Mấy ngày chờ Tết ngâm được 2 cuốn sách, 1 quyển về giáo dục và 1 về trí nhớ
Quyển màu đỏ nổi nổi bên trái là của giáo sư tâm lý đại học Stanford. Sách được Bill Gates đọc đi đọc lại và viết cảm nhận trên trang review sách của mình..
 
review-dau-nam-2018


Mindset nói về hai kiểu tư duy cố định và tư duy phát triển. 
Tư duy cố định lý giải tại sao những thần đồng thuở nhỏ lên lại thành sao xịt và tránh né những thất bại.
Tư duy phát triển nhìn nhận bản thân như 1 dòng chảy liên tục trải nghiệm, đúc kết và phát triển, như trường hợp của siêu nhân bóng rổ Michael Jordan(không được nhận vô đội bóng rổ của trường vì lùn và thiếu năng lực nhưng cuối cùng đánh bá đạo nhất cái lịch sử NBA)
Sách áp dụng vào cả môi trường kinh doanh, làm việc, thể thao, trong tình yêu và cả nuôi dạy con.
Qua những case điển hình, tác giả sẽ đưa ra cách thức để chúng ta chuyển từ giải quyết vấn đề từ tư duy cố định sang phát triển.
Cuốn màu đỏ này dày 500 trang vì các case ví dụ tương đối nhiều.
Cuốn còn lại màu xanh là của bác sĩ người Nhật viết về phương pháp tối ưu hoá trí nhớ với góc nhìn thần kinh học khá mới mẻ.
Điểm trọng tâm của cuốn sách là thuyết Output.
Có nghĩa là khi ta nhập kiến thức vào (input) không quan trọng bằng ta sử dụng ra bên ngoài được bao nhiêu (output).
Các giai đoạn trí nhớ gồm: hiểu - sắp xếp - ghi nhớ và nhắc lại. Việc hiểu thật rõ nội dung và hệ thống sắp xếp lại (tức làm đơn giản input) sẽ giúp việc ghi nhớ hay nhắc lại dễ dàng hơn.
Cân bằng In-Out: nếu bản thân đọc 3 quyển sách (input nhiều) mà không ứng dụng (output) được bao nhiêu thì có thể giảm thời gian input: đọc 1 cuốn và thời gian đọc 2 cuốn kia dùng để tăng thời gian output lên.
Output có thể là thực hành, viết ra, giảng lại cho người khác và một số kĩ thuật nữa.
Mô hình cầu thang xoắn ốc là lập đi lập lại in-out để liên tục phát triển skill.
Sách còn nhiều phương pháp hấp dẫn, trên chỉ là một phần nhỏ trong sách nhưng phải tạm ngưng vì ko đủ chỗ viết.
(bài viết được post trên facebook cá nhân ngày 15/02/2018)