(Review sách) Cô Gái Brooklyn – Guillaume Musso
Cuộc sống đúng là khốn kiếp, khi chia bài, nó giành phần bài quá khó cho một số người. 1. Thông tin chung – Tên tác phẩm: Cô Gái...
Cuộc sống đúng là khốn kiếp, khi chia bài, nó giành phần bài quá khó cho một số người.
1. Thông tin chung
– Tên tác phẩm: Cô Gái Brooklyn (La Fille de Brooklyn – 2016)
– Tác giả: Guillaume Musso
– Dịch giả: Nguyễn Thị Tươi
– Thể loại: Tiểu thuyết trinh thám, lãng mạn (!?)
– Tác giả: Guillaume Musso
– Dịch giả: Nguyễn Thị Tươi
– Thể loại: Tiểu thuyết trinh thám, lãng mạn (!?)
Dạo gần đây xem kênh của Vui Lên hơi nhiều, nhờ vậy cũng biết thêm vài tác giả ưa thích của ảnh, như Keigo, Thích Nhất Hạnh, Osho và Musso. Đạo giáo và tâm linh chưa phải mối quan tâm của tôi bây giờ, nên ngoài Keigo (đã đốt khá nhiều thời gian), Musso là cái tên khiến tôi tò mò.
Được giới thiệu là một nhà văn Pháp chuyên dòng trinh thám-lãng mạn, tôi chú ý phần “lãng mạn” hơn. Vì trinh thám cổ điển, khoa học hay tâm lý, tôi đã có cho mình những cái tên ưa thích rồi. Giờ để xem, một nhà văn Pháp – đất nước của sự lãng mạn – có pha trộn được cái chất ấy với sự logic của trinh thám một cách thuyết phục không nhé!
2. Về tác phẩm
Truyện kể về hành trình giải cứu người vợ sắp cưới bị bắt cóc của một nhà văn, cùng sự giúp sức của một cựu cảnh sát, qua đó lật mở những bí mật về danh tính, quá khứ và những câu chuyện đằng sau. Điều thú vị đầu tiên với tôi là sự kết hợp của nhà văn và cảnh sát, 2 đại diện không thể đặc trưng hơn cho lãng mạn và trinh thám. Tiếp theo là kiểu mở đầu khá quen thuộc trong điện ảnh gần đây, đó là ném thẳng khán giả vào một cuộc cao trào. Cách đặt vấn đề này ấn tượng, nhưng rất dễ bị coi là rẻ tiền nếu những gì diễn ra sau đó không đủ thuyết phục cho sự “làm lố” quá sớm đó. Phần còn lại của câu truyện thì khá quen theo kiểu trinh thám phương Tây, các sự kiện, nhân vật liên tục xuất hiện, mọi thứ phức tạp lên, một vài tình tiết gây nhiễu và… Thôi, kể vậy là đủ rồi ha!
Với cái khung đòi hỏi nhiều tình tiết như vậy, việc đảm bảo chất lượng và sự gắn kết hợp lý là nhiệm vụ tiếp theo. Tuy chưa tới mức thượng thừa như Dan Brown, nhưng vẫn đem lại cảm giác đủ đầy, không lỏng lẻo. Tuy vẫn có vài mắt xích không thực sự chắc chắn, nhưng đoạn cuối khá thuyết phục, tuy chưa làm rõ hết những khúc mắc những vẫn đủ để tôi gấp sách lại mà không bị lấn cấn.
Giọng văn và lối kể cũng là một điểm cộng, khi tác giả đan xen khá nhiều miêu tả nội tâm, điều ít thấy ở dòng trinh thám cổ điển để hạn chế sự sướt mướt. Nhưng sự mượt mà của Musso lại không hề uỷ mị, khiến cho sự kết hợp này phát huy hiệu quả tốt, khi tăng được sự đồng cảm cho các hành động của nhân vật.
Ngoài theo chân nhân vật chính, sau mỗi sự kiện lớn được hé mở, là những đoạn chuyển ngôi kể sang các nhân vật khác, khiến góc nhìn về cùng một sự việc được đa dạng hơn. Lối kể cho vai phụ được lên tiếng như vậy cũng là một điểm đặc sắc trong cuốn này.
Ngoài theo chân nhân vật chính, sau mỗi sự kiện lớn được hé mở, là những đoạn chuyển ngôi kể sang các nhân vật khác, khiến góc nhìn về cùng một sự việc được đa dạng hơn. Lối kể cho vai phụ được lên tiếng như vậy cũng là một điểm đặc sắc trong cuốn này.
Về nhân vật, các vai chính được xây dựng tốt, có cá tính và quá khứ đầy đủ. Nhưng hơi tiếc khi nhân vật tiêu đề lại khá ít đất diễn. Vẫn biết do tính chất câu truyện không cho phép hé lộ về cô quá sớm, nhưng vẫn có cách để cô được lên tiếng sớm hơn mà!
Rồi, nói nãy giờ mới chỉ tập trung vô mặt trinh thám, còn phần lãng mạn thì sao?Thì… không có gì ấn tượng hết 🙁
Đọc xong có hụt hẫng thiệt, khi trông chờ khá nhiều ở Musso ở khoản này, nhưng rốt cuộc phần trinh thám lấn át quá, khiến mối tình của nam chính bị lu mờ. Cũng do cốt truyện khiến họ phải xa nhau suốt cả phần lớn cuốn sách, và chủ đề cũng thiên về tình cảm gia đình hơn là tình yêu đôi lứa, nhưng hỡi ơi, đã là nét đặc trưng thì đừng bỏ qua một cách phí phạm vậy chứ 🙁
Được an ủi đôi chút, là các độc giả khác cũng nhận xét cuốn này ít tình tiết lãng mạn hơn các tác phẩm khác của tác giả, nên thôi ráng thử thêm cuốn khác vậy!
Được an ủi đôi chút, là các độc giả khác cũng nhận xét cuốn này ít tình tiết lãng mạn hơn các tác phẩm khác của tác giả, nên thôi ráng thử thêm cuốn khác vậy!
Tóm lại, tuy thiếu chất lãng mạn đặc trưng, nhưng xét theo tiêu chuẩn trinh thám thông thường, thì đây là một tác phẩm hay. Giọng văn mượt mà, tình tiết nhanh, hấp dẫn, mở đầu ấn tượng, kết thúc trọn vẹn. Không quá bùng nổ nhưng đáng để thử nếu tò mò về chất Pháp trong trong cái bể trinh thám vốn đã quá đông đúc này.
3. Tản mạn
Cuộc sống đúng là khốn kiếp. Khi chia bài, nó giành phần bài quá khó cho một số người.
Đúng vậy, trớ trêu là, “cuộc sống” ở đây không phải do sự ngẫu nhiên nào hết, mà chính là kết quả từ những hành động của con người.
Truyện có đề cập tới một vấn đề xã hội để giải thích cho tâm lý của “cô gái Brooklyn”, đó là sự nhẫn tâm của truyền thông. Với một thế giới thừa thông tin như hiện nay, làm thế nào để tin tức của mình phải nổi bật và thu hút được sự chú ý, luôn là mối quan tâm bậc nhất của cánh săn tin. Và ngành nghề nào cũng vậy, luôn có con đường tà đạo, dẫm đạp lên đạo đức để đạt được mong muốn một cách dễ dàng. Ở đây, xoáy sâu vào bi kịch cá nhân là một cách khốn nạn như vậy.
Điều mà những nạn nhân cần nhất, không phải sự cảm thông của mọi người, mà là hãy đối xử với họ bình thường như những người khác. Chỉ có vậy, nỗi đau đã qua mới có thể ngủ yên. Ấy vậy mà, để thu hút độc giả, đám kền kền kia luôn bám chặt lấy họ, hau háu vào bãi rác quá khứ, chực chờ để bới tung lên, khiến cuộc đời nạn nhân vương vãi và bốc mùi.
Đồng ý là phải lên án các tội ác, và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc đó. Nhưng làm ơn hãy rạch ròi, hãy tôn trọng quyền cá nhân. Đừng vì vài câu truyện câu khách rẻ tiền mà đẩy những nạn nhân vào đường cùng, đừng nhấn chìm họ với những thứ nhơ bẩn họ không gây ra, đừng trở thành kền kền đào bới quá khứ. Và cả độc giả chúng ta cũng cần hiểu một điều, chính vì ta còn quan tâm và đón nhận những tin tức kiểu vậy nên cánh truyền thông còn khai thác. Hãy xem lại cách tiếp nhận thông tin của mình, hãy suy nghĩ trước khi bình luận, và trên hết, hãy đối xử với những nạn nhân một cách bình thường.
Phúc
2020.03.22
2020.03.22
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất