Tác giả: Claudia Brumbaugh
Là một nhà tâm lý học nhân cách-xã hội và giáo sư thỉnh giảng tại Queens College - City University of New York
The Signs Of A Rebound Relationship To Watch Out For | Regain
Rebound là hành động nhảy vào một mối quan hệ yêu đương mới một ngay sau khi kết thúc mối quan hệ cũ chưa được bao lâu
Chia tay được bao lâu là đủ để bạn bắt đầu một tình yêu mới?
Sau đây là một số “luật ngầm” phổ biến về điều này. Luật đầu tiên là bạn cần phải chờ ít nhất nửa khoảng thời gian của mối quan hệ cũ. Người khác lại nói rằng cứ mỗi 1 năm đã yêu, bạn nên chờ 1 tháng. Mà thôi dẹp mấy cái tính toán đấy qua một bên nào – sự lâu dài và mức độ nghiêm túc của mối quan hệ chính là nhân tố chính, và mối quan hệ càng được đầu tư tình cảm và sự cam kết thì quãng nghỉ càng lâu. Hoặc là chúng ta có thể hẹn hò trở lại khi cảm thấy sẵn sàng. Nhưng lỡ như chúng ta cảm thấy sẵn sàng hẹn hò trở lại sau một tuần thì sao? Có phải là chúng ta thật sự sẵn sàng không hay chỉ đang tự lừa bịp bản thân mình?
Đa số mọi người đều đồng tình rằng một tuần là không đủ, việc  hẹn hò trở lại nhanh thế đều chỉ là một cú “rebound”.
Rebound mang ý nghĩa khá tiêu cực.
Informative And Honest Truth About A Rebound Relationship - Flirtivate -  Relationship Coaching and Consulting
Rebound được xem là một hành động nông cạn và mối quan hệ ngắn hạn
Có một sự đồng thuận là mọi người cần thời gian tự chữa lành bản thân và nhận ra mình là ai khi đứng độc lập như một cá thể riêng biệt. Từ đó, họ sẽ gột bỏ tất cả rồi bắt đầu một mối quan hệ mới mà không lặp lại sai lầm cũ. Nếu chờ không đủ lâu, họ có thể sẽ đặt bản thân và người yêu mới rơi vào sự phức tạp và không lành mạnh. Mặt khác, nhiều người rebound vì những lý do sai trái, ví dụ như rebound để lảng tránh nỗi đau chia ly, hay vì mong muốn quay lại với người yêu cũ. Trong một nghiên cứu (sắp được công bố), tôi đã hỏi nhiều người rằng họ nghĩ gì về việc rebound.
Như đã lường trước, đại đa phần ý kiến đều là tiêu cực, và những cảm xúc mà rebound phục vụ đều chỉ là để lấp đầy khoảng trống của người yêu cũ hay trả thù. Rebound bị nhiều người đánh giá là nông cạn và ngắn hạn (khoảng bốn tháng), và những người rebound thường bị nhìn nhận là cô đơn, dễ tổn thương và tuyệt vọng. Mọi người thường bày tỏ sự lo lắng cho người yêu mới trong mối quan hệ rebound, họ cho rằng những người này bị đối xử như những con tốt. Nhiều ý kiến cho rằng rebound chỉ đa phần là vì ham muốn tình dục để cảm thấy tốt hơn hoặc để quay về với người yêu cũ. Nhưng nhiều quan điểm có vẻ không thuyết phục trong thực tế - ngoại trừ mấy thứ trả thù hay ham muốn tình dục (có lẽ là thế).
My Rebound Relationship: Healed Myself, Hurt Someone Else |  ravenhairedwriter
Rebound ở khắp mọi nơi, bạn tôi ơi!
Nhưng nói gì thì nói, người ta chê trách rebound thế nào thì họ vẫn thường xuyên rebound. 
Theo nghiên cứu của tôi, quãng thời gian độc thân giữa hai mối quan hệ yêu đương thường khá ngắn: thường là dưới một năm. Khi được hỏi trực tiếp, khoảng 30% thừa nhận là đã từng rebound. Và không ngạc nhiên mấy khi chúng ta thường tỏ ra đạo đức giả bằng việc tự đặt vài điều luật cho người khác khi “chia tay”. Mọi người thường nói rằng họ chờ khoảng một năm giữa hai mối quan hệ, nhưng với số khác, chỉ cần ba tháng là đủ.  Những thành kiến mà chúng ta tự đặt ra bắt chúng ta so sánh bản thân với những người xung quanh. Nếu nhiều người nói thế, thì chắc là nó sai thật rồi. Trong bất kỳ trường hợp nào, với bản thân mỗi người, sẽ khá là hợp lý để bắt đầu hẹn hò trở lại khi chúng ta cảm thấy “đúng lúc”, mà không cần quan tâm đến độ dài của quãng nghỉ hậu chia tay. Mặc dù thế, mọi người vẫn phán xét gay gắt đến độ chối bỏ các mối quan hệ bắt đầu nhanh chóng sau một cuộc chia ly, và gán nó vào cái mác “rebound”.
Mổ xẻ các khía cạnh khác của rebound, chúng ta cần xem xét cả hoàn cảnh xảy ra chúng: chúng bắt đầu ngay sau mối quan hệ yêu đương vừa kết thúc. Đa phần các mối quan hệ yêu đương đều có hồi kết, và quãng thời gian hậu chia tay là vô cùng khó chịu. Khi tình yêu đậm sâu và dài lâu, chia tay càng đau đớn, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tài chính, thậm chí là gây ra cả vấn đề pháp lý.  Gia đình và bạn bè của chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng, chúng khiến cho vòng tròn xã hội của chúng ta bé lại khi chúng ta vô cùng cần sự vỗ về và an ủi. Đây là lí do vì sao chúng ta cảm thấy cô đơn, thậm chí là tuyệt vọng khi trải qua quá trình chia tay. Và đây cũng là lý do để chúng ta bắt đầu tìm kiếm một tình yêu mới.
Hãy cứ cho rằng mối quan hệ mới sẽ không đi kèm với rắc rối nào, và chúng ta sẽ thấy rằng có nhiều lợi ích khi làm bắt đầu chúng. Bên cạnh việc có người đồng hành, chúng ta sẽ cảm thấy hứng thú và say mê khi bắt đầu tình yêu mới. So sánh với những người độc thân, người có cặp có đôi ít nhạy cảm hơn với trầm cảm và lo âu. Sức khỏe của chúng ta cũng chịu sự ảnh hưởng của tình trạng yêu đương. Người đã kết hôn thường có nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh mãn tính thấp hơn và sống lâu hơn so với người độc thân.

Nếu tất cả các mối quan hệ nhìn chung là tốt hơn với sức khỏe của chúng ta, thì cũng có những lí do chính đáng khi nói rằng không phải tất cả các mối quan hệ rebound đều là xấu. 
Và việc muốn vượt qua một mối quan hệ đã kết thúc là suy đồi sao? Khi tôi phân loại việc “rebound” chỉ đơn thuần qua quãng thời gian mà mọi người thường độc thân trước khi bắt đầu một tình yêu mới, tôi nhận ra rằng những người rebound nhanh chóng lại có sức khỏe tốt hơn, lòng tự tôn của họ cao hơn và tự tin hơn trong việc thể hiện ham muốn. Những lợi ích này có thể là ích kỷ, nhưng nếu cá nhân chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn, thì người yêu mới cũng có thể hạnh phúc hơn.
Thật sự thế, rebounders thường gần gũi với người yêu mới hơn, mở ra góc nhìn khác rằng những mối quan hệ này thật sự có triển vọng. Những người đi bước nữa nhanh hơn thường ít có cảm giác luyến tiếc người yêu cũ hơn (nhưng với vài người, châm biếm thay, lại thấy hình ảnh của ex nhiều hơn). Điều đó cũng cho thấy rằng rebounders thường nhìn thấy cả người yêu mới và người yêu cũ rất nhiều, và việc này chiếm phần lớn thời gian trong giai đoạn chuyển biến mối quan hệ từ cũ sang mới. Hoặc có thể chỉ đơn giản là họ muốn chà mối quán hệ mới vào mặt người yêu cũ, khi mà rebounders thường có nhu cầu trả thù khá cao.
Những lợi ích mà tôi vừa đề cập tính đến giờ đều là ngắn hạn. Tôi vẫn đang nghiên cứu về những tác động dài hạn của việc rebounds, nhưng tôi trộm nghĩ rằng chúng sẽ cho ra kết quả tương tự. Những cuộc rebound thường diễn ra khác nhau, tùy thuộc vào tuổi đời và tính cách mỗi người. Ví dụ: những người trẻ và cởi mở hơn thường tìm người yêu mới nhanh hơn sau khi chia tay. Đàn ông thì dễ rơi vào lưới tình hơn phụ nữ. Người thường bận tâm về các mối quan hệ lại dễ sa vào tình ái và có quãng nghỉ ngắn hơn những người khác.  Chúng ta cảm thấy khó chịu hơn khi là người bị đá, và từ đó dẫn đến việc cố gắng hồi phục bằng rebounds. Những yếu tố liên quan đến mối quan hệ cũ cũng đáng được lưu ý: người càng cam kết sâu đậm với tình yêu cũ thì càng khó có một cú rebound nhanh chóng.
Cuối cùng, hiệu ứng rebound có thể chỉ là một phân mảnh trong trí tưởng tượng của chúng ta.
Các rebounders có thể không phải là những người mất phương hướng hay cảm xúc không ổn định như chúng ta thường nghĩ. Có thể, với nhiều người, lợi ích của việc bắt đầu một mối quan hệ mới nhanh chóng sẽ cao hơn cái giá họ phải trả, cả ngắn và dài hạn.