Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, đưa ra quan điểm cá nhân, không mang tính chất điều hướng dư luận hay chống đối lại bất kỳ tổ chức nào.

Bài viết được tham khảo trên cuộc thảo luận của thầy Nguyễn Lê Anh.

Bạn có biết câu: "Không biết những điều cần biết, biết không rõ những điều cần biết, biết những điều không nên biết" là gì không!?
Albert Einstein đã khẳng định: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Bao trùm cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Chỉ có Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó"!!
Đức Phật đã từng nói: "Ta chỉ là người dẫn đường, các ngươi hãy hãy tự dấn bước bằng ý chí và nghị lực của mình! Các ngươi hãy tự đốt đuốc lên mà đi"!!
Khi nghe về Đạo Phật, hẳn ai trong số chúng ta cũng nghĩ đây là con đường giúp cho con người ta có thể đạt được hạnh phúc ngay trong cuộc đời này!!
Tuy nhiên, lướt vu vơ trên các nền tảng thông tin số, tôi vô tình bắt gặp những con số khá ấn tượng.
Cả nước hiện có 18.491 ngôi chùa, tịnh xá, thiền viện, tịnh thất, niệm Phật đường, tu viện..., có 54.773 Tăng Ni, tín đồ chiếm 60% dân số cả nước.(số liệu năm 2021)
Làm một phép tính nhỏ, có thể suy ra
Ước tính cứ 80 sư chùa thì có 1 sư trường.
Số lượng sư chùa 54773. Cả nước hiện có gần 300 trường đại học với 682 giáo sư trường đang dạy.
Thật rùng mình khi thấy thực trạng ở Việt Nam, Phật giáo tự cho mình quyền buộc chính quyền phải quỳ lạy, hoặc cũng có thể chính quyền đã biến tấu thành Phật giáo :))) (cái này không chắc nha!!!!!)
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, cứ mỗi khi nào phật giáo gia tăng sức mạnh chế áp lên chính quyền là khi đó đạo đức xã hội suy đồi.
Theo như tôi hiểu, các loại phật hay chúa trời đều chỉ là các subject trong một khung nội dung phục vụ cho suy diễn. Ý nói họ cũng đều chỉ là các argument. Tôi chưa bao giờ có ý định hạ mình thấp hơn argument.
Quyền lực của phật giáo được xây dựng trên sự ngu dốt và hoang tưởng. Tuy nhiên trận đồ bát quái về tâm lý mà phật giao chăng ra là rất nham hiểm. Phật giáo luôn chèn các "quan điểm" vào vùng tiềm thức, là khi con người không còn đủ nội lực để chống lại. Ví dụ khi chịu các đau khổ quá lớn, khi còn nhỏ chưa nhận ra phải trái hơn thiệt, khi con người ta mất cảnh giác. Phật giáo sử dụng hiệu ứng số đông để tạo sự thuyết phục. Khung suy luận của phật giáo dựa trên cái mà chúng ta có thể gọi là logic mù mờ. Nó vừa nói là A, vừa nói là không phải A. Và cuối cùng thì cuộc chơi kết thúc ở chỗ các loại tín đồ không còn khả năng nhận thức và bị trấn lột mất hết tài sản.
Cũng có thể do nước ta bị ảnh hưởng bởi Phật giáo đại thừa. Phật Giáo đại thừa theo quan điểm Tàu được biến tấu, theo hệ nhân quả để gia tăng sự sợ hãi yếu đuối, tham sống sợ chết vì tâm lý của con người để Ông Phật là to nhất, quyền lực trên tất cả. tuy nhiên vẫn có quan điểm rất khác Gặp Phật Giết Phật, ngụ ý là con người phải bỏ qua các chấp niệm và kinh nghiệm đi truy xét cái khách quan, cái mới, bất chấp quyền lực.
Dẫn đến, không phải vô cớ mà ở ngay nơi sinh ra phật giáo, Ấn Độ, Malaysia thì phật giáo bị tẩy uế hoàn toàn.
Mặc dù không muốn dùng đến các từ ngữ gây khó chịu, tuy nhiên, ếu thật sự bạn đã hiểu được sự ngu dốt và hoang tưởng tức bạn đang thuộc định dạng đó.
Tôi không thuyết phục bạn ra khỏi sự luẩn quẩn. Bạn cứ yên tâm ở trong cái mù mờ ấy.
Một cách nghĩ khác: cơ hội không được chia đều, nên xã hội đi kêu cầu nhiều(kêu khóc gọi Bụt có là văn hóa không ???), tạo cơ hội cho nhà chùa phát triển.
Thời ông bà cha mẹ mình chỉ các bà già mới lên chùa. Nay người lên chùa cầu khấn đủ các tầng lớp: từ quan tới dân, từ già tới trẻ, từ đàn ông tới đàn bà, từ doanh nhân tới người thất nghiệp.
Mà có ý kiến rằng từ khi phá đình đền chùa nên mới thành suy đồi ra thế. :))))))))
Rồi chùa lại được xây tới mức thành cơ hội để phát triển du lịch tâm linh :)))))
Ở một khía cạnh nào đấy, tôi vẫn công nhận rằng: Các tôn giáo là các hệ tư tưởng và lối sống khác nhau. Các chính giáo thường hướng con người ta đến những điều tốt đẹp. Các nghi thức tôn giáo là cách dẫn dụ lòng tin. Các dị giáo hay tôn giáo chính thống biến tướng chính là sự mê tín dị đoan. Gốc của phật là thầy giáo, chùa là trường học, dạy triết lý sống là phật giáo vậy nên đến chùa là để học chứ không phải để khấn vái xin cầu.
Nhưng phần lớn người Việt chúng ta đang hiểu chưa đúng về đạo phật và sinh ra một lớp rất nhiều thầy tu lạm quyền.
Đúng quả thật là: Thời mạt pháp không dễ tìm được người chân tu.
Tóm cái váy lại, đến Albert Einstein còn phải thừa nhận Phật giáo (chính giáo của Đức Thích Ca) là khoa học của khoa học, vì nó bao gồm khoa học và thậm chí vượt qua cả khoa học. Bản chất Phật giáo là khai ngộ và hướng thiện cho con người thông qua Tứ diệu đế và Bát chính đạo, dựa trên tự lực của chính bản thân hành giả.
Vấn đề là: Con người đã lợi dụng Phật giáo để đạt các mục đích về kinh tế, đặc biệt là chính trị. Trong quá trình truyền bá, Phật giáo được lồng yếu tố thần quyền vào, rất nhiều người hiểu sai về Phật giáo. Hiện nay, cá nhân tôi thấy người ta coi Phật giáo là một công cụ để thao túng thay vì coi đó là một con đường giác để hướng tới.
Có lẽ, đó cũng là lý do tại sao các bậc tôn sư đã dự báo trước thời nay là thời mạt pháp. Mạt pháp nhưng vẫn vận hành theo quy luật vũ trụ, cho nên, nhân quả đời nay hiện tiền và đến rất nhanh.