(Góc nhìn của một chàng trai 22 tuổi, đang cố gắng hoàn thiện mỗi ngày)
“Nhìn lên để biết phấn đấu và nhìn xuống để biết hạnh phúc” đúng nhưng chưa đủ!
Thế giới tồn tại 2 loại hạnh phúc, đó là hạnh phúc thế gian và hạnh phúc của người tu tậpHạnh phúc thế gian là chấp vào vào ngoại cảnh (sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngọt, xúc chạm êm ái) do 6 giác quan được thỏa mãn và nhìn chỉ là 1 giác quan. Đời sống thế gian có vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh.Hạnh phúc của người tu tập (bậc thành giác ngộ) là hỷ lạc (vui, thoái mái) không còn khổ do nội tâm sinh ra khi thay đổi lối sống bát chánh đạo ( Bát chánh đạo là con đường thoát khổ). Đời sống của bậc giác ngộ là vô thường, lạc, vô ngã, thanh tịnh.Nhưng để đạt tới hạnh phúc của người tu tập là rất khó nên chúng ta chỉ bàn tới hạnh phúc của trần gian. Thế giới chúng ta là thế giới nhị nguyên hai thái cực là khổ và vui. Vì vậy lúc nào chúng ta không thấy khổ thì đó chính là vui hay còn gọi là hạnh phúc. Nhưng cả đời chúng ta là khổ nên hạnh phúc nó thường xuất hiện ít hơn và càng già càng khó hơn.
“Hạnh phúc là một hành trình, chứ không phải là một đích đến”  vì vậy hạnh phúc sẽ sinh ra ở cả quá trình chúng ta nhìn lên hay chúng ta nhìn xuống, nó sẽ được sinh ra từ những điều rất nhỏ bé không tưởng.
“Nhìn lên để biết phấn đấu và nhìn xuống để biết hạnh phúc” đúng nhưng chưa đủ!Ngoài sự phấn đấu, nó còn có mang lại sự áp lực vô hình, sự tự ti.Một ví dụ thực tế, mình là 1 sinh viên kĩ thuật cụ thể là kiến trúc, vài tháng trước thì bắt đầu tìm hiểu về marketing và đó cũng là lúc mình được đi ra ngoài và tiếp xúc nhiều hơn. Lần mình bị áp lực nhất là một lần mình đi ké một người chị gặp bạn bè được coi là khá thành công đối với mình, suy nghĩ của mình lúc đó là sau này mình sẽ ra sao? Quá khứ mình không đặc biệt nên mình nghi ngờ về bản thân, nếu như mình đến tuổi đó mình không được như họ thì sao?Đến giờ mình nhận ra là mình đã sai khi suy nghĩ như vậy, vì mình khác họ 2 điểm là vạch xuất phát và đích đến. Có thể điểm xuất phát của họ tốt hơn nhưng đích đến của họ lại xa hơn, và họ cũng vẫn luôn phải nỗ lực mỗi ngày. Mình có thể xuất phát sau họ, nhưng mình phải học được cách nỗ lực của họ để đi đến đích của mình.
“Người thông minh thì học từ trải nghiệm của chính mình, người thông thái thì học từ trải nghiệm của người khác”
Có một thứ mình luôn dành rất nhiều công sức để xây dựng đó là mối quan hệ với những người đi trước. Mình muốn được học hỏi từ họ, học những kiến thức đã qua thực hành, những trải nghiệm thất bại hay những kinh nghiệm trong cuộc sống. Ngoài ra, mình nhìn lên trên để tìm ra người mình ngưỡng mộ để mình nhìn họ rồi thúc ép bản thân luôn mạnh mẽ, phấn đấu.Mình có 2 hình tượng là Captain American và Cristiano Ronaldo để nhìn vào mỗi khi mệt mỏi, muốn từ bỏ.Một ví dụ về hạnh phúc, mới gần đây thôi khi mình đang trăn trở về chuyện công việc sau khi ra trường, mình đang suy về những người giỏi hơn mình xem có thể học hỏi được gì thì lóe ra một ý tưởng và nguyên ngày hôm đó mình cảm thấy rất vui.
.Đó là sự biết ơn. Nhìn xuống để biết ơn những thứ mình đang có, tạo động lực cho bản thân phấn đấu hoàn thiện.Đầu tiên là cảm xúc tích cực mà nó đem lại, cảm xúc tích cực thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, vì chúng ta luôn thích nhưng cái mới hơn, hay hơn, lạ hơn,.. nhưng khi chúng ta biết ơn điều gì đó, chúng ta đề cao giá trị của nó, tôn vinh nó thì cảm xúc tích cực sẽ vẫn luôn tồn tại khi chúng ta nhìn nhận nó.Sự biết ơn đem lại cảm giác mắc nợ. Nhìn lại những việc người khác đã giúp mình mà cải với họ, mình m thấy áy náy, muốn làm một điều gì đó để trả ơn họ. Có những người đối với họ mình thành công đã là một sự trả ơn,nên điều đó thúc đẩy mình hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn.Đôi khi chúng ta sẽ thỏa mãn và tự cao nhưng có sao đâu, coi như đó là sự công nhận cho cố gắng trong thời gian qua đi, phần thưởng đi. Rồi lại điều chỉnh mình quay lại quỹ đạo dựa vào mục tiêu.
Man Standing in Front of Window


Nhưng sau cùng, những cái nhìn chỉ là nộ lệ của ông trùm cảm xúc.
"People make their decisions based on their feelings, their emotions, and then they justify that decision with their logic".Chúng ta hành động theo cảm xúc và giải thích nó bằng sự logic.Viêc chúng ta nhìn lên trên hay nhìn xuống dưới, đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của cảm xúc. Khi chúng ta cảm thấy yếu đuối, khó khăn, chúng ta nhìn lên trên, nhìn lên hình mẫu để mà phấn đấu. Khi chúng ta mệt mỏi, chúng ta nhìn xuống dưới để biết rằng “à, chúng ta đã nỗ lực suốt thời gian qua rồi và cũng nên nghỉ ngơi một chút”. Nhưng nếu như cái nhìn đó không phù hợp cảm xúc thì dù có giúp phấn đấu, nỗ lực, biết ơn thì nó cũng sẽ bị biến thành sự tiêu cực. Thay vì nhìn lên để phấn đấu thì chúng ta thấy sự tự ti, thay vì nhìn xuống để biết ơn thì chúng ta lại thấy sự tự cao. Đó là lí do tại sao có lúc chúng ta mạnh mẽ, có lúc tự ti, có lúc nỗ lực, lại có lúc chúng ta tự cao.Vì vậy, dù chúng ta nhìn lên hay nhìn xuống đều quan trọng như nhau nhưng cốt lõi nó phải phù hợp với chính bản thân mình, nó phải phù hợp với bối cảnh của mình, phù hợp với cảm xúc, và cái mốc để mình đối chiếu đó là mục tiêu. Từ đó, chọn ra những tinh hoa để là kết nối với nó vươn tới đích đến của mình.