SỰ THẬT MẤT LÒNG: CÁC BÀI TẬP CỦA IDOL TRÊN MXH THƯỜNG LÀ “XẠO”
Tất nhiên, không phải bài tập nào cũng là hàng fake. Tuy nhiên, bạn cần đi đạt một mức hiểu nhất định nào đó về bộ môn để nhận ra đâu...
Tất nhiên, không phải bài tập nào cũng là hàng fake. Tuy nhiên, bạn cần đi đạt một mức hiểu nhất định nào đó về bộ môn để nhận ra đâu là bài tập đúng và đâu là bài tập chỉ để “làm màu”. Mà giả như họ có chân thật show hết tất cả cho các bạn xem, chưa chắc việc tập luyện theo giáo án đó lại là một điều khôn ngoan.
1. Chuyên nghiệp = Tối ưu = Cá nhân hóa = Không phù hợp đại chúng
Thứ nhất, các bài tập chuyên nghiệp thực sự vốn được xây dựng dựa trên mindset “tối ưu khả năng vận động” của võ sĩ. Điều này đồng nghĩa với việc các tay đấm khác nhau, với các chiến thuật khác nhau sẽ yêu cầu những bài tập khác nhau.
2. Same same but different, nhìn vậy mà không phải vậy
Thứ hai, hãy nhớ câu châm ngôn sau “tương đồng nhưng không hề giống nhau”. Những điều bạn trông thấy có thể chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Nói ví dụ về clip tập lật tạ ấm của Gennady Golovkin, bạn trông thấy Golovkin tập luyện như thế và bạn nghĩ rằng đó là một bài tập hiệu quả để phát triển độ cứng cáp cho cổ tay. Thực tế không phải như vậy. Để đến được bài tập lật tạ ấm kinh khủng khiếp đó, cổ tay Golovkin đã phải đủ khỏe để mà các bài tập làm chắc khớp cổ tay thông thường không còn có tác dụng với anh nữa, anh mới bắt đầu tập bài lật tạ ấm.
Bài tập lật tạ ấm của Gennady Golovkin
Để dễ hình dung, hãy thử liên tưởng đến nền tảng giáo dục phổ thông hiện tại. Để thực hiện được các bài hằng đẳng thức phức tạp, điều quan trọng không phải là nắm giữ được công thức, mà cốt lõi ban đầu cho tất cả là việc phải biết làm tính nhân chia cộng trừ. Chỉ khi bạn biết làm tính nhân, bạn mới có thể làm quen đến lũy thừa và hằng đẳng thức. Bạn chứng kiến một người đàn anh đang giải hằng đẳng thức, nhưng nếu bạn chỉ học thuộc công thức mà vẫn chưa thể làm phép nhân, thì tôi chắc rằng, những thứ trong đầu bạn chỉ là những chữ cái và dấu hiện toán học vô nghĩa.
Chưa kể đến việc các bài tập dưới con mắt của chuyên gia sẽ khác với dưới con mắt của những khán giả không chuyên. Tôi từng có một cuộc trò chuyện với một trong những HLV xuất sắc, và ông từng đưa ra lời nhận định như thế này về Mike Tyson: “Em thấy đó, Mike Tyson đánh gió như vậy mà cái người ổng không lắc, không mất thăng bằng, nghĩa là cái core của ổng rất khỏe. Khi nào core khỏe được như vậy thì hẵng theo đuổi bài tập đó.”
3. Thứ ba, các bài tập ấy có thể chỉ là hàng fake
Thứ ba, thậm chí, các bạn cũng không nên bỏ qua khả năng rằng những thần tượng của bạn đang sử dụng những bài tập ấy để tạo nét riêng. Công việc của truyền thông là vẽ nên những câu chuyện để kể và nhiều người nếu không có câu chuyện đặc biệt thì sẽ tự tạo ra một câu chuyện đặc biệt để kể.
Có thể kể đến những siêu sao rất thành công trong việc này chính là LeBron James, Floyd Mayweather Jr. Những việc họ làm trên internet chỉ là những điều họ muốn bạn thấy chứ không phải những điều họ thực sự làm.
Hãy tưởng tượng, nếu những ngôi sao như Ronaldo, LeBron James, những người bỏ hàng triệu đô la một năm cho việc tập luyện thú nhận với bạn rằng, có những buổi tập, họ chỉ bật ngắn qua lại và kết thúc bài tập mà không tốn một giọt mồ hôi nào, liệu bạn có tin?
Tuy nhiên, đó lại là sự thực. Hầu như ai cũng lầm tưởng rằng tập luyện là “No Pain, No Gain”, nhưng ở tuổi u40 như những siêu sao kể trên, họ trả tiền để có thể tập luyện theo phương thức khoa học nhất, hiệu quả nhất, nhưng phải đảm bảo cơ thể già nua của họ chịu đựng được. Mindset “No Pain, No Gain” ở các VĐV tuổi xế chiều là một mindset “tự sát” cho sự nghiệp của bạn.
4. Số ít ngôi sao có thể theo dõi để tham khảo
Tuy nhiên, không phải ngôi sao nào cũng sẽ đăng tải những bài tập tạo nét. Có những VĐV vì ký hợp đồng với một trung tâm tập luyện nào đó, hoặc vì mục đích câu kéo học viên hay đang quảng cáo cho một HLV mới, họ có thể đăng tải những bài tập khoa học thực sự (nhưng không phải là tất cả).
Một trong những tay đấm có clip đăng mạng xã hội đáng tin nhất có lẽ là Michael Chandler (MMA) và Anthony Joshua (Boxing). Theo dự đoán của mình, với Chandler, có lẽ vì danh tiếng anh ấy ở đại chúng là không đủ tốt, nên anh cần một đường lui khác cho thời gian hậu sự nghiệp khiến anh ấy quyết định đăng tải những bài tập khoa học của anh lên cho các anh em võ sĩ khác tham khảo. Nếu may mắn, thời gian giải nghệ sau này sẽ giúp anh dễ tìm đường cạnh tranh với những HLV tiếng tăm khác hơn.
Trong khi đó, với Anthony Joshua, có lẽ siêu sao này nằm trong một bản hợp đồng quảng bá VĐV hoặc phòng tập, hoặc chuỗi sản phẩm công nghệ thể thao cao cấp nào đó đánh targer vào giới chuyên nghiệp nên các nội dung tập luyện của Joshua cũng chú trọng vào khoa học thể thao thực tế nhiều hơn.
Tóm lại, bạn nên hiểu rằng, ở các ngôi sao thể thao, việc tập luyện và hoạt động truyền thông là 2 khái niệm tách rời.
--------------------------------------------
Để theo dõi thêm các bài viết về nghệ thuật đối kháng, hãy theo dõi:
Blog: http://artofcombat.spiderum.com/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCF--fb3IVcwz6oCK7RGAqCA
Group: https://www.facebook.com/groups/nghesidoikhang
Fanpage: https://www.facebook.com/nghethuatdoikhang.fightart
Blog: http://artofcombat.spiderum.com/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCF--fb3IVcwz6oCK7RGAqCA
Group: https://www.facebook.com/groups/nghesidoikhang
Fanpage: https://www.facebook.com/nghethuatdoikhang.fightart
Fitness
/fitness
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất