Ở trên Spiderum đã có nhiều bài viết liên quan đến nữ quyền, như:

Nói một chút về lí do viết bài, thì là bởi những comment mà tôi bắt gặp trên Facebook trong nhóm Đại Việt Văn Sử Vấn Đàm. Một bạn đăng câu hỏi về sự ảnh hưởng của "tín ngưỡng thờ mẫu" đến cuộc sống của người dân Việt, có một comment khá lệch và căng liên quan đến vị trí của nữ giới và nam giới trong xã hội, hay là "nữ quyền". Điều này thúc đẩy tôi muốn gõ vài dòng, dù ở trên Spiderum đã có nhiều bài viết hay về chủ đề này.

Trước tiên, để đưa thêm thông tin về "tín ngưỡng thờ mẫu" và mối liên hệ với "nữ quyền", tôi xin phép trích một đoạn từ website của Ban Tôn giáo Chính phủ:
GS.TSKH Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian cho biết, tín ngưỡng thờ Mẫu có 4 vấn đề gắn với cộng đồng. Một là tín ngưỡng thờ Mẫu coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ; hai là mang cho con người sống ở trên đời này ba điều: Phúc - Lộc - Thọ. Đó là những ước muốn vĩnh hằng của con người. Ba là, thể hiện đậm nét chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa, tín ngưỡng hóa. Điều này thể hiện rất rõ qua việc hầu hết khoảng 50 vị thần mà tín ngưỡng thờ Mẫu tôn thờ là những nhân vật lịch sử có công với dân tộc hay đã được dân tộc lịch sử hóa, ví dụ như Đức Thánh Trần trong tín ngưỡng thờ Mẫu chính là Trần Hưng Đạo. Bốn là, tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng đa văn hóa.

“Đây là một ý nghĩa duy nhất chỉ có ở tín ngưỡng của Việt Nam. Trong số khoảng 50 vị thần mà tín ngưỡng thờ Mẫu tôn thờ, thì có tới hơn chục vị thần là người dân tộc thiểu số. Điều đó cho thấy, ngay từ rất sớm, người Việt Nam đã ý thức được vấn đề hòa nhập văn hóa. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu không phân biệt dân tộc, đa số cũng như thiểu số, rất bình đẳng và luôn sẵn sàng mở cửa để tiếp nhận đa văn hóa. Đây là vấn đề của cả nhân loại, cả thế giới đang kêu gọi”, GS Ngô Đức Thịnh khẳng định.
Như dòng tôi đã in đậm trong đoạn trích, có thể suy ra rằng: mặc dù Thờ Mẫu thiên về nữ thần, mẫu thần, hình ảnh người Mẹ, nhưng không vì vậy, nó là thứ phủ nhận vị trí của đàn ông trong xã hội, để bạn ấy phải bình luận là: "Là phụ nữ Việt Nam căng vcl. Mở mồm ra Địt đéo văng tứ lung tung, và đang kêu gào đàn ông sao nhiều quyền sống sướng thế, tội gì lấy chồng để phải hầu hạ chồng? Kêu gào đàn bà con gái có thua gì đàn ông các kiểu? Trong khi hàng vạn cái xác của các nam thanh niên nằm lại trên biên giới phía Bắc còn chưa kịp phân hủy hết. Thánh mẫu tôn thờ nữ giới hơi nhiều thì phải."
Thêm vào đó, cách bạn ví von phụ nữ với "cái xương sườn", đấy là cách diễn đạt của "Kinh thánh" thiên về các nước Châu Âu nhiều hơn, và Đạo Mẫu là một trong trong những tín ngưỡng cổ xưa nhất của Việt Nam, vậy nên nếu bạn cho rằng "Phụ nữ là cái xương sườn của chúng tôi, nơi chúng tôi sẽ bảo bọc nó kĩ càng. Làm ơn đừng nhảy ra kêu gào bình đẳng...", thì tôi xin phép cắt đi cái xương sườn của bạn, được không?

Bạn nam bình luận, khẳng định sự mạnh mẽ bất biến của đàn ông, sự đóng góp quyết định của họ vào sự sống còn của phụ nữ nói riêng và các quốc gia nói chung trong các trận chiến quân sự, đồng thời, cũng đinh ninh về sự yếu mềm của phụ nữ.
"Ngay cả câu "bình đẳng" các cô cũng không đủ tư cách phát ra, chứ chưa nói đến bình đẳng cái gì." 
"Nhưng mình chỉ muốn nói 1 sự thật rõ ràng mà đa số phụ nữ thời bình phớt lờ là: ai là người bảo vệ các cô, ai tạo điều kiện cho các cô an toàn ngồi đây mà bô lô ba la về nữ quyền bình đẳng vớ vẩn. Mà không bị bán rẻ rúng như phụ nữ ở Yemen, Syria, Lybia,... Phụ nữ là để yêu thương, bảo vệ. Ok chính xác. Nhưng làm ơn đừng quên mất vị trí của mình." 
"Phụ nữ là cái xương sườn của chúng tôi, nơi chúng tôi sẽ bảo bọc nó kĩ càng. Làm ơn đừng nhảy ra kêu gào bình đẳng quá lố trước khi có 1 sự tiến hóa vượt bậc, hay 1 công nghệ điên rồ nào đó giúp phụ nữ có thể mạnh mẽ như đàn ông."

Vậy ai đã là người trực tiếp nhất mang đến cho bạn sự sống để rồi ngồi đây bình luận?


Bản thân tôi không phủ nhận về sự khác biệt về giới, tôi không muốn cào bằng, rằng đàn bà cũng sẽ như đàn ông, hay đàn ông cũng sẽ như đàn bà, cũng có thể nữ quyền là một bước tiếp nối sự ra đời của "Khế ước tự do", điều đã được thừa nhận và tôn vinh nhưng cũng gây ra tranh cãi và mâu thuẫn.
Xét về hướng đi kể từ lúc ra đời, nữ quyền đã có nhiều sự thay đổi. Và hiện tại, dường như có một bộ phận cả nữ giới lẫn nam giới đều có bất bình với phong trào nữ quyền đương thời.
Về mặt sinh học, dường như đàn ông sẽ có nhiều ưu thế hơn, về mặt cơ bắp, dung tích phổi. Về mặt xã hội, đàn ông dễ được trọng dụng hơn nữ giới. Nhưng từ đấy, cũng dễ nhận thấy rằng, những áp lực được đặt lên vai giới tính này là rất lớn.
Còn xét đến đàn bà, họ dễ bị mặc định là yếu kém hơn, không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, ít được coi trọng trong các hệ thống quản lí, buộc phải phục tùng nhóm nam... Tôi sẽ không xét đến tính đúng hay sai, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận nhu cầu của nữ giới, theo tháp nhu cầu Maslow. Xét về mặt não bộ, phụ nữ thiên về hoạt động cả hai bán cầu não, trong khi nam giới sẽ thiên về bán cầu não trái, một điều khiến tính xã hội của phụ nữ cao hơn nam giới. Ở một khía cạnh khác, họ thường xuyên là những người được bảo vệ.
Nhưng dù thế nào, thì hai giới đều cần lẫn nhau, và dù cho là ai, nếu bài trừ giới kia, hoặc đồng hóa hai giới, đều là điều không đúng đắn. Điều đấy sẽ đẩy mạnh mâu thuẫn và định kiến giữa hai giới, dẫn đến tình trạng đổ lỗi cho nạn nhân (victim-blaming) hay nạn nhân hóa (victimize).
Về quan điểm cá nhân cơ bản đến thời điểm hiện tại - chưa có sự tìm kiếm và đọc sâu về sự khác biệt hai giới, tôi cho rằng nếu nam giới bị áp đặt cái "nam tính" quá mức, sẽ dẫn đến nhiều stress tiêu cực, có thể gây ra các rối loạn tâm lí và hành vi tự hủy, tự sát; ở một trường hợp khác, nếu nam giới kì thị cái "nam tính" sẽ dễ dẫn đến hành vi nạn nhân hóa cho các vấn đề gặp phải. Còn về nữ giới, những người theo đuổi các vị trí hiện được ưu tiên cho nam giới cũng sẽ tự đặt cho mình nhiều stress, có thể gây mất cân bằng giới trong xã hội, có thể gây già hóa dân số, hay cũng có nhiều vụ nạn nhân hóa liên quan đến "nữ quyền". Còn nếu phong trào đấy không diễn ra, phụ nữ sẽ mãi ở một vị trí thấp trong xã hội, với những sự ngược đãi, bất bình đẳng giữa con người, và tình trạng đổ lỗi cho nạn nhân.

Nhưng để hiểu hơn nữa sự khác biệt và có sự cảm thông, bài đăng này sẽ là tiền đề cho những bài dịch sau này về sự khác biệt sinh học giữa hai giới, điều gây ảnh hưởng lớn đến hành vi của mỗi nhóm.

Người viết: Người Xấu Xí