Huyền sử vua Đinh là tác phẩm lịch sử do đạo diễn Anthony Võ cầm trịch và diễn viên Anh Tài đảm nhận vai chính. Phim xoay quanh hành trình Đinh Bộ Lĩnh dập tắt mâu thuẫn gia tộc cho đến lúc dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành vua Đinh Tiên Hoàng. Theo thống kê từ Box Office Vietnam, phim hiện thu về khoảng 42 triệu đồng từ phòng vé trong nước (tính từ ngày công chiếu 18.11 cho đến 14 giờ ngày 24.11). Với thành tích hiện tại, Huyền sử vua Đinh đang là một trong những bộ phim có doanh thu thấp nhất lịch sử điện ảnh Việt  -   “trích dẫn báo Thanh Niên”
Một bộ phim đang nổi mấy ngày gần đây, nhưng mà là nổi vì tai tiếng, vì sự thiếu trách nhiệm với lịch sử và cố chấp của nhà làm phim. Các vị làm phim lịch sử một cách hết sức cẩu thả, như vậy là vô trách nhiệm với lịch sử. Các vị lại bảo khán giả quá khắc khe với phim sử nước nhà, quá khó tính nên phim sử Việt không thể nở rộ.
Khán giả có quyền bình xét một tác phẩm xem nó có phù hợp với bản thân họ không. Một bộ phim thiếu sự nghiên cứu, thiếu sự tỉ mỉ cẩn thận lại muốn nhận được sự ủng hộ từ khán giả?
Tác phẩm gây thất vọng lớn về phần trang phục, hóa trang. Các diễn viên gắn râu giả trông gượng gạo, giống kịch sân khấu. Phần phục trang đơn giản, thiếu sự nghiên cứu và đầu tư. Binh khí trong phim không hề đồng bộ, đôi lúc trông khá lạc quẻ. Chưa kể, một số diễn viên quần chúng còn nhuộm tóc, cắt tỉa theo phong cách hiện đại nhưng lại vào vai binh sĩ thời xưa. Tất cả khiến phim bị khán giả quê nhà hắt hủi. Nhiều ý kiến đánh giá chất lượng tác phẩm ở mức dưới trung bình, chỉ thích hợp để làm web-drama (phim chiếu mạng) hơn là phim điện ảnh chiếu rạp. - trích dẫn báo Tiền Phong
Đạo diễn Anthony Võ và nhà sản xuất Bích Lành cho biết: “Chúng tôi thấy nhiều bạn trẻ xem phim lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc trong khi lịch sử Việt rất hay thì lại không có nhiều người biết. Chúng tôi muốn mang lịch sử đến gần công chúng, đến thế hệ trẻ. Chúng tôi cũng biết cách làm cho đến nơi đến chốn nhưng sức người có hạn, kinh phí cũng có hạn nên chủ trương có đến đâu, làm đến đó".
Các vị xuất phát từ một mục đích cao đẹp, là mang lịch sử tới nhiều người hơn. Nhưng làm cẩu thả dễ khiến người ta hiểu sai về lịch sử, đó là tại sao phim sử cần chỉnh chu, tỉ mỉ từng chi tiết, chứ không phải là “có đến đâu, làm đến đó”. Có rất nhiều sự cẩu thả khiến cho người đời sau hiểu làm, dẫu cho đã có sự sửa đổi, nhưng con người vẫn mặc nhiên tin vào điều đầu tiên. Ví dụ như việc nhà bác học Newton ngồi dưới gốc cây táo, bị táo rơi trúng đầu và tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn. Thế nhưng đây là một điều bịa đặt, thực tế quả táo rơi bên cạnh ông, chứ không rơi vào đầu. Thế nhưng con người vẫn tin hoàn toàn vào điều đầu tiên họ tin. Đó là lý do vì sao Trung Quốc chèn đường lưỡi bò vào phim của họ, để dần dần mọi người sẽ tin vào điều đó. Làm phim sử cẩu thả không chỉ có lỗi với khán giả, mà còn có lỗi với lịch sử.
Các vị bảo người trẻ thích xem sử Trung, Hàn, đó là đúng, nhưng mới chỉ là 1 nửa của sự thật. Người trẻ Việt cũng rất yêu sử Việt, họ chưa bao giờ chán ghét lịch sử nước nhà, chưa bao giờ. Có những bộ phim đã làm từ rất lâu nhưng vẫn thu hút nhiều người trẻ tìm xem. Ví dụ như Hà Nội 12 ngày đêm, biệt động Sài Gòn, mùi cỏ cháy,... đó đều là những bộ phim sử nổi danh trong cộng đồng người trẻ. Vì đâu mà những bộ phim ấy lại thu hút tới vậy? Vì kỹ xảo đỉnh cao hay chiến đấu máu lửa? Đều không phải, họ xem vì nó đúng, nó tái hiện lại lịch sử hào hùng của dân tộc. Chứ không phải một bộ phim nào đó làm qua loa, sơ sài, cho cả diễn viên nhuộm tóc lên rồi lại đổ tại này tại nọ. Tôi chưa thấy các vị đổ lỗi cho bản thân các vị cẩu thả đâu.