Rối loạn lưỡng cực là một hội chứng thuộc nhóm rồi loạn về khí sắc. Thế nhưng, trong khi người anh em trầm cảm được khá nhiều người quan tâm và biết đến, tôi lại thấy lưỡng cực không nhận được nhiều sự quan tâm cần có. Khác với người anh em của mình chỉ có 1 pha rối loạn về khí sắc, lưỡng cực có tới 2 pha rối loạn khác nhau. Đặc trưng của trầm cảm nổi bật với sắc thái trầm buồn, trong khi lưỡng cực có thêm cả hưng cảm. Có nhiều loạn rối loạn lưỡng cực, nhưng tôi sẽ chỉ tập trung nói về rối loạn lưỡng cực loại 1.

Theo DSM – 5, một người có pha hưng cảm sẽ có các triệu chứng sau:
1. Khí sắc hưng phấn, khó kềm chế hay cáu bẳn, gia tăng hoạt động và năng lượng bất thường và liên tục trong ít nhất 1 tuần
2. Gồm ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau:
3. Tự đánh giá cao bản thân hoặc tự cao.
4. Giảm nhu cầu ngủ
5. Nói nhiều hơn bình thường
6. Những suy nghĩ liên tục (racing thoughts)
7. Dễ bị phân tâm
8. Tăng hoạt động có mục đích hoặc tăng vận động không có mục đích
9. Bị lôi cuốn quá mức vào các hoạt động có tính chất nguy hiểm
10. Rối loạn khí sắc phải đủ nặng để gây suy giảm rõ rệt đến chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp hoặc cần vào viện điều trị để ngăn ngừa làm hại cho bản thân hay những người khác hoặc có triệu chứng loạn thần.
11. Các triệu chứng trên không phải là kết quả sinh lý trực tiếp của một chất (có thể là kích thích hoặc các loại thuốc)
Ngoài ra còn có cả pha hưng cảm nhẹ với đặc trưng là:
1. Các triệu chứng tương tự như một pha hưng cảm, tuy nhiên chỉ kéo dài ít nhất 4 ngày liên tục
2. Ít nghiêm trọng hơn một pha hưng cảm, cá nhân vẫn có thể thực hiện các chức năng xã hội

Có điều gì đặc biệt ở pha hưng cảm khiến nó trở thành một điểm để phân biệt với trầm cảm? Người trầm cảm thường suy nghĩ đến hành vi tự tử là vì họ muốn thoát khỏi cảm giác vô dụng và trầm buồn do hội chúng này đem đến. Nên nhớ rằng, người trầm cảm vẫn có thể sợ chết, họ muốn thoát khỏi cảm giác vô dụng nhưng vẫn có thể sợ bị đau và điều này khiến tôi cho rằng người bị trầm cảm chưa chắc sẽ tự tử, nhưng họ sẽ luôn phải chịu đựng cảm giác khổ sở do trầm cảm mang lại. Nhưng người có hưng cảm sẽ “dễ tự tử hơn”, bởi vì họ cảm thấy hưng phấn nên rất có thể sẽ lấn át nỗi sợ hãi. Đây là lý do người hưng cảm sẽ dẽ bị lôi cuốn vào các hoặc động nguy hiểm. Các hành động này hoàn toàn có thể là tự tử hoặc làm hại chính bản thân và có thể dẫn đến nguy hiểm. Ngoài ra, việc giảm nhu cầu ngủ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt trong trường hợp của người bị hưng cảm thường hoạt động nhiều hơn bình thường. Điều này có thể khiến họ nhanh chóng bị kiệt sức, đặc biệt nếu sau đó bước sang pha trầm cảm với việc ham muốn ngủ có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ do đồng hồ sinh học không ổn định.

Thực ra, có nhiều người dường như đã biết đến sự tồn tại của hội chứng này, tôi từng thấy những bài viết, bộ phim nói về những con người lúc thì vui vẻ, năng động nhưng khi về nhà thì lại đắm chìm trong nỗi buồn vô tận. Nhiều người cho rằng đây là trầm cảm vì hình ảnh sắc thái trầm buồn thường được chú ý hơn là người đang hưng cảm. Tôi nghĩ họ đang muốn nói về rối loạn lưỡng cực! Bởi người bị rối loạn lưỡng cực (loại 1) có cả hai pha hưng cảm và trầm cảm.
Một pha trầm cảm của rối loạn lưỡng cực sẽ bao gồm đầy đủ các triệu chứng của một hội chứng trầm cảm.
Hai pha khí sắc của một người có rối loạn luõng cực có những triệu chứng hoàn toàn đối ngược nhau. Đây là lý do tôi gọi đó là đồng xu khi sắc. Một người có thể bước vào pha hưng cảm suốt cả ngày và rồi đến với pha trầm cảm vào ban đêm, việc thay đổi giữa sự hưng phân, năng nổ với những cảm giác vô dụng, trầm buồn này có thể xảy ra cực kỳ nhanh chóng! Cũng giống như đồng xu khi được tung lên có thể nhanh chóng đổi qua lại giữa hai mặt, người bị rối loạn lưỡng cực có thể thay đổi rất nhanh giữa hai pha khí sắc.
Một người có rối loạn lưỡng cực loại 1 sẽ phải
1. Có ít nhất 1 pha hưng cảm
2. Pha hưng cảm theo sau hoặc được theo sau bởi 1 pha hưng cảm nhẹ hoặc trầm cảm.
Người có rối loạn lưỡng cực có 3 pha khí sắc bao gồm hưng cảm, trầm cảm và khi họ bình thường. Các pha này không nhất thiết phải kéo dài như nhau. Một pha hưng cảm có thể kéo dài hơn hai pha còn lại và ngược lại. Nhưng dù ở trong pha hưng hay trầm cảm, người có rối loạn lưỡng cực vẫn phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề về tinh thần và thể chất của họ. Khi bước vào pha hưng cảm họ cảm thấy có nhiều hoạt năng hơn bình thường và có thể vận động nhiều và mạnh, điều này sẽ khiến họ nhanh chóng bị kiệt sức vì khó có thể tiết chế năng lượng của mình. Theo tôi, kiệt sức hoặc suy nhược cơ thể do việc không thể điều khiển các hành vi quá mức của mình là hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, việc có thể dễ dàng thực hiện hành vi gây hại cho mình hơn cũng là một lý do quan trọng khiến tôi cho rằng đây là pha khí sắc nguy hiểm nhất của một người có rối loạn lưỡng cực.
Việc thay đổi giữa 3 pha khí sắc có thể khiến người có rối loạn lưỡng cực bị đánh giá là “thất thường”, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các mối quan hệ xung quanh.
Tôi từng nói rằng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông để tìm hiểu về các tâm bệnh (trong bài viết về trầm cảm) vì chúng không chỉ dễ dàng truy cập mà còn chưa một nguồn thông tin khổng lồ cho chúng ta. Tuy vậy, cái giá cho việc được sử dụng các nguồn tài nguyên một cách miễn phícungx đồng nghĩa với việc bạn phải có sự chọn lọc kỹ càng trong quá trình tìm hiểu. Tôi cảm thấy dường như rối loạn lưỡng cực thường không được quan tâm. Đây có lẽ là lý do khiến các thông tin mà tôi tìm trên mạng vẫn chưa có được sự nhất quán trong nội dung, một vài thông tin thậm chí còn bị sai lệch khá nhiều so với chính DSM – 5.
Đây là video của Doctor Pepper nói về Hội chứng này. Tuy vậy, tôi lại tìm thấy nhiều điểm kỳ lạ trong cách nói của cô (về tỉ lệ tự sát quá cao? Các yếu tố và nguyên nhân của bệnh không như trong DSM - 5.
Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu tôi cũng tìm thấy một video về hội chứng này của một kênh Youtube chuyên về các loại bệnh đã có những thông tin sai về các loại rối loạn lưỡng cực và triệu chứng của chúng. Nhưng có lẽ, bên kênh đã nhanh chóng nhận ra sự sai sót trong quá trình tìm hiểu nên đã nhanh chóng thu hồi video.
Tôi không cho rằng các video này là sai hoàn toàn, nhưng việc nó có nhiều yếu tố không chính xác với các tài liệu học thuật có mức độ đáng tin cao hơn khiến tôi cho rằng các video này hoàn toàn không có giá trị tham khảo hay học thuật.
Tôi cho rằng, rối loạn lưỡng cực là một hội chúng nguy hiểm hơn trầm cảm! Vì việc người có rối loạn lưỡng cực khó kiểm soát hành vi nên dễ gây hại cho chính mình hơn! Vì vậy, việc hiểu và biết về rối loạn lưỡng cực là một điều rất thiết yếu để phòng trừ các tác hại của hội chứng này gây ra.
Đáng tiếc là với trình độ học thuật còn hạn chế của mình, tôi đã không thể đọc được các bản thống kê về thực trạng của căn bệnh này.
Tài liệu tham khảo:
DSM-5
Bài giảng về trầm cảm của Thạc Sĩ Nguyễn Huỳnh Luân dạy tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.