Procrastination có nghĩa là trì hoãn. Có lẽ trì hoãn là kẻ thù đáng sợ nhất của cuộc đời chúng ta. Nó ngăn cản sự thành công, ngăn cản hạnh phúc, tình yêu. Và nhiều thứ khác mà bạn có thể đạt được nhưng lại bỏ lỡ. Vì thói quen “thôi để mai” sẽ khiến cho cuộc sống bạn trở nên trì trệ.
Dẫu biết rằng, chúng ta phải hành động phải bỏ qua sự trì hoãn, lười biếng của bản thân. Nhưng thực sự có mấy ai đã làm được. Có phải bạn thường mua những cuốn sách về động lực nhưng chưa đọc. Hay xem một Video nói về động lực trên Youtube nhưng chưa bao giờ hành động. Chứng tỏ rằng, sự trì hoãn đã trở thành một bệnh dịch của thời đại mới và chúng ta cần loại bỏ nó ngay hôm nay.

Vì sao chúng ta luôn nói “Thôi để mai”

Cụm từ “thôi để mai” hãy “thôi để mai tính” phải được xếp vào những cụm từ được nói nhiều nhất trong cuộc đời. Có lẽ chỉ xếp sau “Xin chào – Cảm ơn”. Việc để mai tính là một tâm lý có sẵn trong mỗi người. Nếu bạn thực sự muốn thay đổi cuộc sống thì hãy bắt đầu ngay hôm nay.
Biểu hiện đơn giản nhất là họ hứng thú với nhiều chủ đề hay công việc khác nhau nhưng khi bắt đầu làm thì không thể duy trì được lâu. Có một câu nói rất hay “Làm ra những điều đơn giản chắc chắn là việc khó khăn nhất”.
Ví dụ như, Khi bạn giải được một bài toán dễ thì bạn cảm thấy rất hứng thú với môn toán. Nhưng sau đó bạn gặp một bài toán khó hơn thì bạn cảm thấy khó khăn. Và bạn cho qua, tiếp tục làm bài toán khác nhưng bài toán thứ 2 còn khó hơn. Cuối cùng bạn cảm thấy nản bạn bỏ cuộc và ngày mai tính lặp lại.
Theo tâm lý học thì sự trì hoãn là tâm lý trong tâm thức có xu hướng muốn chậm lại, chưa muốn làm hay bắt tay vào làm một công việc phải làm nào đó. “Thôi để mai” là câu nói chỉ ra cơ thể và bộ não bạn đang lảng tránh những việc cần bạn phải làm ngay. Nhưng bạn lại hoãn lại và sau một thời gian thì rơi vào lãng quên.

7 yếu tố khiến chúng ta trì hoãn

Theo các phương pháp điều trị tâm lý thì để có thể chữa bệnh thì phải tìm ra được gốc rễ của căn bệnh đó. Từ đây chúng ta mới có thể trị được tâm bệnh có tên là trì hoãn này.

1. Lười biếng và nuông chiều bản thân:

Chắc chắn là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến thói quen trì hoãn. Khi bạn rơi vào trạng thái lười biếng thì bạn chấp nhận bỏ qua những công việc vào một thời điểm nào đó có thể là ngày mai, ngày kia…v.v hoặc không bao giờ làm. Lười biếng khiến cho bạn hay bản thân bạn cảm thấy thoải mái hơn. Về lâu về dài bạn sẽ càng lười hơn và bạn trì hoãn nhiều hơn. Và trong tương lai bạn vẫn bình chân như vại.

2. Không thích công việc bạn sẽ hay đang làm:

Khi bạn không thích việc gì đó thì bộ não sẽ hình thành phản xạ tự nhiên là tránh né. Nó sẽ tạo ra những luận điểm rất thuyết phục để bạn khỏi làm việc đó. Mặc dù có rất nhiều người biết trì hoãn là không tốt nhưng họ lại không đủ động lực để có thể khắc phục nhược điểm này.
Ví dụ: Bạn mong muốn có một thân hình thật đẹp. Nhưng khi nghĩ tới sự mệt mỏi, đau cơ hay ăn kiêng làm bạn mất động lực. Cuối cùng “thôi để mai” ngày mai của bạn có thể là tháng sau, năm sau, hoặc chẳng bao giờ xảy ra.

3. Quá dễ – Quá khó:

Một việc nếu hoàn thành quá dễ dàng thì vô hình chung sẽ tạo ra cảm giác chủ quan và ngược lại, thì một việc vô cùng khó khăn cần tư duy hay phải mất một thời gian để hoàn thành thì tạo ra cảm giác lười biếng, né tránh.

4. Cảm thấy công việc chưa cần phải giải quyết ngay lập tức:

Chắc hẳn bạn đã nghe câu “Nước đến chân mới nhảy”. Đây câu tục ngữ vô cùng dễ hiểu lột tả được sự trì hoãn.
Nếu bạn cảm thấy công việc này không cần phải hoàn thành ngày vào hôm nay thì bạn có xu hướng trì hoãn công việc này vào một ngày khác. Đợi chờ cho công việc này vào trạng thái phải hoàn thành ngay lập tức. Lúc đó bạn mới có động lực để làm. Hậu quả, bạn hoàn thành một cách vội vã và kết quá cũng không cao.

5. Đâu là điểm bắt đầu:

Khi đối mặt với một việc cần thời gian dài hạn thì bạn gặp vô vàn rào cản khó khăn như: phải làm như thế nào? Có làm được không? Hậu quả nếu không hoàn thành? bạn cảm thấy sợ hãi và mong muốn tìm được tất cả câu trả lời. Cuối cùng câu trả lời thì không có mà công việc thì vẫn trống trơn.

6. Bộ não và Thói quen:

Nó thường chọn những việc dễ để làm trước và khi đã dùng quá nhiều năng lượng vào việc nhỏ. Thì khi gặp những việc khó khăn cần năng lượng nhiều hơn thì lại không đủ năng lượng dễ gây ra tình trạng trì hoàn hay bỏ cuộc. Vì thế hãy cố gắng nạp đủ dưỡng chất và luyện tập não của mình thường xuyên nhé!

7. Ảnh hưởng từ người khác:

Dám chắc rằng không chỉ một hai lần bạn nghe câu như thế này: “không làm được đâu” “đừng làm không làm được đâu, tôi thử rồi” …v.v những người có xu hướng nói bản thân họ đã làm nhưng không được thì có thể họ đã thất bại thật nhưng cũng có những người chưa làm, không làm cũng nói không đấy.
Khi bắt đầu làm điều gì để tránh việc trì hoãn hay bỏ cuộc. Đừng nói cho ai nghe cả kể cả là người bạn tin tưởng. Hãy cố gắng tập trung làm hết sức đến khi thành công thì mới nói điều đó cho mọi người biết.
Khi bạn đã hiểu rõ về bản chất của sự trì hoãn thì điều bạn cần làm ngay lúc này là tìm cho mình một động lực và động lực và áp dụng hai quy tắc để chữa bệnh trì hoãn là hai phút và mười phút. Tất cả điều này sẽ giúp đánh bay nỗi sợ trì hoãn giúp cuộc sống trở nên tốt hơn.

Vậy thì chúng ta làm gì để đối phó sự trì hoãn

Khi bạn đã hiểu rõ về bản chất của sự trì hoãn thì điều bạn cần làm ngay lúc này là tìm cho mình một động lực và động lực và áp dụng hai quy tắc để chữa bệnh trì hoãn là hai phút và mười phút. Tất cả điều này sẽ giúp đánh bay nỗi sợ trì hoãn giúp cuộc sống trở nên tốt hơn.

Động lực

Thật nhiều người nói “tôi cần thêm động lực” hay “ước gì tôi có nhiều động lực hơn”. Nhưng sự thật là động lực không phải là tia lửa hay nguyên nhân của hành động mà động lực chỉ là kết quả của hành động đó
Tác giả nổi tiếng Jeff Haden “Động lực không phải là thứ có sẵn trong bạn, động lực là thứ bạn sẽ nhận được, một cách tự động”. Nghĩa là những thành công nhỏ nhoi trong quá khứ chính là nguồn động lực cho công việc hiện tại. 
Hiện nay, các bạn trẻ Việt Nam thường làm việc gì đó phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc. Và nếu bạn phụ thuộc vào cảm xúc. Thì việc bạn ngồi chờ cho cảm xúc đến sẽ trở thành một hình thức trì hoãn ngấm ngầm trong bộ não. 
Vậy nếu không có động lực thì sao?
Một câu hỏi thường gặp, vậy nếu như bạn thử thay thế động lực thành kỷ luật thì sao?Kỷ luật sẽ trở thành một động cơ, một khi động cơ khởi động sẽ cung cấp năng lượng cho bộ não và cơ thể của bạn. 
Một cuộc sống kỷ luật và khuôn khổ sẽ giúp bạn tránh trì hoãn không đáng có, kỷ luật giúp bạn tạo ra thói quen tạo ra sức mạnh ý chí để cố gắng hoàn thành những công việc ngắn hạn. Cuối cùng, bản chất kỷ luật tạo ra hành động dẫn đến một hình thức động lực bền vững hơn.

Phản Xạ Tự Nhiên

Phản xạ về trì hoãn của bộ não sẽ phản ứng khi chúng ta bắt đầu làm việc gì đó. Vì thế để tránh thì bạn hãy suy nghĩ đơn giản về việc bắt đầu và vượt qua sự phản xạ của bộ não. Đây là nơi mà sự trì hoãn phát triển mạnh.
Khi bạn tập trung và bắt đầu hành động thì trì hoãn và sự lười biếng sẽ giảm dần. Vì thế vấn đề không phải nằm ở việc bạn thực hiện công việc mà chỉ là bạn hãy bắt đầu công việc đó.
Khi bạn trì hoãn thì cơ thể bạn đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Để vượt qua thì bạn cần phải hành động ngay để tạo ra động lực thì mới có thể tiếp tục thực hiện công việc còn đang dang dở.

Hai quy tắc đánh bay sự trì hoãn

Chắc hẳn bạn nghĩ rằng để hoàn thành một việc gì đó cần rất nhiều thời gian nhưng thực tế rằng có rất nhiều công việc bạn có thể hoàn thành trong hai phút hay mười phút đấy. Hãy xem hai quy tắc này hoạt động như thế nào? và cách áp dụng nhé.

Quy Tắc Hai Phút 

Bạn có biết chỉ cần hai phút là bạn có thể bắt đầu hoàn thành được rất nhiều việc nhỏ không mà chưa bao giờ bạn hoàn thành hay không.
Nguyên tắc 1: Làm những Làm những việc nhỏ mà bạn có thể hoàn thành trong 2 phút, hãy làm chúng ngay
Quy tắc hai phút để tránh trì hoãn là quy tắc từ ông David Allen. Trong cuốn sách nổi tiếng “Getting Things Done của ông có viết:
Quy tắc rất đơn giản, nếu như bạn cảm thấy bất cứ công việc nào bạn có thể thể hoàn thành. Hãy làm công việc đó trong vòng hai phút thì hãy làm ngay lập tức. Còn nếu công việc phải mất nhiều hơn hai phút thì bạn hãy lên một danh sách và quay lại làm khi có nhiều thời gian hơn
Ví dụ: đổ rác, dọn giường, trả lời tin nhắn của bố mẹ, .. là những việc tốn ít thời gian mà bạn có thể hoàn thành trong vòng 2 phút.
Nguyên tắc 2: Tạo thói quen làm việc trong 2 phút
Bạn không thể hoàn thành tất cả mong muốn của bản thân trong vòng 2 phút. Tuy nhiên, để bắt đầu đạt được ước mơ đó bạn chỉ cần 2 phút để bắt đầu mà thôi.
Nếu bạn mua một quyển sách hãy đọc trong vòng 2 phút.Nghe tiếng anh trong vòng 2 phútHọc từ vựng mới trong vòng 2 phút
Khi nghe quy tắc này thì người đọc sẽ có xu hướng đặt ra câu hỏi “làm việc mà có 2 phút thì làm sao hiệu quả được?”
Vấn đề khó nhất để loại bỏ trì hoãn đó là bắt đầu nhúng tay vào việc. Có câu bước đầu tiên cũng là bước khó nhất. Vì thế việc bạn cần làm lúc này là bắt đây làm ngay, đừng chần chừ nữa!. Tuy nhiên thường chúng ta không có động lực để bắt đầu. Đây cũng là một thử thách mà chúng ta cần phải vượt qua. Hãy nghĩ đến những cảm xúc hạnh phúc nhất khi đạt được sự thành công. Nếu bạn không làm gì cả thì cũng sẽ không có gì xảy ra.
Nguyên tắc 2 phút sẽ giúp bạn vượt qua gánh nặng tâm lý. Khi bạn sẽ tự thuyết phục bản thân rằng “mình sẽ chỉ làm việc này trong vòng 2 phút thôi, nếu sau 2 phút mà mình không muốn làm nữa thì mình có quyền đổi sang việc khác”. Nhờ vậy mà những công việc nhàm chán trước kia. Bạn có thể hoàn thành công việc đó dễ thở và ít áp lực hơn nhiều

Tổng Kết: 

Để khắc phục sự trì hoãn thì bạn cần duy trì kỷ luật, và luyện tập các quy tắc thường xuyên hãy cố gắng đảm bảo bản thân hoàn thành những việc nhỏ nhất.
Cuối cùng trì hoãn là một khuyết điểm tâm lí mà tất cả chúng ta đều mắc phải. Điều quan trọng là chúng ta có muốn thay đổi, quản lý hay kiểm soát nó hay không. Điều này chúng ta có thể bắt đầu ngày nhé.
Đọc thêm nhiều bài viết hữu ích hơn tại: saugiohanhchinh.vn