Lời nói đầu: Bài viết bạn đang đọc là bản dịch từ bài blog "Look Up!" của tác giả Mark Ashwill, Đồng sáng lập & Giám đốc điều hành của Capstone Vietnam. Bài viết đã được dịch và đăng tải với sự đồng ý của tác giả.
“Tôi thấy có lỗi không sao kể xiết,” Chamath Palihapitiya, cựu Phó Giám đốc Bộ phận Phát triển Người dùng của Mạng xã hội Facebook chia sẻ thành thật với các sinh viên của Trường Đại học Stanford (Mỹ) khi trả lời câu hỏi về vai trò của ông trong việc triệt để khai thác hành vi người sử dụng mạng xã hội này. “Vòng xoáy phản hồi mang tính ngắn hạn và chi phối bởi dopamine mà chúng tôi tạo ra đã phá hủy cách xã hội vận hành,” ông lý giải.
Chuyện nhà nào, nhà đấy hay. Bức ảnh minh họa cho chứng Rối loạn nghiện Internet (Internet Addiction Disorder - IAD)
Một ngày nọ tôi ở trong một trung tâm thương mại ở Việt Nam, tôi nhìn thấy cảnh cả ba người đều dán mắt vào điện thoại (ảnh trên). Thường thì tôi chẳng bao giờ chụp ảnh người khác mà không được người khác cho phép đâu nhưng cả ba chẳng có đặc điểm nhận dạng - vì họ đều cúi mặt (vào cái điện thoại) và đều đeo khẩu trang - nên điều đó chẳng thật sự cần thiết với ba người trên.
Việc nhìn thấy cảnh mọi người ai cũng dán chặt mắt của mình vào những thiết bị điện tử, như trong trường hợp 3 người trong ảnh ở trên: hai người mải miết với điện thoại thông minh (mà cũng ngớ ngẩn) còn một người mải mê với chiếc máy tính bảng, khiến tôi thấy thật thất vọng. Họ đang ngồi cạnh nhau nhưng họ như thể là những cá thể xa lạ (?) trong thế giới nhỏ của riêng họ. Những người như vậy có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ nào có kết nối Internet.
Bạn có thể gần như cảm nhận được dopamine được kích hoạt nhanh chóng khi nhìn họ bấm bấm chạm chạm vuốt vuốt. Mmm! (Cảm giác đó chẳng hề giống những người cuống cuống tìm điếu thuốc để hút sau khi hơi rít đầu tiên). Đó là chưa kể tới vẻ mặt lạnh lùng của những người chỉ dành sự tập trung của họ hoàn toàn vào điện thoại của mình và mấy thứ giải trí điện thoại đó mang đến. Chắc bạn biết cái cảm giác mà khi bạn trò chuyện với ai đó chỉ dán mắt vào cái điện thoại, chìm đắm trong thế giới ảo của riêng họ mà chẳng thèm ngó lơ đến thế giới thực xung quanh họ chứ? Mỗi lần bạn hỏi một câu hỏi hay tán gẫu, chốt hạ là sau đó bạn sẽ kết thúc cuộc trò chuyện sau khi tự lặp đi lặp lại câu nói của chính mình khoảng 2-3 lần. Đó là sức mạnh và sự mê hoặc của Internet qua các thiết bị cầm tay.
Ảnh minh họa từ Chuyên trang “Science in The News (SITN)” (tạm dịch: “Khoa học từ các Sự kiện Thời sự”) của Cơ sở Đào tạo Sau đại học ngành Khoa học - Nghệ thuật, trực thuộc Đại học Harvard.
Trong một bài viết mang tựa đề Dopamine, Smartphones & You: A battle for your time (tạm dịch: “Dopamine, Điện thoại thông minh & Bạn: Trận chiến giành thời gian của bạn”), tác giả bài viết chỉ ra rằng: Dopamine là một hoạt chất hóa học sản sinh bởi não bộ chúng ta. Nó đóng vai trò thúc đẩy hành động của bản thân. Dopamine sẽ được sản sinh khi chúng ta cắn một miếng từ thức ăn ngon lành, khi chúng ta làm chuyện “ấy”, sau khi tập thể dục, và đáng lưu tâm nhất, khi chúng ta có một sự tương tác xã hội thành công. Đặt trong bối cảnh của sự tiến hóa, dopamine sẽ trao thưởng chúng ta vì những hành vi có lợi và kích thích chúng ta tiếp tục lặp lại hành vi đó.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là thay vì ăn thức ăn ngon lành, “chăn gối”, tập thể dục hay tận hưởng những lần giao tiếp xã hội thành công, nhiều người lại dành quá nhiều thời gian xem video trên mạng, chơi game trên mạng, lướt Facebook (hoặc bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào đó), hay lướt Internet trong vô thức, phí phạm thời gian có hạn của mình. Thất vọng lại tràn trề khi nhìn thấy những đứa trẻ cũng làm những điều y chang với những chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh trên tay trong khi bọn trẻ có thể chơi đồ hàng một mình hoặc với bạn bè, hay đọc sách (còn ai nhớ đến nó?), khám phá điều gì đó mới mẻ, hay đơn giản là không làm gì cả (còn ai nhớ những lần trôi trong dòng suy tư của bản thân chứ?), hoặc là tập thể dục.
Rời mắt khỏi màn hình đi và hãy sống trong thế giới thực. Hãy ngưng phí phạm thời gian vàng bạc. Thời gian cứ thế trôi nhanh. Cuộc đời này ngắn lắm.