Năm 2019, nữ nhà văn Tàn Tuyết có một cuộc phỏng vấn sau khi trở thành tâm điểm của dư luận khi bà nằm trong danh sách đề cử giải Nobel.
PV: Có người cho rằng tác phẩm của bà đều là những cuốn tự truyện của tâm linh, bà nghĩ sao về nhận xét này?Nhà văn Tàn Tuyết: Quan niệm triết học và văn học của tôi đã phát triển trong những năm gần đây. Cuốn tự truyện của tâm linh đã được tôi viết ra trong quá khứ, và những người khác kể lại lời tôi nói. Hiện tại tôi đang thay đổi cách viết về những trải nghiệm đời sống, là linh hồn và xác thịt hòa nhập trong một cuốn tự truyện.
Đây là một câu hỏi hoàn toàn bình thường và đáng lẽ đây sẽ là một cuộc phóng vấn hoàn toàn bình thường nếu các câu hỏi tiếp theo cũng như vậy
PV: Trong các tác phẩm đầu tay của bà, như Phố Hoàng Nê, Ngôi nhà nhỏ trên núi… bà đã rất chú ý đến các kĩ thuật viết của chủ nghĩa hiện đại, đồng thời cũng phản tư lại những vấn đề của hiện thực xã hội. Theo bà, hiện nay, tác phẩm văn học nên phản ánh hiện thực như thế nào?Nhà văn Tàn Tuyết: Về cơ bản, tác phẩm của tôi không phải là phản ánh hay phản tư lại hiện thực. Ngay cả khi sử dụng những tài liệu của hiện thực, thì nó vẫn mang một công dụng khác. Tôi cho rằng nhiệm vụ của tiểu thuyết thực nghiệm không phải là phản ánh hiện thực, mà là từng bước kiến tạo một vương quốc của sinh mệnh cá nhân cho tới số phận toàn nhân loại, khai thác và phát triển một vùng trời đất mới. Quan điểm của phản ánh luận thực ra đã lỗi thời rồi.
Và đây là câu hỏi kì lạ đầu tiên, nếu là một người am hiểu về văn chương thì sẽ dễ dàng phân biệt được sự khác nhau của các dòng văn học. Nhưng chín.h t.rị luôn là một vấn đề khó nói có lẽ chúng ta nên thông cảm cho câu hỏi. Ở đây nhà văn đã mạnh mẽ phủ định sự áp đặt tính chính trị vô hình lên tác phẩm của mình một câu trả lời vô cùng cứng rắn.
PV: Là một nhà văn nữ, bà nhìn nhận thế nào về phong cách tự sự mang dấu ấn tính nữ của mình? Giới tính có phải là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sáng tác của bà không?
Nhà văn Tàn Tuyết: Đặc trưng tính nữ đương nhiên là quan trọng, bởi từ đó tôi có thể phát huy được điểm mạnh của mình một cách chính xác. Nhưng trước tiên, tôi là một cá nhân.Và câu hỏi thứ 2 thật sự kì lạ, và dù chúng ta có lý giải theo cách nào thì câu hỏi này cũng thật sự mang ý định phân biệt giới tính. Giống như một định kiến thường thấy của văn học TQ là nữ thì phải viết ngôn tình, đam mỹ không thể khác được. Thường thì nếu đặt một câu hỏi rằng một yếu tố abc bất kì có ảnh hưởng đến thành công không ? Thì người ta có thể chọn các yếu tố như gia đình, tuổi thơ,... sẽ là hết sức bình thường. Nhưng ở đây nhà văn tiếp tục cứng rắn khẳng định rằng mình là một cá nhân tức là một con người hoàn toàn bình đẳng như bao con người khác và như các nhà văn khác
PV: Bà đã nhận được sự chú ý rộng rãi của dư luận cho giải Nobel Văn học. Theo bà, tại sao người Trung Quốc lại quan tâm đến giải thưởng Nobel như vậy?Nhà văn Tàn Tuyết: Có lẽ là do tâm lí đối nghịch với vị thế của giải thưởng trong nước chăng. Những giải thưởng trong nước đã khiến độc giả quá thất vọng.
Nếu bạn có tìm hiểu dù chỉ một chút về văn học của Trung Hoa cũng sẽ đoán được câu trả lời này ám chỉ về điều gì và đây cũng chính là điểm bắt đầu cho sự kịch tính của nửa sau cuộc phỏng vấn. Ngày nay nếu nhìn vào sự thành công của các nhà văn võng du Trung Quốc thật sự khiến cho người ta ngạc nhiên. Các đại thần Qidian thu nhập nhiều vô lượng vô số giải thưởng văn học trở thành những người đừng đầu các hội nhà văn, nhưng quanh đi quẩn lại tác phẩm cũng chỉ có tu tiên rồi đánh nhau rồi trang bức rồi hậu cung. Nếu thật sự là một nhà văn thuần túy thấy cảnh này thì không khỏi sinh ra chán nản tự hỏi bản thân rằng thứ nghệ thuật mà mình theo đuổi rốt cuộc có ích hay không
PV: Bà có cho rằng văn học đương đại trong nước đã đạt tới đẳng cấp quốc tế?
Nhà văn Tàn Tuyết: Nếu khoảng thời gian anh nói đến là một khoảng thời gian rất ngắn ở thì hiện tại, cũng có thể xem như nó đã đạt được rồi vậy. Nhưng nếu xét trong một thời gian tương đối dài và mang tính kinh điển, thì nó hãy còn thua xa. Thực sự không có gì tốt vào lúc này, kể cả dân tộc chúng ta.
Một lần nữa, lại một câu hỏi nữa cực kì nhạy cảm mang nặng tính dân tộc. Câu hỏi này giống như là mồi nhử vậy trả lời nó phải hết sức cẩn trọng đặc biệt là ở một quốc gia như Trung Quốc. Nhưng Tàn Tuyết lại một lần nữa khẳng định sự sắc sảo trong đối đáp của mình khi đưa ra một câu trả lời vừa an toàn ở vế đầu vừa phản ánh đúng với thực tế ở về sau.
PV: Trong thời đại Internet, người chú ý đến văn học thuần túy dường như càng ngày càng ít. Đó có phải là một xu thế phát triển không, hay là văn học không đáp ứng đủ nhu cầu đọc của giới trẻ?
Nhà văn Tàn Tuyết: Có lí do ở cả hai bên. Người trẻ ngày nay càng ngày càng lười, phàm những việc gì vừa mệt óc vừa không ngay lập tức mang lại lợi nhuận thì họ không muốn làm. Hiện trạng văn học trong nước cũng khiến người ta thất vọng, các nhà văn bị quan chức hóa, thị trường hóa là phổ biến.
Câu hỏi này nếu phân tích kĩ sẽ nhận ra ngay người hỏi muốn ám chỉ rằng vì văn học thuần túy không mang tính xã hội không mang tính hiện thực như chủ trương nên mới ít phổ biến vẫn là một câu hỏi bẫy. Tất nhiên là một nhà văn lão luyện Tàn Tuyết đưa ra một câu trả lời hoàn toàn chính xác đây là một thực tế cũng là điều mà văn học TQ hiện nay không dám thừa nhận
Kết luận của phần 1: Một cuộc phỏng vấn vô cùng tệ thay vì đào sâu vào tác phẩm cũng như sự độc đáo trong văn chương của Tàn Tuyết thì người phỏng vấn chọn cách hoạnh họe nhà văn về các vấn đề giới tính cũng như chính trị chưa kể sau đó là bẫy nhà văn bằng các câu hỏi về văn học võng du. Vì số lượng fan rất đông chỉ cần trả lời lệch các câu hỏi đi một tí cũng dễ dàng khiến cộng đồng nổi giận