[Review sách]_Blitzscaling – Tăng trưởng thần tốc – Reid Hoffman & Chris Yeh
Tháng 3/2011, Wimdu – một startup đặt phòng found bởi Rocket Internet tuyển hơn 400 nhân viên chỉ sau vài tuần thành lập, mở 20 văn...
Tháng 3/2011, Wimdu – một startup đặt phòng found bởi Rocket Internet tuyển hơn 400 nhân viên chỉ sau vài tuần thành lập, mở 20 văn phòng khắp châu Âu. Trong khi đó, Airbnb, hoạt động từ 2018 lúc đấy có một văn phòng duy nhất ở San Francisco cùng 40 nhân viên. Rất nhanh chóng, Wimdu raise được $90M – khoản đầu tư lớn nhất vào một startup ở châu Âu vào thời điểm đó meanwhile Airbnb vừa hoàn thành vòng gọi vốn gần nhất với số tiền $7M.
Rocket Internet “chào hàng” Windu cho Airbnb với giá 25% vốn góp vào Airbnb. Làm giàu ko khó?
Blitzscaling (Tăng trưởng thần tốc) – phương pháp tăng trưởng tập trung vào tốc độ hơn tính hiệu quả, ngay cả trong một môi trường kinh doanh mơ hồ và ko chắc chắn. Điều này trái với cách tiếp cận về chiến lược trong kinh doanh truyền thống – thu thập thông tin và đưa ra những quyết định phù hợp mà bạn có thể cảm thấy tự tin về kết quả (market research rồi tìm product-market fit (?)). Chiến lược này ưu tiên cho sự chính xác và hiệu quả hơn tốc độ. Không có phương pháp/chiến lược nào đúng, chỉ có cách tiếp cận nào phù hợp với với từng giai đoạn của công ty.
Quay lại câu chuyện ở phần đầu, Brian Chesky – co-founder & CEO Airbnb sau khi tham khảo ý kiến của tổ tư vấn gồm Andrew Mason – CEO Groupon, đội đã mua lại CityDeal sau 9 tháng thành lập (“tình cờ” cũng của Rocket Internet) với giá bằng 10% giá trị Groupon tại thời điểm ấy (trị giá 9 con số), Paul Graham – sáng lập Y Combinator và Mark Zuckerberg đã quyết định say NO. Vài tháng sau, Brian gọi thêm được $112M, mua lại Accoleo – một bản sao nhỏ hơn với giá rẻ hơn tại Đức để đánh trực tiếp với Wimdu. Mùa Xuân 2012, Airbnb mở chín văn phòng quốc tế, số lượt đặt phòng tăng gấp mười lần so với hai năm trước. Airbnb cũng tuyên bố đạt 10 triệu lượt booking vào 06/2012.
Bài học rút ra? “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn” ? Chỉ cần quyết tâm, mọi khó khăn đều có thể vượt qua? Có thể. Nhưng chắc chưa đủ. Đam mê, quyết tâm,… mới chỉ là điều kiện cần thôi. Quan trọng là cô phải thương =)).
Bài học dễ thấy nhất có lẽ là tăng trưởng thần tốc rất rủi ro.
Với giá trị hiện tại, có thể nói Airbnb đã quyết định đúng vào 2011. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Brian ko gọi thêm đc $112M sau khi từ chối Rocket Internet? Chắc câu này dễ trả lời hơn: nếu ko gọi thêm dc vốn (thậm chí ngay cả khi gọi vốn thành công), Airbnb sẽ ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc – mở thêm văn phòng, đánh các thị trường mới, tuyển thêm nhiều nhân sự trong thời gian rất ngắn… Điều này có thể dẫn đến Airbnb đốt hết tiền trong khi về cơ bản đang nhường lại thị trường châu Âu cho Wimdu. Rồi các vấn đề về management gap, thay đổi cấu trúc của sản phẩm, tổ chức khi bước sang giai đoạn phát triển mới,…. Nếu ko giải quyết kịp các bài toán trên, có thể Airbnb sẽ fail, và lúc đấy mặc định quyết định của Airbnb là sai. Blitzscaling focus vào tốc độ tăng trưởng, khi đã có đủ tractions để raise fund tiếp thì sẽ tiếp tục vừa làm vừa xử lý những vấn đề như chất lượng dịch vụ/sản phẩm, cấu trúc doanh nghiệp… Còn nếu ko có cơ hội để sửa sai thì…thôi. Ko tăng trưởng nhanh dc cũng chết, mà tăng trưởng nhanh nhưng ko có tiền đi tiếp cũng chết, nhưng ít ra tăng trưởng thần tốc còn có cửa đi tiếp.
Vụ thay đổi cấu trúc tổ chức khi sang giai đoạn phát triển mới mình may mắn có cơ hội trải nghiệm rồi. Đang từ team nhỏ gọn, anh em quen nhau hết đến lúc bụp phát tăng vài chục người, chưa kịp nhớ mặt nhau đã thấy nghỉ. Rồi các quy trình làm việc cũng phải thay đổi, tối ưu và đóng gói. Trước cần gì anh em ới nhau làm luôn, h phải xếp hàng, tạo task, chờ đến lượt. Khó chịu vc… Tóm lại là phải thay đổi hoàn toàn. Đau thương lắm. Nhưng nếu đội nào vượt qua được giai đoạn này thì có nhiều cơ hội phát triển lên một giai đoạn mới, còn không thì cứ kẹt ở một mức độ nào đấy thôi. Và ai sẽ là người phù hợp để phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển giao này. Đôi khi, founder lại là người “cản” startup chuyển mình lên một giai đoạn phát triển mới nếu ko chịu học hỏi và growth kịp với tốc độ phát triển của business.
“What got you here won’t get you there.“ – Marshall Goldsmith( Tạm dịch: Điều gì giúp bạn tới được chỗ này không chắc giúp bạn tới được chỗ khác.)
Mình vẫn luôn nghĩ bản thân mỗi người là một entreprenuer, và đều run một business. Vậy, nếu mỗi người là một entreprenuer đang startup, thì mình nghĩ blitzscaling có thể coi là quá trình làm việc và học hỏi ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, lúc mới rời ghế nhà trường. Blitzscaling sẵn sàng hi sinh tính hiệu quả để đổi lấy tốc độ, nhưng ko phải chờ đến khi chắc chắn rằng sự hi sinh đó có mang lại hiệu quả hay không – cũng giống như bạn sẵn sàng làm càng nhiều càng tốt, làm mọi thứ có thể trong những ngày đầu đi làm, và ko cần để ý những việc đấy có chắc chắn mang lại kết quả gì hay không. Nếu có chút gì đấy hiệu quả, tốt. Nếu không, hãy coi đấy là một bài học. Ai dám tự tin mình không phạm sai lầm nào trong những ngày đầu tiên đi làm? À, có đấy. Nếu ko làm gì thì ko sai gì. Nhưng đôi khi, có những việc, những nỗ lực không “hiệu quả” ngay mà sau một thời gian mới có kết quả. Một khách hàng gặp khi đi sales có thể không chốt được ngay, nhưng khi có nhu cầu sẽ nhớ đến bạn nếu bạn nhiệt tình hỗ trợ bất chấp việc họ từ chối tại thời điểm ấy. Hoặc khách hàng có thể trở thành bạn, thậm chí mentor sau này. Who know?
Trong điều kiện lý tưởng (bạn may mắn chọn được đúng công việc yêu thích, bạn có mentor từ những ngày đầu đi làm, được định hướng career path chuẩn,..) thì một entreprenuer/startup có thể phát triển rất nhanh. Nhưng, cuộc sống mà. Ta thường phải vừa làm, vừa thử để tìm được công việc phù hợp, cũng giống như nhiều công ty phát triển mô hình kinh doanh sau khi đã bắt đầu hoạt động. VD Paypal ko có mô hình kinh doanh khi bắt đầu hoạt động. Mặc dù phát triển theo cấp số mũ (có giai đoạn 5%/ngày và chấp nhận lỗ – mất tiền cho mỗi giao dịch dc xử lý -> mỗi ngày đốt vài chục nghìn $ nếu mình nhớ ko nhầm) nhưng Paypal vẫn ko biết làm thế nào để kiếm tiền từ users. Sau đó Paypal giải quyết bằng cách tính phí các doanh nghiệp như các cty tín dụng làm để survival, sau đấy mới bắt đầu phát triển thêm các dịch vụ khác. Nhưng nếu đợi đến khi vấn đề này đc giải quyết trc khi tăng trưởng thần tốc thì Paypal có lẽ ko trở thành market leader. Paypal vừa làm vừa tuỳ cơ ứng biến. Nếu Peter Thiel và team không action thực tế thì cũng ko ra được vấn đề. Vừa take action vừa tư duy, cái này ko dễ. Vì có cơ hội làm việc với một số founder/team tiếp cận theo hướng focus vào một mục tiêu duy nhất, execute ra được tractions rồi tiếp tục tư duy trong quá trình làm nên mình cũng bị ảnh hưởng tư duy này. Khi giải những bài toán trong một lĩnh vực mới, hoặc bằng giải pháp mới, mình vẫn tin vào sense và bản lĩnh của founder trong quá trình triển khai thực tế nhiều hơn.
Doanh nghiệp tăng trưởng thần tốc cần những quyết định khắc nghiệt lẫn sự hi sinh, vd nếu founder ko phát triển kịp với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, ko còn phù hợp cho giai đoạn mới thì investors sẵn sàng tìm người phù hợp hơn thay thế. Cá nhân cũng vậy, để “tăng trưởng thần tốc” cũng cần hi sinh nhiều cái. Cũng giống như vụ đóng gói quy trình của startup bên trên, có thể nói là thay đổi hoàn toàn. Một là tiếp tục growth, hai là stuck ở level hiện tại. Cái đầu tiên là thời gian. Vì phải vừa làm vừa học rất nhiều để đáp ứng kịp với nhu cầu công việc nên gần như 100% thời gian phải focus vào công việc. Thế nên thường khi dành nhiều thời gian cho công việc thì sẽ ít thời gian cho những cái khác: ít gặp bạn bè -> ko có gấu, trc hay đi chơi thì h hầu như cắm mặt vào lap,… Cái nữa là năng lượng. Năng lượng mỗi người có hạn, muốn phát triển nhanh thì tập trung vào một việc thôi. Trừ khi là investors, nếu ko thì mình nghĩ làm gì thì cũng nên tập trung vào một cái. Đánh nhanh thắng nhanh. Thua cũng nhanh luôn. Thà thua nhanh để làm cái mới còn hơn cứ vật vờ, ko growth nhưng cũng ko chết dc.
Bạn có thể thua nhiều game, nhưng chỉ cần ăn một game thì sẽ trở thành winner. Lúc đấy chém gì cũng đúng. Như anh Brian ấy, h nói gì cũng thành quotes:
“The biggest enemy of a startup is your own confidence and your own resolve.” – Brian Chesky
Quick note sau khi đọc một phần của quyển Blitzscaling – Tăng trưởng thần tốc. Viết lại luôn ko quên.
#Blitzscaling
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất