LOGIC BUSTED #1 : HEXPION!!!!!!!!
xin được phép bắt đầu bằng 1 bài nhạc cả nhà cùng vui : C me - Brian Nếu tác giả đã dẫn lời GS Trần...
xin được phép bắt đầu bằng 1 bài nhạc cả nhà cùng vui :C me - Brian





"Bàn về đặc sắc dân tộc của văn hoá là bàn một cái gì đã gắn bó với dân tộc đó từ thuở xa xưa. Văn hoá là một khái niệm quá bao trùm, rộng và phức tạp, rộng, và phức tạp đến thành mơ hồ, khó bao quát. Khi quan niệm nó bao gồm tất cả cái gì con người sáng tạo - đối lập với thiên nhiên, tự nhiên - thì vì lẽ vai trò con người càng ngày càng lớn, dầu cái tự nhiên, thiên nhiên được con người hiểu biết, chế ngự, lợi dụng có càng ngày càng rộng, văn hoá tự nó so với phần thiên nhiên, trong đời sống con người, cũng càng ngày càng nhiều, càng chiếm tỉ trọng áp đảo. Nhiều đến nỗi ở đâu cũng là dấu vết của văn hoá, cái gì cũng thuộc phạm vi của văn hoá. Văn hóa có tính dân tộc."
"Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, cuốn Đến hiện đại từ truyền thống - trang 234"
"Trong lúc chờ đợi kết luận khoa học của các ngành chuyên môn, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét về vài ba mặt của cái vốn văn hoá dân tộc; không phải cái hình thành vào thời kì định hình mà là cái ổn định dần, tồn tại cho đến trước thời cận - hiện đại. Chúng tôi không nghĩ đó là đặc sắc văn hoá dân tộc nhưng chắc chắn có liên quan gần gũi với nó. " -trang 238-

"Các bài giảng về tư tưởng phương Đông của Trần Đình Hượu - Lại Nguyên Ân biên soạn - Phần thứ 2 - cơ sở kinh tế-xã hội của nho giáo (trang 224)"
và Phần thứ 3 - Ảnh hưởng của Nho giáo trong xh vn hiện đại trang 275
về kiến trúc có thể tham khảo bài này:
http://soi.today/?p=116639
"Tôi vẫn thích cách nghĩ này về dân tộc tính – một cách nghĩ nghệ sỹ, vị sáng tạo chứ không vị khuôn phép." - Trịnh Lữ -
"Như vậy thì mình mới tự giải phóng khỏi những câu thúc trong quan niệm chật hẹp coi tính dân tộc ngụ ở lối sống truyền thống và các hình thức kiến trúc và nội thất truyền thống; và tự do tìm những giải pháp mới với ý thức và thái độ như đã bàn đến ở trên."
- Trịnh Lữ -

49:30

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Viet Anh Tran

Đầu tư quá hehe phải có tương tác và phản hồi kiểu này mới đã chứ
Hexpion nói thế thôi chứ chắc cũng happy vì có người chịu khó đọc bài mình siêu kỹ và thật sự động não về nó đấy nhỉ?

- Báo cáo

Hex 

*suỵt*
- Báo cáo

Nguyễn Trí Dũng
đừng đánh em nếu em có đi gặp nhau đầu xuân nhé :((((
- Báo cáo

Hex 

anh ở đầu cầu SG, em off ở đâu? :))
- Báo cáo

Hex 

Oh hi,
Có hơi bất ngờ vì có người đầu tư một cái thớt như thế này để đặt mình lên xD
.
Có một số điều cần làm rõ:
- Bài của mình không phải là một bài nghiên cứu mà là một bài bình luận, luận điểm chính của mình là về "quan niệm sống của người Việt" chứ không phải về "văn hóa Việt". Thế nên việc yêu cầu dẫn nguồn quá nhiều chi tiết nhỏ xíu là chưa hợp lí. Chưa hợp lí ra sao thì ý dưới mình nói.
- Chưa hợp lí là vì những điều ấy còn chẳng có nguồn để dẫn. Ngay GS Trần Đình Hượu cũng ghi nhận trong bài của mình là "Trong lúc chờ đợi kết luận khoa học của các ngành chuyên môn, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét về vài ba mặt của văn hóa dân tộc". Bản thân ông cũng xem lời của ông là lời nhận xét theo ý chủ quan, rồi dùng lập luận của mình để sáng tỏ dần dần vấn đề. Nhận xét thì có thể đúng, có thể sai, không quan trọng. Vì với một vấn đề mới chẳng ai dám khẳng định đúng sai cả, họ chỉ nêu ra ý kiến của mình. Cái quan trọng là phải hợp lí. Mình cũng vậy, cũng dùng lập luận để từng bước đưa ra lời nhận xét của mình. Chứ mình không kết luận chắc nịch đó thật sự là văn hóa Việt.
- Việc bắt bẻ những ý nhỏ chẳng đi đến đâu cả. Vì mình dùng một ý nhỏ để bổ sung cho một ý lớn, bạn phải chỉ ra sự không liên quan của ý nhỏ đó với cái ý lớn thay vì bắt bẻ bản thân thân cái ý nhỏ đấy. Ví dụ mình bảo: "Người Bắc ăn mặn đái khai" chẳng hạn. Cái bạn cần chỉ ra là "người Bắc liệu có ăn mặn đái khai?" chứ không phải "Ăn mặn là gì?", "Đái khai là gì?", "Liệu ăn mặn có đái khai?",... Bản thân giải nghĩa một việc đã phải dùng vài ba việc khác, bạn lại hỏi về vài ba việc đấy nghĩa là gì thì vấn đề đi đến đâu? Nếu muốn phân tích từng chữ thì cần một bài khác, một bài "Phân tích về bài "ăn cỗ...người Việt của Hexpion"". Khi đó nó sẽ giống như lúc bạn học cấp 3, ngồi phân tích về một bài phân tích, và từng chữ từng chữ sẽ rõ ràng hơn. Bài của mình là bài phân tích, không phải bài phân tích của phân tích.
.
Về vài ba chi tiết nhỏ:
- "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau": Trong bài của mình, có đoạn GS Trần Đình Hượu khen những đức tính tốt của người Việt nhưng ông lại dùng câu tục ngữ này, ý bảo người Việt chuộc lối sống khôn khéo. Mình có thắc mắc, khác nào bảo đây là khôn vặt? Thế thì chê chứ đâu phải khen? Nên có đi tìm hiểu, search google thì chẳng ra gì cả. Thế nên mình đi hỏi những người có kiến thức, mình chọn hỏi một giáo viên dạy văn nổi tiếng của tỉnh mình thì được giải thích như mình đã ghi trong bài. Thế nên đoạn này nếu dẫn chứng có yếu thì mình xin chịu.
- http://giaoduc.net.vn/Muc-cu/Vi-khat-vong-Viet/GS-Tran-Lam-Bien-noi-gi-ve-tinh-than-doan-ket-cua-nguoi-Viet-post118924.gd
Đây là nguồn để bổ sung cho luận cứ của mình về tinh thần đoàn kết của người Việt. Và cách dùng từ "văn minh" của mình chẳng có gì là sai cả. Tại sao phải xem lại?
- Mình có hơi buồn cười về những gì bạn bắt bẻ ở đoạn tâm linh và tôn giáo.
Thứ nhất, lời nhận xét về quan niệm tôn giáo và tâm linh của người Việt mình dẫn gần hoàn chỉnh lời của GS Trần Đình Hượu. Bạn có đọc nhỉ? Bạn có thể hỏi mình thì cũng có thể gửi thư hỏi thầy vì sao thầy dám nói như vậy. Và thầy có nguồn nào chứng minh không?
Tất nhiên là không, chẳng có nguồn nào cả. Đó chỉ là những quan sát của thầy, và đó là một điều mà ai cũng trông thấy được.
Thôi thì để mình giải thích luôn hộ thầy nhé
về "ít quan tâm đến giáo lý" thì nếu bạn có nghiên cứu về thiên chúa và có theo thiên chúa ở Việt Nam thì sẽ nhận thấy giáo đồ Việt không phải ai cũng đến nhà thờ học giáo lý - một điều phổ biến hơn ở các nước theo Công giáo khác. Bạn lại cần nguồn? Mình đã bảo nếu bạn có nghiên cứu về thiên chúa, bạn sẽ hiểu. Hoặc bạn thử hỏi những người bạn của mình theo Công giáo xem cuộc sống của họ có bị chi phối nhiều bởi giáo lý hay không là sẽ thấy. Về "cuồng tín", có nghĩa là "tin điên cuồng vào một điều gì đó". Người Việt có thế không? Không. Bạn có thể nhìn qua các quốc gia hồi giáo để thấy được điều này.
"Người Việt quan tâm thực tại hơn tâm linh". Dẫn nguồn? Đây là lời nhận xét của mình, của GS Trần Đình Hượu. Thật sự mình hơi bắt đầu khó chịu khi liên tục gặp những chữ "dẫn nguồn" vô lí. Bạn lại muốn biết thế nào là vô lí? Bên dưới đoạn nói thế, mình đã giải thích khá rõ về việc vì sao nói "người Việt... hơn tâm linh" qua ví dụ.
- "Công trình tiêu biểu" đơn giản là khi nói tới Việt Nam người ta chẳng biết về công trình nào cả. Chỉ có kì quan thiên nhiên thôi. Trong khi TQ có VLTT, ÂĐ có đền Taj,...
- ... ôi lại dẫn nguồn à?
Mình không muốn tranh luận với bạn về những chi tiết nhỏ nhỏ nữa. Thật sự là vô nghĩa và không đi đến đâu cả. Bạn có thể viết hẳn một bài bác bỏ thay vì chọn ra những chi tiết nhỏ rồi hỏi "vì sao?", "dẫn nguồn?". Vì bài của mình viết ra là để người khác hiểu ý mình, người khác hiểu ý mình là đủ, đúng hay sai không quan trọng. Đây chỉ là một bài nhận xét. Bạn thấy nó sai? Ok hãy viết một bài hẳn hoi khác để bác bỏ. Nói thật, nếu định viết thêm về series Logic Busted, hãy đừng tốn thời gian của bản thân để bắt bẻ những điều nhỏ xíu. Vì ngay khi bắt bẻ một lỗi nhỏ, cái lỗi ấy đã không nằm trong vấn đề lớn của người khác nữa rồi?

- Báo cáo

Nguyễn Trí Dũng
cảm ơn anh đã phản hồi :3 . Bài này của em là thực ra ban đầu bài này e tính đặt tít là BĂN KHOĂN CẦN GIẢI ĐÁP nên cần có những câu hỏi mà còn phân vân cần tìm hiểu thêm, mà chắc là do xu hướng pốp hóa nên bật cái tít cho nó hút :))) . Còn những gì anh nói, em xin được viết 1 bài nữa để tỏ rõ hơn quan điểm của mình ạ/
- Báo cáo

Hex 

ok em. Cứ viết một bài bày tỏ ý kiến của mình. Chứ em hỏi anh thế bố anh còn chẳng trả lời được :)) và cũng khó chịu nữa. Em thử pick một bài bất kì của một gíao sư bất kì rồi cũng sẽ thấy những điều cần giải đáp thôi. Vì lúc nào người ta chẳng cần những vấn đề nhỏ để bổ trợ cho vấn đề lớn đặt ra. Em cần focus vào cái vấn đề lớn ấy. Còn khi tách một vấn đề nhỏ ra để hỏi, nó lại thành một vấn đề lớn mất rồi. Và khi ấy lại cần một mớ vấn đề nhỏ hơn để giải thích. Và đây không phải cách người ta làm sáng tỏ vấn đề.
- Báo cáo

Duc Huy Nguyen

Có 2 ý mình ko đồng tinh lắm.
Thứ nhất "người Việt quan tâm thực tại hơn tâm linh". Theo mình thì phải là "người Việt quan tâm đến tâm linh trong thực tại hơn là tâm linh của kiếp sau, thiên đường". Phải nói là rất nhiều hành động của người VN liên quan đến tâm linh từ các tục lệ, cúng bái, lên đồng, bùa ngải, bói toán hay các câu chuyện về vong... Từ người thân cho đến bạn bè mình ko ai là ko quan tâm đến vấn đề tâm linh cả, già trẻ đều có. Chỉ là những hoạt động tâm linh của họ đa phần để phục vụ cho cuộc sống thực tại. Nhưng từ đó mà nói rằng họ quan trọng thực tại hơn tâm linh thì có vẻ ko sát lắm. Có lẽ là quan trọng đời sống kiếp này hơn kiếp sau thì đúng hơn.
Thứ 2 là vấn đề "công trình tiêu biểu". Hình như mọi người đang quên rằng giai đoạn cận đại của chúng ta xảy ra rất nhiều biến cố. Xa thì có mấy chục năm bị nhà Minh độ hộ, rồi chiến tranh với nhà Thanh, gian đoạn Pháp thuộc, cuối cùng còn bị cuộc chiến tranh 30 dai dẳng. Bấy nhiêu thôi đã đủ tàn phá và hủy hoại mọi "công trình tiêu biểu" cùng rất nhiều tài liệu lịch sử quý giá của VN rồi. Chưa kể những gì còn sót lại bây h đa phần đều thuộc thời Nguyễn, mà kiến trúc nhà Nguyễn vẫn bị đánh giá là bước thụt lùi của kiến trúc VN. Vậy nên nếu chỉ nhìn vào những gì còn lại ở hiện tại để đánh giá cho cả 1000 năm lịch sử nước mình thì có thể sai lệch sẽ sai lệch rất lớn.
- Báo cáo

Hex 

À về ý 1 mình cũng đồng ý với Huy. Chắc tại mình chưa nêu rõ lắm. Ở Việt Nam đúng là có các hoạt động tâm linh, nhưng đời sống tâm linh là để phục vụ cho đời sống thực tại. Ở một số nền văn minh khác, mọi người khá coi trọng đời sống tâm linh, có khi còn quan trọng hơn đời sống thực tại. Đó là lí do mình bảo rằng người Việt quan trọng thực tại hơn tâm linh.
Về ý thứ hai thì có thể là như ông nói. Nhưng mà theo như mình lấy ý từ GS Trần Đình Hượu, đều muốn nói đến giai đoạn ổn định sau này của người Việt chứ không bàn về thời kì trước.
Nhưng hình như những công trình bị tàn phá đều được ghi nhận, đâu có công trình nào tầm cỡ thế giới đâu nhỉ?
- Báo cáo

Duc Huy Nguyen

Cái từ tầm cỡ thế giới nó khó hình dung quá. Theo ghi chép thì có Cửu Trùng Đài rất đồ sộ và hùng vĩ đó. Nhưng công trình này vẫn còn nhiều nghi ngờ.
Như mình bảo thì chiến tranh ko chỉ phá hủy các công trình mà còn cả các tài liệu lịch sử nữa. Chúng ta còn lại khá ít các ghi chép kiến trúc từ nhà Hồ đổ về trước. Thành ra h việc phục dựng các công trình của mình khá khó khăn vì phải phỏng đoán rất nhiều chứ ko còn tài liệu chính xác
- Báo cáo

Nguyên Lê Hoàng
Mình comment này hơi muộn nhưng vẫn muốn thắc mắc là nước nào trên thế giới cũng có chiến tranh có đập phá vậy những nhà nghiên cứu đã dựa vào đâu để đánh giá ? Đó là câu hỏi quan trọng để tranh luận và họ đã xác định ranh giới của văn hóa như thế nào
- Báo cáo

sleepless
"Cuộc giải cứu binh nhì Hexpion"
Lần sau ông cứ phủ đầu trước là "theo ý kiến chủ quan của mình thì..." chứ dẫn nguồn nhiều qua người đọc như tôi cũng ngán

- Báo cáo

Form Your Soul
Mình đọc cả hai bài, đọc rất kỹ, từng câu từng chữ, cả bài gốc của Hexpion và bài của Dũng.
Rất ấn tượng với Dũng, không bàn đến chuyên môn mà ở thời gian em suy ngẫm và đầu tư để làm như thế này. Cám ơn em.
- Báo cáo
MOB 163
Cuối cùng cũng thấy được bài viết như này.
Một vấn đề trên forum là khá khó khăn để góp ý khi đọc những bài viết có liên quan đến chuyên môn.
Một là nó mùi chủ quan quá nhiều
Hai là không đủ kiến thức
Ba là thời gian
Mà các lão trên này, viết thì đều đặn nhưng chả bao giờ "busted" cả.
Cho nên có bài phân tích như thế này, cảm thấy khá là may mắn.
P/s: hi vọng sẽ thấy tất cả thành viên nổi bật, nên xin ủng hộ tinh thần và chân chạy vặt
- Báo cáo

Ann
Đầu tư quá
nhưng cũng thấy vui vì có được nhiều chiều suy luận từ những người trẻ. Cứ tự tin lên bạn ơi, không sao đâu:)))

- Báo cáo

Nguyễn Trí Dũng
Luôn tự tin a ơi :))
- Báo cáo