóm ngó động, hỏi han. Khi bốc mùi thì mới báo cảnh sát và đã quá muộn.
=>Có thể thấy ở khắp nơi trên Thế Giới,người this người that. Mà vấn đề this that thì bàn chả đi đến đâu. Kỳ thị nihonjin vs gạijin, người Việt vs người trung địa, xứ shire, người hobbit, redneck vs nigga. Có chăng về văn hóa cá nhân, không gian riêng được tuyệt đối tôn trọng. điều nay ở Mỹ hay Nhật thì khá giống nhau. Ngược với VN luôn có những bà hàng xóm quan tâm yêu thương mình thái quá nên đứng trên góc nhìn đó thì cuộc sống ở Nhật có vẻ tệ nhưng việc có không gian cá nhân là cực kỳ tuyệt vời. Đó là chưa kể ở công viên , ven biển luôn có các khu vực mà cuối tuần bạn bè, gia đình thường picnic, tiệc BBQ điều ít thấy ở VN. Những việc tốt họ làm với tư tưởng là trong cộng đồng cần phải vậy chứ không phải ban ơn nên nhiều khi bạn sẽ thấy nó hơi giả tạo nhưng thực tế họ chỉ nghĩ đấy là việc nên làm thôi chứ không hẳn làm vì tình thương hay gì đó.

Thế hệ thanh niên "ăn cỏ"

Bạn có nghe kể về một lứa thanh niên Nhật được mệnh danh là "động vật ăn cỏ" không? Theo khảo sát năm 2015 của kênh tư vấn hôn nhân O-net, đại bộ phận thanh niên Nhật hiện giờ không hề mặn mà với đời sống tình cảm đôi lứa. Tới gần 75% nam giới chẳng hề có một mảnh tình vắt vai, cho rằng yêu đương thật phiền toái và không thiết thực.
Vì sao lại gọi là lứa "thanh niên ăn cỏ"? Là bởi, chuyện chăn gối của lớp thanh niên này như cỏ úa chiều thu. 21,6 % số lượng người trẻ Nhật chẳng quan tâm tới vấn đề thân mật, gần gũi với người khác giới hay người đồng giới. Rồi gần một nửa số cặp đôi vợ chồng chẳng thèm đụng đến nhau trong hàng chục năm hôn nhân.
Có một thế hệ thanh niên "ăn cỏ" tại Nhật.
Nếu bạn muốn có một cuộc hôn nhân lãng mạn, một tình yêu thăng hoa thì ở Nhật không thể chắc chắn đáp ứng cho bạn điều ấy.
Người trẻ Nhật đa phần không muốn kết hôn một phần vì thu nhập kinh tế.Để kết hôn, họ sẽ phải tiết kiệm rất nhiều tiền
Nhiều người trẻ cho biết họ vẫn không cảm thấy lạc quan hơn dù chính phủ đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế khi mà đất nước này đang phải gánh trên vai chi phí chăm sóc nhóm người cao tuổi tăng nhanh nhất thế giới, đồng thời nợ công lại thuộc nhóm lớn nhất. Ước tính có tới hơn 1/3 người Nhật Bản đang phải làm các công việc lương thấp nhàm chán
Mặc dù được đánh giá quốc gia có hệ thống an sinh xã hội và lương hưu tốt, nhiều người vẫn lo lắng vè thu nhập thấp sẽ không đủ tiền để kết hôn, mua nhà và sinh con. Báo cáo của ManpowerGroup cũng chỉ ra rằng có khoảng 37% nhóm người trẻ này nghĩ rằng họ sẽ phải làm việc đến chết để trang trải chi phí cuộc sống.

Người Nhật trẻ và sở thích tự biệt giam chính mình

Thanh niên Nhật Bản ở thời kỳ này gặp khá nhiều vấn đề tiêu cực. Yêu không, cưới không, ra đường cũng không. Một số lượng đáng kể thanh niên nước này hiện ngày ngày giam mình trong phòng kín, ủ rũ uể oải chẳng thèm ra đường. Cả ngày quanh quẩn chỉ ăn, ngủ, chơi game, lướt mạng, chấm hết. Không tương lai, không nghề nghiệp, chẳng định hướng. Họ là những Hikikomori.
Đáng buồn thay, nhiều Hikikomori chẳng phải là thanh niên bỏ đi, mà ngược lại, còn là những thanh niên ưu tú của đất nước. Nền văn hoá gia đình Nhật Bản đề cao mối quan hệ mẫu tử và sự bao bọc dành cho con cái, cũng bởi vậy, các quý tử cảm thấy không an toàn khi phải đối diện với thực tế khốc liệt, và rồi những kẻ yếu đuối chọn cách ẩn nấp trong 4 bức tường hòng tìm sự chở che.
Một Hikikomori giam mình trong phòng riêng.

Những người tị nạn tại tiệm net

Rồi lại có một lứa thanh niên khác, nhất là ở Tokyo, không giam mình trong phòng riêng nhưng cũng có một hình thái kìm hãm bản thân khác. Họ là những kẻ "dạt ra quán net", được gọi chung là các "Internet Refugees"- dân tị nạn quán cafe Internet.
Những kẻ dạt nhà này không phải chỉ là thanh niên tuổi đôi mươi, mà thậm chí còn là người trung niên, tuổi đầu 3 đầu 4, tóc đã điểm bạc. Cũng không hẳn họ ngồi lì ở quán net để chơi game, lướt mạng, mà vì lý do khác đáng buồn hơn. Họ coi quán net là nhà trọ. Đúng nghĩa, là nhà trọ.
Các quán cafe Internet 24 giờ ở Nhật có thiết kế từng buồng máy như phòng riêng cho khách sử dụng. Bởi vậy, những người không có đủ khả năng tìm kiếm một chỗ ở đàng hoàng giữa lòng thành phố đắt đỏ phải lấy những căn phòng này làm chỗ ở tạm thời. Những người này, có công có việc, có tiền, chỉ thiếu mỗi nhà cửa mà thôi.
Quán cafe Internet 24h là nơi dừng chân của những kẻ không nhà cửa.
Mỗi buồng chỉ đủ để một người lớn nằm cuộn mình co ro. Tắm rửa thì ra nhà tắm công cộng, nấu ăn, đi vệ sinh trong khuôn viên quán. Tồn tại ở thành phố mà người dân thế giới mơ ước chưa bao giờ là dễ dàng.
Dưới sức ép xã hội của nền kinh tế lớn, rất nhiều người không theo kịp được với guồng quay vội vã này và bị đào thải và một phần trở thành Dân tị nạn quán net. Thành phần của những dân tị nạn rất đa dạng. Họ có thể từ những học sinh bỏ nhà, công nhân viên chức thất nghiệp, những sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm… Theo số liệu của Bộ Sức khỏe Nhật Bản, cả nước có khoảng 5.400 dân tị nạn quán net, phần lớn vào độ tuổi 30-50 và phần lớn là nam giới. Sau cuộc suy thoái kinh tế, các công ty buộc phải cắt giảm nhân sự và đẩy hàng ngàn người vào tình trạng thất nghiệp. Ở Nhật, một khi thất nghiệp, sẽ rất khó để tồn tại. Không còn tiền để trả tiền thuê nhà, họ thành người vô gia cư. Làm việc thời vụ, chuyển vào sống trong café internet, họ miễn cưỡng bám trụ lại thành phố với hi vọng nhỏ nhoi còn lại.

"Văn hóa tự tử"

Ở Nhật có một "nền văn hóa" rất đỗi đặc biệt: văn hoá tự tử. Đối tượng tự tử có thể là bất cứ ai, từ những công nhân viên mẫn cán mất việc làm vì công ty thua lỗ, những học sinh chịu áp lực thi cử học hành, bị bắt nạt học đường cho đến những người lấy cái chết làm "món quà" dành cho người thân, bởi khi họ chết, gia đình sẽ được hưởng tiền bảo hiểm.
Theo số liệu được công bố năm 2014, ở Nhật có tới 250 nghìn người tự tìm đến cái chết. Trung bình, cứ mỗi ngày có đến 70 người tự sát. Có cả cánh rừng chết chóc mang tên Aokigahara, nằm dưới chân núi Phú Sĩ là nơi người Nhật tìm đến chấm dứt sinh mạng, có cả những câu lạc bộ tự sát được lập nên để phục vụ những kẻ nghĩ quẩn. Đấy, ở Nhật, nào đâu có phải sướng?
Lí do tự tử - "quốc nạn" của văn hoá Nhật:
+ “Karoshi” – chết do làm việc quá sức
+ Bắt nạt ở trường học
+ Tinh thần võ sĩ đạo Samurai "biến tướng"
+ Trầm cảm
+ Ảnh hưởng từ những câu lạc bộ tự sát tập thể
Khung cảnh hãi hùng trong khu rừng tự sát nổi tiếng Aokigahara.
Những năm gần đây, tỉ lệ tự tử ở Nhật Bản đã có xu hướng giảm đáng kể. Dù tự tử vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết cho người ở độ tuổi thanh niên, nhưng đó không phải toàn bộ. Vì tỉ lệ tử vong tự nhiên ở Nhật khá thấp, điều này cho thấy ngoài độ tuổi thanh niên, các độ tuổi khác trong xã hội vẫn có thể duy trì một cuộc sống tốt.

Sự bất bình đẳng giới tính khủng khiếp

Nhật Bản không phải là một quốc gia nơi cả nam và nữ bình quyền. Số liệu năm 2013 cho thấy xứ sở mặt trời mọc đứng vị trí thứ 105 trong bảng xếp hạng báo cáo về khoảng cách giới toàn cầu. Chỉ có 7% những vị trí cao cấp là do sếp nữ người Nhật đảm trách. Tại quốc gia này, đàn ông làm việc nước, đàn bà đảm việc nhà.
Sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận nam giới Nhật Bản cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ phụ nữ dấn thân vào ngành mại dâm ở xứ Phù Tang. Cơ hội việc làm bấp bênh, đãi ngộ không công bằng, các cô gái chọn cách kinh doanh "vốn tự có", kể cả những cô nữ sinh nhỏ tuổi, thông qua nhiều hình thức hẹn hò biến tướng, trong đó có Joshi-kosei osanpo - Hẹn hò đi dạo.
Một nữ sinh đang tự "quảng cáo" mình trên đường phố.
Với khoảng vài chục nghìn Yên, một gã đàn ông sẽ có 30 phút - 1 tiếng ngồi "tâm sự" với các cô gái nhỏ, rồi tuỳ vào thái độ của cô gái, buổi hẹn hò sẽ có điểm đến là về nhà hay các khách sạn tình yêu. Dịch vụ phát triển đến nỗi nhiều ngã tư còn có các cô gái trẻ đứng phát tờ rơi tự quảng cáo bản thân giữa thanh thiên bạch nhật.
Thông thường khi kết hôn, các cô gái Nhật, dù hừng hực khí thế sự nghiệp vẫn phải chọn cách ở nhà làm chủ gia đình, phục vụ chồng thay vì tiếp tục đi làm như trước. Nếu vẫn cố tình đi làm, người Nhật sẽ coi đó là hành động xúc phạm người chồng và chỉ trích cô gái nặng nề. Thậm chí, họ còn bị người chồng hạn chế kết giao, quan hệ xã giao đến mức tối đa.
Đời phụ nữ Nhật khi đã lập gia đình bí bách trong gian bếp.
Kết quả, phụ nữ Nhật giờ muốn lấy chồng ngoại quốc, và nhiều cô thà không lập gia đình, ở vậy nuôi thân béo
=>Nhưng giờ phụ nữ vai vế tự lực cũng rất nhiều nhưng nhìn chung việc phân biệt giới tính trong xã hội cơ bản vãn rất phổ biến.
Hiện tại thì phong trào 共働き (cả 2 đi làm) cũng đang mở rộng.Đặc biệt là giới trẻ (giới hạn trong những người mình gặp cỡ 3,4 người ở các công ty khác nhau) cũng thừa nhận mô hình gia đình cũ không còn phù hợp nữa, và họ cũng muốn vợ mình có thể làm việc sau khi kết hôn
.

Cuộc sống áp lực, đắt đỏ, lắm quy tắc

Nhật Bản là nước có áp lực công việc rất lớn. Nên chỉ số hạnh phúc của người Nhật rất thấp và tỉ lệ tự tử vì công việc của Nhật là rất cao. Do vậy ở nhật trên núi Fuji có khu rừng gọi là khu rừng tự sát. Có rất nhiều người vào đó đề tự sát. Hoặc hình thức đơn giản là treo cổ tự tử ở nhà. Và ở Nhật có một nghề rất bận rộn đó là nghề dọn xác.
Mỗi lần có vụ tử tử bằng tàu là một lần hàng trăm, nghìn người bị trễ. Người thân của những người tự tử phải đền khoản tiền đến cả tỉ đồng cho mọi thiệt hại mà người tự tử gây ra.Nếu như ở Việt Nam, việc quay phim chụp ảnh nơi công cộng gần như là thoải mái, thì ở Nhật, mọi việc làm liên quan đến người khác khi chưa được phép đều bị cấm.
Đơn cử như việc chụp ảnh, mọi bức ảnh quay phim chụp ai đó đều phải được sự đồng ý của họ. Trên tivi, mọi phóng sự đều phải làm mờ mặt người dân xung quanh. Nếu bạn xàm sỡ một người phụ nữ bạn có thể sẽ bị phạt tầm 80 triệu tiền Việt.
Chuyển nhà và dọn là một điều mà mọi người đều không thích. Ở Nhật, điều đó còn khủng khiếp hơn.
Bạn phải đi thuê được nhà mới, thông qua các công ty bất động sản. Nhà càng gần ga, gần trung tâm thì càng đắt. Khi vào nhà sẽ mất 1 khoản phí gọi là tiền lễ rất cao (từ 30 đến 60 triệu tiền Việt) chưa kể tiền nhà. Đồ ở nhà cũ nếu không dùng tới sẽ phải mua túi rác đặc biệt để đóng lại thì công ty chuyển rác mới đổ cho.Với nhà diện tích nhỏ thì không được ở quá 2 người lớn.
Tuy nhiên du học sinh, người lao động Việt Nam đôi khi vẫn ở ghép 4-5 người để tiết kiệm tiền nhà và các chi phí ga điện nước đắt đỏ.

Nền giáo dục Nhật Bản rất nặng

Những đứa trẻ ở Nhật Bản từ khi sinh ra đến lúc lớn lên được thừa hưởng một nền giáo dục với những điều lệ vô cùng nghiêm ngặt. Các luật lệ này không chỉ được áp dụng ở trong trường học mà còn áp dụng ngay cả vào cuộc sống thường ngày của học sinh.
Học sinh dưới 18 tuổi tại Nhật Bản phải tuân thủ giờ giới nghiêm vào lúc 10h tối. Tại các thành phố sẽ có những quy định khác nhau về hoạt động bị cấm thực hiện. Tuy nhiên, nhìn chung các em dưới 18 tuổi sẽ không được phép đến rạp chiếu phim hoặc đánh bạc sau 10h tối
Mỗi ngày, học sinh Nhật phải hoàn thành rất nhiều việc. Ngoài giờ học trên lớp, học sinh còn phải tham gia các hoạt động trước và sau giờ học, làm bài tập về nhà, một số phải đến các trung tâm luyện thi nên có ít thời gian để nghỉ ngơi.
Nhưng vẫn có nhiều điều thú vị:
- Giáo viên không được đuổi học sinh ra khỏi lớp
- Bữa trưa giống nhau và học sinh tự phục vụ
- Thầy cô và học sinh cùng ăn trong lớp
- Học sinh không bị ở lại lớp dù điểm thấp
- Học sinh cũng là lao công
- Gần như không có kỳ nghỉ hè
- Chơi thể thao trước và sau giờ học
- Thầy cô cảm thông cho học sinh ngủ gục

Người già phải chết trong cô độc

Nhật Bản là đất nước có dân số già chiếm tỷ lệ cao cứ 5 người lại có 1 người ngoài 60 tuổi. Nhưng điều đáng nói ở đây là đa số những người già đều không có người thân thích ở bên cạnh, thậm chí có rất nhiều người già đã phải chết trong cô độc. Mỗi năm có hàng ngàn ca người già chết trong cô độc được ghi nhận trên khắp nước Nhật và hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Thậm chí ở Nhật còn có các công ty chuyên làm công việc dọn dẹp ngôi nhà của những người già bị chết trong cô đơn.

Kết

Dù chỉ ra những mặt tối của xã hội Nhật Bản, nhưng đất nước này có rất nhiều điều đáng yêu, và bản thân mình cũng cực kỳ thích đất nước Mặt trời mọc. Chỉ là, mọi người đừng quá kỳ vọng, đừng thần thánh hóa đất nước này bởi chẳng có gì trên đời này là hoàn hảo cả, đúng không?
NOTE:BÀI VIẾT ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH LẠI DỰA VÀO CÁC NHẬN XÉT CỦA CÁC BẠN,LOẠI BỎ NHỮNG LUẬN ĐIỂM KHÔNG PHÙ HỢP VÀ THÊM CÁC Ý VÀO ĐỂ BÀI VIẾT THÊM PHẦN KHÁCH QUAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

THANK YOU FOR READING !!!


Đọc thêm: