Đại Việt mùa xuân năm 1285, máu đang rỉ ra trên lồng ngực, cơn đau nhói ập đến, chàng khụy xuống run rẩy... Quân địch đã đồ sát hết sạch nghĩa quân, chúng trao cho anh một nhát kiếm xuyên ngực như một đòn kết liễu, anh lết đến bờ sông, lặng nhìn bản thân, lặng nghĩ đến nàng. Rồi chàng trai nhắm mắt.
Tôi - một thư sinh sống tại vùng ngoại thành Thăng Long, từ nhỏ đã được cha dạy võ, mẹ dạy văn, đến khi đã lớn khôn thì cha tử chiến trên chiến trường, mẹ bệnh mất. Từ đó tôi cống hiến hết mình tài năng cho dân tộc theo nguyện vọng của hai bậc tiền thân lúc sinh thời. Tôi thích đàn, tôi có thể đàn từ sáng đến tối, người dân nơi đây cũng rất khâm phục cái tài cầm ca của tôi.
Ngày hôm nay không khí trong lành, non sông đẹp biết bao, tôi lại ngồi trên một vách đá nơi núi rừng mà gảy lên từng thanh âm huyền ảo, việc làm này quá lẽ mọi người đã quá quen từ lâu, bỗng có tiếng người:
- Ngươi đàn hay thật đấy!
Đó là Tô Kì An, một người bạn từ thuở còn thơ của tôi, được cái xinh đẹp nhưng đỏng đảnh nên dù được rất nhiều công tử để ý nhưng chẳng ai bám được lâu:
- Tô An đến đây có việc chi vậy.
- Ta thích thì đến thôi.
- Hôm nay lại có hứng nghe ta đàn cơ đấy.
- Ai mà thèm, ta chỉ muốn rủ ngươi đi vào kinh thành thôi.
- Có hội gì đúng không? hừm!
Hỏi vậy thôi chứ tôi thừa biết cô ả này chỉ có biết chơi, lần nào rủ vào kinh thành tất thảy là để đi chơi:
- Tối nay có danh ca mĩ họa tự Vũ Linh vang danh biểu diễn, ta muốn đi chiêm ngưỡng một phen, nghe nói cô ta giỏi mọi loại Cầm - Kỳ - Thi - Họa.
- Vậy ngươi đi xem một mình đi, ta không có hứng.
- Ngươi phải đi với ta.
- Được rồi, giờ ta sẽ đàn một khúc nhạc này, nếu cô có thể đánh lại y hệt ta sẽ đi cùng cô.
- Được, đừng tưởng ta không biết đàn.
Tôi rút cây Độc Huyền ra, êm lại dây đàn rồi bắt đầu đàn lên bản hòa ca, trời đất dung hòa trôi theo từng tiếng gảy nhẹ thanh bưng cả đất trời, tiếng đàn thật nhẹ nhưng cũng thật mê hoặc. Tô An nhắm mắt để hồn phiêu theo điệu nhạc cùng làn gió chiều tháng giêng trôi dìu dịu.
Tiếng đàn tắt đi, cô ả trở về thực tại, bĩu mỗi:
- Chơi ăn gian, khó như vậy làm sao người ta đàn được.
- Thế mới xứng đáng chứ.
Tô An phụng phịu bỏ đi, tôi bật cười. Trời đang chuyển sắc cam, vạn vật lặng lẽ đổi thay, chỉ còn tiếng cầm ca lắng đọng. Tôi nhớ lại giai điệu mẫu thân hay chơi, cố gắng dùng kí ức liên tưởng lại mà đàn:
- Đàn lại cho ta nghe khúc nhạc đó đi.
Tôi giật mình bởi một giọng nói đằng sau, đó là một thiếu nữ với khăn buộc xanh lá cùng chiếc yếm đỏ sặc sỡ, phải nói là đẹp mê hồn người. Nhưng được vài cái chớp mặt tôi cũng khẽ cười mời người thiếu nữ ngồi xuống. Cô nhè nhẹ ngồi xuống kế bên tôi, khuôn mặt rạng rỡ cái vẻ đẹp của thiếu nữ đôi mươi, nàng thực sự rất đẹp, cái đẹp đó có thể giết chết bất cứ ai:
- Khúc đàn đó, cậu hãy đàn lại cho ta nghe đi.
- Tôi đàn rất nhiều khúc, xin hỏi cô nương là khúc nào?
- Tất cả.
Tôi không hiểu ý của người thiếu nữ này, mọi vị tuyệt thế giai nhân đều muốn một chút gì đó tinh tế từ người này chăng. Mặc kệ suy nghĩ đó, tôi bắt đầu đàn một khúc đàn sở trường - khúc đàn mà có lẽ Tô An hay người đi qua ngọn đồi này đều đã quá quen thuộc. Hòa cũng điệu đàn của tôi, nàng bắt đầu hát, tiếng hát thánh thót và trong trẻo, thật tâm giọng hát này thật sự khác thường, có lẽ cô gái này là con nhà nòi, được học hát từ nhỏ nên hát rất có hồn. Tôi đàn, nàng hát đến khi trời đã xế tối, màu sắc của đất trời đang xám dần. Nàng nhẹ nhàng đứng dậy đi về phía xa không chút ngoảnh lại, vẻ đẹp mà đứng từ sau thôi cũng khiến liễu hờn hồng ghen:
- Xin cô dừng bước, ta có thể gọi cô là gì đây...
Nàng ngoảnh lại nhìn tôi không nói, khẽ mỉm nhẹ môi rồi quay đi, nàng bước tiếp đến ánh sáng vàng đỏ nơi xa xa chốn Kinh thành.
Em phiêu du nơi đó đây Ngang qua anh như gió mây...
Lặng người một lúc lâu, tôi nhận ra mình đã lỡ bén duyên với cô gái này rồi, tôi quyết sẽ đến Kinh thành một phen.
Từ xa mà nhìn phải nói Kinh thành Thăng Long rất nguy nga tráng lệ, ánh sáng luôn rực rỡ mỗi lần có lễ hội. Và tôi - một thư sinh biết chút văn võ chỉ biết sống vùng ngoại thành chẳng mấy khi được thấy, nơi đây đông người vô cùng, những người từ tứ phương đến hội ngộ, có cả những danh tướng và cả quý tộc nhà Trần nữa.
Xe ngựa nườm nượp lạch cạch nối đuôi nhau vào kinh đô, có lẽ lễ hội lần này rất lớn, điều đó càng thêm thôi thúc tôi xúc tiến vào vừa là để tìm nàng cũng vừa là để tham thú cái chốn phồn hoa đô hội. Khoác đàn ra sau lưng...
- A, Đinh Kiệt!!
Vâng, Đinh Kiệt là tên của tôi, Đinh Tuấn Kiệt, và kia là Tô An và kia là huynh đệ nối khố của tôi - Trần Liễu.
Gặp được họ tôi vui hơn hẳn, để nhỡ đâu có không tìm được nàng thì cũng có người trò chuyện đỡ cô đơn:
- Không nghĩ cả cậu cũng đến cơ đấy Trần Cung.
- Ta tưởng ngươi không muốn đến cơ mà hahaa.
Tôi chẳng buồn nói cho hai đứa này lí do, điều tôi quan tâm nhất lúc này là cô gái kia đang ở đâu, thôi đành cùng hai người này xem hội cho bớt cô đơn vậy, có Trần Liễu thì cuộc chơi này sẽ vui hơn nhiều:
- Cậu đến đây cũng là để xem hội đúng không, được rồi tôi và cậu cùng đi.
Phía xa xa là một đám đông đang tụm lại xem gì đó có vẻ hò reo rất nhiều, tiến lại gần giữa những chiếc đèn lồng lấp lánh là một bầy những con rối từ nhỏ đến lớn múa trên nền đàn và sáo trúc, phải nói rằng khung cảnh vô cùng linh đình, phía trên cao là người khiển rối. Tôi giật mình ngỡ ngàng vì đó là nàng - người con gái vừa mới ngồi đàn ca cùng tôi giờ đây đang uyển chuyển khiển từng con rối theo điệu hò dân dã.
Xung quanh màn múa rối là đầu lân điểm xuyết làm người xem như bị cuốn vào mê cung, cảm giác như chính ta cũng là những con rối đó phó mặc cho người thiếu nữ tuyệt thế giai nhân kia điều khiển. Tôi nhìn nàng, nàng nhìn tôi, trong tôi và nàng dường như có gì đó rất lạ. Giữa màn phô diễn những gì tinh tú đẹp nhất cõi nhân sinh, người con gái ấy chính là long nhãn thu hút mọi ánh nhìn.
- Này! Cậu cũng bị cô gái đó mê hoặc à?!
Tôi giật mình trở về thực tại, tên Trần Liễu này đúng là biết cách phá đám người khác, thật lòng tôi đã bị nàng cướp hồn từ lúc nàng hát tôi nghe trên núi Điền mất rồi.
Mãi đến khi hội tan, tôi cùng Tô An và Trần Liễu trên đường ra cổng thành Thăng Long để về xóm làng thì đột nhiên một thứ gì đó giật lấy cây đàn trên lưng tôi mà chạy, tôi chỉ kịp bất giác hét lên:
- Ơ này, này!
Tôi đuổi theo bỏ mặc hai người bạn đang ngơ ngác, tôi vừa đuổi vừa cố hình dung đó là sinh vật gì, có vẻ đó là mấy đứa trẻ con, nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn, đuổi một hồi thì đám trẻ đó dừng lại dưới chân một người thiếu nữ, lúc này tôi mới nhận ra đó không phải là lũ trẻ mà là những con rối. Trước mặt chính là cô gái tôi đã gặp, nàng cầm lấy cây đàn vuốt ve:
- Cây đàn này thật đẹp!
- Đó Độc Huyền, là di vật phụ mẫu ta để lại lúc lâm thời.
Nàng quay ra bắt gặp ánh mắt của tôi.
Nàng mỉm cười, giữa cái xôn xao đèn trống nụ cười đó lấn át đi rộn ràng của không gian nhưng lại khắc sâu vào tâm tôi:
- Xin nàng cho ta nhận lại cây đàn.
Nàng quay đi, cứ thế mà cầm Độc huyền biến mất trong đám đông, chỉ còn văng vẳng tiếng nhỏ:
- Ngày mai ta sẽ trả lại chàng.
To be continued...
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất