1. Người Hướng Nội Và Sự Sáng Tạo

        Một nghiên cứu được thực hiện bởi Berkeley, đại học California, năm 1956 – 1962, đã công bố một phát hiện thú vị, “những người sáng tạo hơn thường là người hướng nội điềm tĩnh trong các tương tác xã hội. Họ có kỹ năng giao tiếp tốt nhưng “không đặc biệt quảng giao hay hòa đồng.” Đây là những người nhận xét bản thân là độc lập và theo chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là người hướng nội luôn sáng tạo hơn người hướng ngoại, mà nó ám chỉ rằng bạn có thể tìm thấy những người hướng nội cực kỳ sáng tạo trong một nhóm người. Điều này có thể được giải thích như sau
“người hướng nội thích làm việc độc lập,, và việc đơn thường độc mã có thể là chất xúc tác dẫn đến sáng tạo đổi mới.”
Hay
“người hướng nội hướng tâm trí tập trung vào công viêc trước mắt, và tránh tiêu hao năng lượng vào những vấn đề tình cảm và xã hội không liên quan.”

2. Tư Duy Nhóm Kiểu Mới

        Tư Duy Nhóm Kiểu Mới là một kiểu tư duy được phát triển trong một vài thập kỹ gần đây khi mà các công ty và văn phòng làm việc mộc lên trên khắp thế giới. Kiểu tư duy này đề cao tinh thần làm việc nhóm, và tin rằng tính sáng tạo hay đột phá đến từ những văn phòng náo nhiệt nhất. “Không có cá nhân nào thông minh bằng cả tập thể” – một câu trích trong cuốn Những Thiên Tài Tổ Chức (Organizing Genius). Có thể thấy các nhóm làm việc cùng nhau không còn là hình thức xa lạ trong thế kỷ 20 và 21, và các hình thức cũng đa dạng cùng với sự phát triển công nghệ. Các nhóm có thể chọn lựa gặp mặt trưc tiếp hoặc đơn giản là sử dụng các công cụ liên lạc trực tuyến như FaceTime, Skype hay Facebook để có thể trao đổi thông tin ngay từ chính căn phòng ấm cúng của mình.
        Nếu như vào năm những 1970, một nhân viên văn phòng “sở hữu” cho mình một khoảng khoang gian chừng 45 m2, thì con số này chỉ còn 17m2 vào năm 2010. Theo James Hackett, CEO của công ty nội thất văn phòng Steelcase, “Có một sự chuyển biến từ “tôi” làm việc sang “chúng ta” làm việc.”
        Và khi nhắc đến lối Tư Duy Nhóm Kiểu Mới, người ta thường lấy mạng Internet để dẫn chứng cho hình thức này rằng, “Dù gì thì nhân viên cũng đăng tất tần tật mọi thứ trong cuộc sống của mình trên Facebook, Twitter và những chỗ khác. Thế nên chằng có lý do gì họ phải nấp sau những vách ngăn cả.” Linux và Wikipedia được tin là 2 ví dụ điển hình cho lối tư duy này. Tuy nhiên, nên nhớ rằng bản chất của việc hợp tác này là năc danh và thiếu đồng bộ, nơi mà mỗi cá nhân đóng góp vào một công trình chung với mong muốn những thành tựu của mình được công nhận bởi người khác (một trong những nhu cầu cơ bản của con người), và rõ ràng không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khác như môi trường văn phòng. Cho nên không thể lấy những bài học rút ra từ phương pháp này để áp dụng cho phương pháp kia.

3. Luyện Tập Có Chủ Đích

        Vậy câu hỏi ở đây là: Làm Việc Độc Lập Có “Lợi Hại” Như Vậy? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin trích những gì mà Nhà tâm lý học nghiên cứu Anders Ericsson khẳng định, “chỉ khi ở một mình thi bạn mới có thể Luyện Tập Có Chủ Đích…. Khi luyện tập có chủ đích, bạn xác định rõ ràng công việc hoặc kiến thức hiện thời đang ngoài khả năng, nỗ lực hết sức để nâng cao trình độ, tự giám sát tiến độ và dựa vào đó điều chỉnh lại phương pháp cho thích hợp.” Và theo ông thì đây là chìa khóa quan trọng giúp đạt đươc những thành tựu phi thường.
        Việc luyên tập như vây giúp bạn duy trì khoảng tập trung (focus span) lâu hơn, nó đòi hỏi nguồn động lực từ chính bên trong con người bạn, để giải quyết thử thách của chính bạn đặt ra, và nếu bạn muốn cải thiện năng lực, bạn cần là người Chủ Động. Còn khi hoạt động nhóm, bạn đương nhiên không thể là người chủ động trong suốt quá trình.
        Cách luyện tập trên đòi hỏi bạn có đủ không gian và thời gian riêng, biệt lập hoàn toàn với những nguyên nhân gây ra xao lãng. Và có thể khẳng đinh một điều rằng, đa số những nơi làm việc ngay nay khó lòng đáp ứng được điều kiện trên. Những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, “những văn phòng mở làm giảm hiệu suất làm việc cũng như suy giảm trí nhớ, gắn liền với tỷ lê nghỉ việc cao, khiến mọi người bi bệnh, có thái độ chống đối. mất động lực, và có cảm giác thiếu an toàn...” Nguyên nhân được nhắc đến là do các văn phòng ngày nay gây ra những tiếng ồn lớn khó kiểm soát, dẫn đến nhịp tim tang, giải phóng chất cortisol – loại hoóc môn gây ra căng thẳng, và từ đó nhân viên luôn ở trong tình trạng dễ dàng bị kích động, nóng giận và ít sẵn sàng giúp đỡ nhau.
        Nhiều người hướng nội hiểu được điều này, nên có khuynh hướng tìm cho mình những gốc làm việc riêng, tránh hoặc cưỡng lại hoặc cảm thấy không thoải mái đối với các hoạt động nhóm. Nhiều người chọn làm việc tại nhà, trong căn phòng ấm cúng của mình với bàn làm việc được sắp xếp gọn gang, ánh sáng mặt trời vừa đủ và một cốc cà phê cạnh bên. Tuy nhiên, không gian như vậy có thể khiến cho một số người cảm thấy quá tách biệt với thế giới. Cho nên, thay vào đó, họ mang chiếc laptop của mình ra những quá cà phê đông đúc cùng những vị khách lúc nào cũng cắm cúi mặt vào máy tính trước mặt, và hoàn toàn tập trung vào hoàn thành công việc của mình. Lí giải cho việc này, các chuyên gia cho rằng, “chỉ cần sự hiện diện của những người khác cũng đủ giúp tâm tôi tạo ra những bước nhảy vọt.”
---------------
Hi vọng thông tin mình rút ra được từ quyển Quiet của tác giả Susan Cain có thể giúp được gì đó cho các bạn, đặc biệt là các bạn có khuynh hướng Hướng Nội.