Theo mình, đây là một trong những chuyện ai cũng có thể gặp phải trong quá trình đi du lịch nhưng rất ít hoặc chưa từng có reviewer người Việt nào share cả vì có thể họ chưa trải qua chăng. Với tinh thần “I got scammed so you don’t have to”, mình cảm thấy cần thiết để share nhằm giúp các bạn đi sau này tránh gặp phải những vấn đề tương tự và có chuyến đi thoải mái hơn.
Vậy nên ngoài những bài chia sẻ về du lịch, mình sẽ đan xen một số bài về kinh nghiệm “sinh tồn” khi du lịch ở Bali đúc kết từ chuyến đi tháng 9 năm 2018 của mình.
Thuờng mọi người sẽ nhìn Bali theo kiểu thiên đường hạ giới với biển xanh, nắng vàng, ăn uống rẻ và quẩy thâu đêm, nhưng có những góc khuất ở Bali chỉ chực chờ để lột sạch khách du lịch bất cả Tây Ta Tàu…
BIẾN 1: DODGING MONEY – LỪA ĐẢO TINH VI TRONG KHI ĐỔI TIỀN TẠI KUTAH
Tất nhiên trước khi đi du lịch ở đâu thì bạn cũng phải đổi một ít tiền của quốc gia đó trước và cầm tiền Đô Mỹ theo, nếu hết thì đổi thêm để đỡ chịu x2 tỷ giá. Mình đã đổi 2,000 Indo Rupiah và mang theo 500USD để chi tiêu vì phòng khách san đã đặt hết trước rồi. Tuy đổi 2,000 Rupiah rồi nhưng tầm 2 ngày là hết sạch vì tụi mình thuê tàu đi đảo, hôm từ sân bay về đi taxi Bluebird nên bị cứa khá đẹp.
Nếu di chuyển thì các bạn nhớ chọn Gojek – trùm về xe công nghệ ở Indo. Tuy vẫn book xe được nhưng Grab và Uber bị hạn chế dù tài xế khá dễ thương – mình sẽ review trong 1 bài khác.
Đến ngày thứ 3 trước khi chuẩn bị rời Kuta đến Ubud, mình và anh bạn thân quyết định đổi thêm tiền. Do gần khách sạn và trạm shuttle bus đến Ubud, tụi mình chạy xe dọc con đường Jalan Legian để tìm chỗ đổi tiền. Đây được xem như con đường huyết mạch của Kuta vì dẫn thẳng ra biển, 2 bên là cửa hàng lưu niệm nên rất đông du khách. Trên đường này thì rất nhiều chỗ đề bảng money exchange kèm chi tiết các tỷ giá từ USD, AUD, SGD, EUR, CNY, JPY …
Trước hết, các bạn phải check exchange rate từ USD sang Rupiah (R) trước trên mạng. Sau đó lượn xe 1 vòng để nghiên cứu coi tỷ giá trung bình ở Kuta offer như thế nào. Thấy chỗ nào báo giá ngang ngang như tỷ giá trên mạng thì hãy đi vô hỏi trước dăm câu rồi mới quyết định đổi tiền.
Tụi mình sai lầm ngay chỗ này!
Sau khi check tỷ giá online (như tụi mình check trên trang oanda.com mà vẫn bị lừa haha), tụi mình phát hiện ra có chỗ offer cao hơn mức trên mạng nên đi vào đổi luôn (ai cũng ham được lợi nhiều hết). VD: Oanda báo 1 USD = 9,200 Rupiah thì scam spot offer tận 10,099 Rupiah. Đặc biệt là các scam spots lúc nào cũng để bảng Authorized money exchange bên ngoài hết nên bạn sẽ không biết mình đang vào hang cọp =))

Mình nhớ cái chỗ này nằm khoảng khúc 120 Jalan Legian – né né chỗ này ra nha mấy bạn. Dẫn vào chỗ đổi tiền là một con hẻm nhỏ nằm kế bên 1 shop lưu niệm, muốn vào trong thì phải đi vô con hẻm đó. Nghe thôi mà thấy rợn rợn rồi. Hai đứa mình đi xe máy nên mình ở ngoài giữ xe, bạn trai mình vào trong đổi 1 mình !!!
Khúc này gây cấn nè!
Tụi mình đổi 100USD, với tỷ giá mà họ offer là 10,099 – thì số tiền nhận lại tương đương 1,009,900 R.
Họ đưa 2 cọc tiền 500,000 R. Họ đếm 1 lần. Bạn trai mình nhận tiền và đếm lại lần thứ 2, thì thấy là đủ con số đó. Mọi chuyện đến lúc này đều ổn. 100USD và 2 chồng tiền 500,000 R vẫn còn trên bàn. Nghĩa là còn thiếu 9,900 R. Mấy cái lẻ lẻ coi vầy chứ là đầu câu chiện nha =))Bỗng nhiên người đổi hỏi bạn mình có khoảng 5USD không để họ gửi lại tiền chẵn luôn. Nếu tính rợ rợ thì khoảng 60,500 R cho 5USD và 9,900 R còn thiếu. Bạn trai mình lúc đó không biết mình đang bị lừa cũng đưa luôn. Lúc này 105USD mất tiêu trên bàn rồi =))Scammer bắt đầu lấy lại 2 chồng 500,000 R và ghép thêm 60,500 R nữa rồi đặt lại 2 chồng 500,000R vào vị trí cũ. Trong lúc bạn trai mình đếm cái 60,500 R còn lại mà không ngờ là trong 2 chồng 500,000 R khi tay này đặt lên bàn là tay kia của scammer đã rất nhanh lấy ra ở mỗi cọc 1-2 tờ 100,000R. Tụi này hoạt động rất chuyên nghiệp, rút tiền ra khỏi cọc rất nhanh và đếm tiền rất lẹ nhé. Vì tiền Indo khá dày và xếp thành chồng nên hơi khó thấy sự khác biệt, ngoài ra scammer còn cho nhiều tiền lẻ để cọc tiền trông dày hơn. Vì bạn trai mình đinh ninh là anh đã đếm kỹ 2 chồng 500,000R rồi nên ra về mà ko hề hay biết 300,000R đã ra đi trong tích tắc Hai đứa không hề hay biết chuyện này, cho đến tối khi đã rời Kuta đến Ubud. Vì mình có thói quen đếm tiền trước khi đi ngủ nên khi tổng kết lại chi tiêu, mình thấy ngồ ngộ vì hụt tận 300,000R (khoảng 30-40USD). Truy vấn lại từng mục chi tiêu thì thấy hình như có cái gì đó không ổn lúc đổi tiền. Mình mới hỏi anh thì lúc này anh vẫn khẳng định rất chắc chắn là anh đã đếm rất kỹ rồi mới đi ra khỏi tiệm.
Bực quá lên Tripadvisor xem thì té ra là không phải duy nhất 2 đứa mình mà khách Tây bị scam kiểu này không ít với mánh tương tự gọi là “dodging money” – tráo tiền bằng cách đếm tiền rất nhanh. Tụi mình đổi còn ít chứ có người mất cả tận 200USD. Đây được xem là 1 trong những scam điển hình tại Bali, luộc tiền du khách trắng trợn ngay trước mắt họ luôn.

Qua đây thì tụi mình xem như 1 bài học xương máu:
-Cẩn thận với các money exchange spot ở Poppies Lane và Jalan Legian.
-Ngoài cái dòng chữ Authorized money exchange ra, các chỗ đổi tiền nên nằm ở ngoài mặt tiền chứ hẻm nhỏ tình người thì né ngay và luôn.
-Tỷ giá phải tương đương, hoặc nhỉnh hơn xíu so với tỷ giá ngân hàng thì chấp nhận được. Những chỗ cao bất thường thì các bạn cứ thank you, next nha.
-Khi đi đổi tiền không được đi 1 mình mà phải có ít nhất 1 người khác trong nhóm đi theo (cao to đen hôi càng tốt) vì bọn scammer thường làm việc teamwork 3 người (1 người đếm tiền, 1 người chắn sau lưng bạn, 1 người đứng ngoài cửa) và thao tác rất nhanh. Con gái đi đổi tiền 1 mình lại càng không nên.
-KHÔNG được để người đổi tiền đếm. Mình phải là người đếm tiền lại cuối cùng trước khi ra khỏi cửa hàng,
dù đếm tới 5 lần nhưng vẫn phải là mình đếm.
*Trong ảnh là cô bé cười te tét khi chưa biết mình bị lừa =))