"Nhưng bà ạ, có lẽ ngay đang lúc sống yên bình thế này, cũng nên nghĩ đến cái chết đau đớn, để mà chuẩn bị sẵn sàng. Để mình còn biết mà chết cho đàng hoàng, không rên la, kêu khóc."
Ám ảnh!
Hitler - một cái tên quá đỗi quen thuộc, gợi nhắc về một thời kỳ tăm tối nhất của nhân loại. Tôi đến thật phát tởm khi nhắc đên cái tên đó. Tính vô nhân đạo mà chủ nghĩa phát xít nó bày ra trước mặt con người, cái thói ưu sinh mà chúng rêu rao làm cuộc đời con người đấy khốn khổ. Để rồi, dưới sự trị vì tàn bạo của ông ta, hàng triệu con người đã bị nghiền nát dưới bánh xe chiến tranh, áp bức và sợ hãi. Nhưng ngay trong lòng chế độ độc tài khắc nghiệt ấy, Hans Fallada đã kể lại một câu chuyện xúc động về lòng quả cảm của những con người nhỏ bé trong "Đời ai nấy chết"
Cuốn tiểu thuyết dựa trên câu chuyện có thật của đôi vợ chồng Otto và Elise Hampel, những công dân bình thường của Berlin trong Thế chiến II. Sau cái chết của người con trai duy nhất trên chiến trường, họ quyết định chống lại chế độ Đức Quốc Xã bằng cách viết và phân phát những tờ truyền đơn chống phát xít. Dù hành động của họ dường như không thể thay đổi được thực tại, nhưng lại là biểu tượng của sự bất khuất và lòng kiên cường.
Thú thật, 1/3 trang đầu khiến tôi khá chán vì sự đơn điệu của nó. Mạch truyện khá chậm khiến tôi khó tập trung khi đọc nó. Nhưng đến 2/3 nửa sau cuốn sách, tôi lại không thể dừng lại. Những tình tiết trong cuốn sách khiến mắt tôi lảo đảo cùng những nhân vật trong truyện. Cuộc đời họ nhuộm phần nhiều vẻ bi đát khó mường tượng đối với thanh niên còn nhỏ tuổi như tôi. Cuốn sách đưa tôi tới bài học này tới bài học khác.
"Chà, mình có khôn thế nào thì khôn, ranh mãnh thế nào thì ranh mãnh, ở đời bao giờ cũng có kẻ không ngoan, ranh mãnh hơn mình."
Hans Fallada đã tài tình tái hiện một xã hội chìm trong sự sợ hãi và cô lập. Từng nhân vật trong sách, từ những kẻ phản bội hèn nhát đến những người âm thầm đấu tranh, đều góp phần tạo nên bức tranh toàn cảnh về một thời kỳ đen tối. Tuy nhiên, giữa không khí ngột ngạt đó, hình ảnh đôi vợ chồng Quangel nổi lên như một tia sáng nhỏ nhoi, nhưng đủ để soi rọi ý nghĩa của tự do và lòng can đảm.
Ngôn ngữ của Fallada dung dị, nhưng đầy sức mạnh. Ông dẫn dắt người đọc qua từng ngõ ngách của nỗi đau, sự nghi ngờ, và đôi khi là cả hy vọng mong manh. Kết thúc câu chuyện nhẹ nhàng như bi thương, bởi sự hy sinh của Otto và Anna không thể thay đổi kết cục bi thảm của họ. Nhưng chính sự hy sinh ấy lại là một lời nhắc nhở mạnh mẽ: Ngay cả trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, con người vẫn có thể tìm thấy ý nghĩa trong việc đấu tranh cho lẽ phải.
"Đời ai nấy chết" không chỉ là một cuốn tiểu thuyết, mà còn là một di sản về lòng dũng cảm và nhân phẩm. Đọc cuốn sách này, ta như được sống cùng nỗi đau, nỗi sợ hãi, và cả niềm hy vọng nhỏ bé nhưng đầy sức mạnh của những con người đã đứng lên trước bóng tối.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất