Cục đất cũng đổi màu...

Sự đô thị đẩy cả cái làng ẩn mình sâu vào những con ngõ. Những bức tường xếp chồng gạch đỏ, ngói đỏ và tiểu đỏ -vâng, chính là tiểu cái lành lặn, cái còn 3/4, vài chỗ đã đc trát xi măng bên ngoài, nhiều nơi vẫn trơ màu đỏ chẳng rong rêu, cứng cáp, bền bỉ với thời gian.
<i>Bờ tường! Tiểu vẫn trơ màu đỏ</i>
Bờ tường! Tiểu vẫn trơ màu đỏ
<i>Tiểu lẫn khuất trong những bức tường</i>
Tiểu lẫn khuất trong những bức tường
<i>Hoặc hiện diện sắp lên tận nốc nhà</i>
Hoặc hiện diện sắp lên tận nốc nhà
Cách trung tâm Hanoi 50 km, mất 45 phút tính cả thời gian uống nước dừa ở dưới chân cầu Thăng Long. Thị trấn nhỏ có con đường to chảy qua, chừng cây số nhà của san sát, dăm ba cửa tiệm nhỏ, một cái chợ tấp nập ở cuối phố và có mấy quán nước mía đá sạch ở đó. Hương Canh bình thường bao cái thị trấn khác, không gốm, không chum cũng chẳng vại trên đường. Hay chăng chỉ là một tiệm ảnh bày vài hàng bình bông đã bám dày lớp bụi, có kiểu dáng lạ, có kiểu truyền thống.
<i>Hương Canh những năm 90  </i><i>(Nguồn: Con người Hương Canh xưa và nay)</i>
Hương Canh những năm 90 (Nguồn: Con người Hương Canh xưa và nay)
Những năm 60, gốm Hương Canh phát triển cực thịnh. Hợp tác xã gốm Hương Canh nhộn nhịp không khí làm nghề. Một thời kỳ dài trong tình hình khó khăn chung của cả nước, nhu cầu thị trường thay đổi, gốm gia dụng Hương Canh không còn được ưa chuộng, tiêu thụ kém, nghề gốm dần mai một. Lụi dần vào con ngõ.
Làng nghề lẩn vào trong những con ngõ
Làng nghề lẩn vào trong những con ngõ
<i>N</i>ơi đó c<i>ó khuôn gốm bỏ đi và con chó</i>
Nơi đó có khuôn gốm bỏ đi và con chó
Có ngôi nhà
Có ngôi nhà
Những bức tường
Những bức tường
<i>v</i>à <i>Con ngõ</i>
và Con ngõ
<i>Đậm mùi gốm</i>
Đậm mùi gốm
Nói đến gốm Hương Canh người ta nhắc đến đặc trưng thô, mộc với màu đất nung cháy. Làng gốm tuổi đời gần 300 trăm sót lại còn vài hộ, chú Giang Anh, em trai chú - Quang Đức.... Đất, nước dưới bàn tay nhào trộn của người nghệ nhân, kết hợp với lửa tạo nên những món đồ có bề mặt độ bóng, sáng, giống như được phủ một lớp men, người trong nghề vẫn nói là “men trong đất”. Lớp men tự nhiên uyển chuyển đậm nhạt độc đáo, độc bản trên mỗi sản phẩm.
<i> Có Chú Giang Anh thế hệ thợ thứ 2 sau thời đổi mới</i>
Có Chú Giang Anh thế hệ thợ thứ 2 sau thời đổi mới
và lò gốm của mình
và lò gốm của mình
<i>cần mẫn, đam mê, sáng tạo</i>
cần mẫn, đam mê, sáng tạo
<i>Và thành quả đổi màu cho đất</i>
Và thành quả đổi màu cho đất
<i>Gốm xinh ra l</i>à<i> để cho hoa</i>
Gốm xinh ra là để cho hoa
Gốm Hương Canh chống được nước thẩm thấu rất tốt, ngăn được ánh sáng, giữ bền hương vị của những thứ đựng bên trong. Vại làm tương, muối dưa cà, ủ rượu, làm mắm... giữ được tròn vị hơn cả. Hũ đựng trà, trà khô giòn; đựng thuốc lào, thuốc lào mềm. Người ta nói, nước chảy đá mòn, chứ tiểu sành Hương Canh thiên niên vạn đại không mòn. Những năm gần đây, với sự nỗ lực làm mới, đa dạng hóa sản phẩm của những người trẻ, gốm Hương Canh mới dần hồi sinh. Gốm ở những làng nghề khác có thể đã thương mại hóa đi phần nào, nhưng ở Hương Canh vẫn là những chiếc bình vuốt tay tỉ mẩn, công phu.....
Vinhphuc.11.4 Lt. Phan