Phật giáo và những nội dung cơ bản
Bài viết trình bày những tư tưởng căn bản nhất của Phật giáo, hy vọng giúp mọi người có cái nhìn tổng quát nhất về những triết lý trong đạo Phật.
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại hơn 2500 năm với hơn 400 triệu phật tử.
Đạo Phật không tôn thờ Chúa trời, thần thánh hay bất kỳ một sức mạnh siêu nhiên nào. Đạo Phật tin rằng chúng sinh bình đẳng và cho phép con người được tự do có những đức tin của riêng mình. Tất cả các giáo lý của Phật đều chỉ hướng đến một mục đích: thoát khỏi đau khổ và tìm được sự bình yên trong tâm hồn.
Cuộc đời của Đức Phật
Ảnh bởi
Jamie Streettrên
UnsplashQuay ngược lại khoảng năm 480 TCN, Đức Phật - người sáng lập ra Phật giáo được sinh ra đời. Ông xuất thân là một thái tử với tên gọi Siddhartha Gautama ở một tiểu quốc thuộc Nepal ngày nay.
Từ khi còn bé, thái tử được tiên đoán sẽ trở thành nhà cầm quyền vĩ đại hoặc một nhà sư. Không muốn trường hợp thứ hai xảy ra, Đức vua đã cố gắng dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con trai.
Cho đến năm thái tử Siddhartha 29 tuổi, ông chưa một lần bước chân ra khỏi cung điện. Một ngày, vì quá tò mò, thái tử đã yêu cầu một người đánh xe ngựa đưa mình ra ngoài du ngoạn.
Và ông bị sốc trước những cảnh tượng bên ngoài, về bệnh tật, về đói nghèo và cái chết.
Sau khi trở về cung, Thái tử nhận ra mình không thể tiếp tục cuộc sống giàu sang được nữa. Ngài quyết định rời cung để tìm kiếm con đường giúp loài người thoát khỏi khổ đau.
Cùng với 5 tín đồ khác, ngài đã thử đạt đến sự giải thoát bằng cách đày đọa thân thể như chịu đau, nhịn thở và nhịn đói.
Sau sáu năm, một ngày khi bị cơn đói hành hạ, ngài nhận ra mình ngày càng rời xa câu trả lời mình luôn kiếm tìm.
Sau đó, ngài bắt đầu ăn trở lại. Chọn một cây bồ đề, Ngài quyết định ngồi thiền dưới gốc cây cho đến khi tìm ra sự thật. Chính tại đây, sau nhiều ngày thiền định, Ngài đạt được trạng thái niết bàn, trở thành Đức phật - Buddha ( The enlightened one - người đã giác ngộ)
Sau khi tìm thấy câu trả lời, Đức Phật đã dùng giáo lý của mình để giảng giải cho tất cả mọi người.
Tư tưởng cốt lõi của Phật giáo: Tứ diệu đế
Tứ diệu đế - bốn chân lý cuộc đời, bao gồm:
1. Đời là bể khổ.
Ảnh bởi
Priscilla Du Preeztrên
UnsplashLife is Dukkha - Life is suffering.
Tuy nhiên, cách dịch từ “Dukkha” sang cả Tiếng Anh (suffering) và Tiếng Việt (sự đau khổ) đều không chuẩn xác. Phật giáo không bi quan cũng không lạc quan, nó chỉ ra sự thật của cuộc sống một cách khách quan.
Bị ốm, bị thương là Dukka. Bị người yêu đá là Dukka. Nghèo, thất nghiệp là Dukka. Những thứ bạn mong nó tồn tại mãi mãi là Dukkha. Khao khát trở thành một người không phải bản thân mình cũng là dukkha.
Tóm lại, Dukkha không chỉ bao gồm sự khổ đau bình thường, nó còn gồm cả những gì thuộc về hạnh phúc nhưng không tồn tại lâu dài. Bởi vì hạnh phúc khi thay đổi hoặc chấm dứt sẽ tạo ra đau khổ.
Ví dụ trong kinh doanh, tháng này bạn bán được rất nhiều hàng, bạn đc hoa hồng cao và bạn vô cùng vui vẻ. Nhưng tháng sau hoặc quý sau, rất có thể thu nhập của bạn sẽ chỉ còn 3 triệu lương cứng.
2. Nguồn gốc của sự đau khổ là ham muốn.
Thực tại không bao giờ tĩnh mà luôn luôn động. Đây là sự vô thường - một triết lý quan trọng trong Đạo Phật.
"Bất cứ cái gì thuộc bản chất của sinh, cũng thuộc bản chất của diệt"- Đức Phật.
Bất kỳ thứ gì nếu đã có bản chất của sự khởi sinh, để trở thành và hiện hữu, thì cũng có mầm mống của sự chấm dứt và hủy diệt.
Giờ phút bạn đạt được thành công cũng là thời khắc đầu tiên bạn sẽ đánh mất nó. Vậy nên cuộc đời chúng ta là một đồ thị hình sin, một chuỗi ngày lên xuống.
Tuy nhiên con người lại luôn muốn cuộc đời mình là một mũi tên phát triển, chỉ có lên không có xuống. Chúng ta ham muốn vật chất, sắc đẹp, quyền lực và cả tuổi thọ. Chúng ta theo đuổi những thứ mình không có và mong muốn những thứ mình có sẽ tồn tại mãi mãi.
Theo Phật giáo, đây là nguyên nhân chúng ta luôn rơi vào đau khổ. Bạn không thể nắm lấy dòng chảy của thời gian. Bạn cũng không thể níu kéo những thứ thuộc về thế giới bên ngoài (không chỉ vật chất, cái này còn đúng trong cả các mối quan hệ). Kiểu gì những thứ đó cũng sẽ biến mất trong sự thất vọng của bạn.
3. Con đường diệt khổ: loại bỏ ham muốn.
Đức Phật không khuyên con người dập tắt hoàn toàn tất cả những gì thuộc về thế giới vật chất. Đói vẫn phải ăn, nhà vẫn phải ở, quần áo vẫn cần phải mua. Không có gì sai khi bạn mong muốn hưởng thụ một cuộc sống đủ đầy, đáp ứng những gì bạn cần.
Điều kiện vật chất là cần thiết và không thể thiếu được để con người đạt đến trạng thái hạnh phúc khác cao hơn.
Theo đuổi đồng tiền cũng được thôi. Các nghiên cứu về xã hội học cũng chỉ ra rằng, tiền thực sự mang lại hạnh phúc. Nhưng chỉ đến một cái mốc nào đó và vượt qua mốc đó, nó lại gần như không mấy giá trị. Vậy nên quan trọng là biết đủ.
Biết đủ là con đường chấm dứt sự đau khổ. Không chạy theo khoái lạc, nhưng cũng không tự hành xác.
Nguyên nhân đau khổ của con người xuất phát từ bên trong. Vậy nên cách thoát khỏi đau khổ cũng phải từ bên trong chứ không phải bên ngoài. Bạn không thể thay đổi những gì cuộc sống sẽ đem đến, nhưng bạn có thể thay đổi thái độ của mình.
4. Bát chánh đạo - Tám con đường diệt khổ
Right view: nhận thức, quan điểm đúng đắn.
Right thought: ý nghĩ, tư tưởng, tư duy đúng đắn.
Right speech: nói đúng
Right action: làm đúng
Right livelihood: nghề nghiệp chân chính, đúng đắn.
Right effort: nỗ lực đúng đắn
Right mindfulness: chánh niệm - tập trung vào giây phút hiện tại
Right concentration: sự tập trung.
Ngoài ra, trong Phật giáo còn có một khái niệm: bát phong. Đây là tám ngọn gió luôn thổi vào đời người, làm cuộc sống chúng ta bị xáo trộn.
- Được và mất
- Danh thơm và tiếng xấu
- Khen ngợi và chê bai
- Hạnh phúc và đau khổ
Khi tiền lương 9 chữ số chuyển vào tài khoản của mình, chúng ta hạnh phúc và vui sướng. Khi tiền lương giảm chỉ còn một nửa, chúng ta cảm thấy thất vọng và khổ đau.
Lúc được khen ngợi ta tự hào và vui vẻ, nhưng bị chê bai một chút thì ta nổi giận đùng đùng, hoặc vật vã mất niềm tin vào bản thân.
Con người luôn mong muốn hưởng thụ bốn vế đằng trước, và tìm cách né tránh bằng được bốn vế đằng sau. Nhưng đây là hai mặt của một đồng xu, bạn không thể sở hữu đồng xu chỉ có một mặt.
Mình không phủ nhận việc nỗ lực sẽ tạo ra những thành quả nhất định, nhưng có những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Với nhiều người, hạnh phúc và bình yên trong tâm hồn dựa vào những ý tưởng bất chợt của vũ trụ. Họ vui vào những thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, và chán nản khi danh vọng tan biến. Khi sự tốt đẹp và nỗi đau đều không thể tránh khỏi, thì tại sao ta phải tự hành hạ bản thân bằng cách dùng hết sức lực đuổi theo vế đằng trước, đồng thời dùng gấp đôi nỗ lực để chạy trốn khỏi vế sau?
Cuộc đời bao gồm lúc lên lúc xuống. Tất cả mọi sự đều vô thường. Trân trọng những gì mình có và bình thản khi mình mất đi. Không ghen tị với những thứ mình không có là những gì Đức Phật muốn nói.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất