“It is the power of the mind to be unconquerable.”

Đây là một trong những câu của Seneca mà mình thích nhất trong tuyển tập các thư của ông.
Dịch theo tiếng việt - Đây là sức mạnh của một ý chí không thể bị chinh phục.
Chủ nghĩa Khắc Kỷ dạo gần đây khá là nổi tiếng tại Việt Nam. Từ Facebook cho tới Spiderum, Ở đâu tôi cũng thấy nói về chủ nghĩa này. Một triết phái hệ Hellenistic, từ cái cội rễ của Hy Lạp cổ đại, chưa bao giờ làm tôi buồn chán khi nghiên cứu về thời đại đó.
Và trong đây, mình cũng thấy nhiều người cũng luận về chủ nghĩa này. Nên hôm nay, mình cũng xin đóng góp 1 bài để góp một chút lửa của Zeno được cháy lâu hơn vào tâm hồn người Việt. Và được hơn nữa, được thấy thêm nhiều người Việt hòa chung cái lửa với các Khắc Kỷ Nhân trên thế giới.

Phương pháp thực tập chủ nghĩa khắc kỷ cơ bản: Viết nhật ký.

 Trong câu trên, Zeneca nói về sức mạnh của chủ nghĩa Khắc Kỷ là giúp tạo cho người thực hành nó một ý chí bất khuất. Nhưng, thực hành thế nào để có được một ý chí bất khuất thì … ổng không nói. Vậy hôm nay, mình sẽ giới thiệu một trong các phương pháp cơ bản để áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ vào thực tế.

Stoicism (στωικισμός) là một triết phái đặc biệt nhấn mạnh về sự chết. Những khắc kỷ gia nhấn mạnh về cái chết với tần suất ngang ngửa với việc đội tuyển Anh ăn vạ để lấy penalty vậy. Họ nhắc nhở về cái chết một cách liên tục và đều đặn. Nếu nói không ngoa, họ ám ảnh bởi cái chết. Nhưng cái điểm thú vị là họ quá ám ảnh bởi cái chết đến nỗi họ tự buộc mình phải trân quý mọi thứ ở hiện tại. Ai ngờ đâu một thương nhân bị mất hết tất cả trong một cuộc đắm tàu lại khám phá ra được triết phái tôn vinh cả hai mặt của cái đồng xu cuộc đời chứ. Phải, họ trân quý cuộc sống và trân quý tới nỗi họ xem mỗi ngày họ sống là một đặc ân. Và thế, họ viết nhật ký để ghi lại đặc ân mà họ có được trong những ngày mà họ sống.
Mà viết như vậy để làm gì? Trên đời có cả đống cách để rèn luyện ý chí bất khuất tại sao phải viết nhật ký chi? Viết nhật ký để ta tự răn dạy mình.
Trên đời này, mọi cá thể chúng ta đều sẽ mắc sai lầm, không ít thì nhiều. Nhưng cái trí nhớ kém cỏi của con người này làm ta quên đi những bài học mà mình có được khi mình đã phạm. Như một quy luật, lâu lâu đời sẽ bắt ta trả bài, những sai lầm nhất định sẽ lặp lại liên tục đến khi nào ta ghi nhớ bài học của sai lầm đó thì thôi. Nhưng nếu ta cứ quên đi bài học cũ và tới khi sự việc xảy ra ta lại mắc sai lầm, ta phải tốn thời gian quý báu của ta để khắc phục vấn đề đó. Việc viết nhật ký là để răn dạy ta không lặp lại sai lầm cũ nữa. Và hơn thế, nó giúp ta đón nhận những bài học mới và chuyến phiêu lưu mới.
Nhưng chẳng phải là ta chỉ cần một người thầy tốt để chỉ chúng ta biết hết bài học là xong sao? Trên thực tế, mọi trải nhiệm trong cuộc sống của chúng ta là duy nhất. Không ai có được trải nghiệm cuộc đời này thay ta cả.  Nên bài học cuộc sống này chỉ có mình ta mới có thể làm thầy dạy tốt nhất của ta mà thôi. Từ đó, ta có thể tìm giải pháp cho vấn đề của riêng ta.
Khi ta học nhanh được bài học cuộc đời và tìm ra được giải pháp của vấn đề, ta học được cái tính kiên nhẫn và điềm tĩnh trước mọi khó khăn trong cuộc sống. Những đức tính cơ bản và cần thiết để đạt được bốn đức hạnh của chủ nghĩa Khắc Kỷ. Và hơn nữa, đạt được một ý chí bất khuất không ngại khó khăn trong cuộc đời.
Và đó, chuyến hành trình để tìm hiểu chủ nghĩa Khắc Kỷ là viết nhật ký. Chắc các bạn nào nghiên cứu chủ nghĩa này đều biết cuốn Meditation của Marcus Aurelius ( một trong những khắc kỷ gia nổi tiếng nhất). Cuốn Suy Ngẫm đó thực chất đó là cuốn nhật ký của Marcus. Ban đầu cuốn sách đó không có tên và cũng chẳng viết ra để cho đọc giả đọc. Đó lý do vì sao cuốn sách đó là độc nhất - vì chỉ duy nhất Marcus hiểu hết được nó và chỉ duy nhất Marcus có thể giải thích được những trích dẫn trong cuốn sách cho mọi người biết.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiểu thói quen này.
Thân ái.
👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY: