I. Những vấn đề của lý thuyết lực hấp dẫn của Newton:
- Về cơ bản chúng ta đều biết rằng khi đi lên núi cao thì áp suất không khí sẽ giảm, thậm chí khối lượng của cơ thể chúng ta cũng giảm đôi chút. Nhưng khi chúng ta xem xét vấn đề ở gốc độ lý thuyết của Newton thì khối lượng vật chất của một quả núi sẽ lớn hơn rất nhiều so với đồng bằng, vậy thì tương ứng với điều đó chính là lực hấp dẫn trên đỉnh núi phải gia tăng, sẽ dẫn tới hệ quả là các vật thể trên đỉnh núi sẽ có khối lượng riêng lớn hơn ở đồng bằng, đồng thời áp suất khí quyển phải gia tăng khi lực hấp dẫn lớn đó tương tác với không khí
<i>Theo lý thuyết của Newton thì vật chất có khối lượng lớn hơn sẽ gây lực hấp dẫn lớn hơn, như vậy thì đỉnh núi sẽ là nơi có lực hấp dẫn lớn nhất (màu đỏ trong hình đang mô tả lực hấp dẫn)</i>
Theo lý thuyết của Newton thì vật chất có khối lượng lớn hơn sẽ gây lực hấp dẫn lớn hơn, như vậy thì đỉnh núi sẽ là nơi có lực hấp dẫn lớn nhất (màu đỏ trong hình đang mô tả lực hấp dẫn)

II. Vấn đề của thuyết tương đối rộng:
- Còn dựa trên mô tả về lực hấp dẫn của Albert Einstein thì trái đất đang dịch chuyển theo hướng từ tây sang đông thì áp lực của không thời gian tương tác với vỏ trái đất sẽ là hướng ngược lại từ đông sang tây, nhưng như vậy hệ quả sẽ là tất cả các hướng núi chính sẽ nằm bên phía đông của các mảng lục địa.
Theo cách mô tả của Einstein lực hấp dẫn là tấm màn không thời gian bị uốn cong nó sẽ tạo ra một lực ma sát từ hướng đông sang tây khi trái đất chúng ta lăn tròn trên bức màn này
Theo cách mô tả của Einstein lực hấp dẫn là tấm màn không thời gian bị uốn cong nó sẽ tạo ra một lực ma sát từ hướng đông sang tây khi trái đất chúng ta lăn tròn trên bức màn này
<i>Tuy nhiên hướng lực dịch chuyển trên thực tế tại mọi thực địa phải từ tây sang đông</i>
Tuy nhiên hướng lực dịch chuyển trên thực tế tại mọi thực địa phải từ tây sang đông
<i>Nó cũng đơn giản như bạn dùng một bàn tay gạt một cụm cát trên mặt đất, hướng chịu nhiều lực tác động sẽ cao và dốc và mặt còn lại sẽ thoai thoải dốc (đồi cát mũi né)</i>
Nó cũng đơn giản như bạn dùng một bàn tay gạt một cụm cát trên mặt đất, hướng chịu nhiều lực tác động sẽ cao và dốc và mặt còn lại sẽ thoai thoải dốc (đồi cát mũi né)
<i>Bãi biển Vũng tàu với núi cao nằm về hướng tây và vùng đất bằng phẳng ở hướng đông</i>
Bãi biển Vũng tàu với núi cao nằm về hướng tây và vùng đất bằng phẳng ở hướng đông
 
<i>Việt Nam với hướng tây là núi cao Trường Sơn nằm cao và dốc về hướng tây và thoai thoải trải dài ra biển về hướng
đông</i>
Việt Nam với hướng tây là núi cao Trường Sơn nằm cao và dốc về hướng tây và thoai thoải trải dài ra biển về hướng đông

<i>Lục địa châu Mỹ núi cao hướng tây và đổ dốc về hướng đông 
</i><i>(hình ảnh của Google map)</i><i>
</i>
Lục địa châu Mỹ núi cao hướng tây và đổ dốc về hướng đông (hình ảnh của Google map)
Như chúng ta thấy hầu như các mảng lục địa đại đa số đều có hướng núi chính dốc cao về hướng tây và đổ dốc thoai thoải về hướng đông. Mô hình này có sự đồng đều và thống nhất cao từ những mảng đất nhỏ cho tới các đại châu lục ví dụ điển hình là châu mỹ hiện nay
-     Khi bạn nghiên cứu về mô hình này sẽ thấy một điều đáng ngạc nhiên là khoảng 70% núi nằm ở hướng  chính tây của lục địa, 30% núi của trái đất nằm ở giữa và 0% núi có hướng chính đông
-     Ở góc nhìn này chúng ta sẽ thấy sự không hợp lý khi không – thời gian của Einstein lại hoạt động theo quy tắc lăng tròn theo hướng từ tây sang đông như vậy lẽ ra toàn bộ mô hình của trái đất phải có hướng núi cao và dốc ở hướng đông và trải dài lục địa về hướng tây khi ma sát với bức màn không thời gian của Einstein
*kết luận:
- Khi ta nhìn vào hai vấn đề của hai lý thuyết này chúng ta sẽ thấy thứ gần như gây ra sự cản trở nhiều nhất lại chính là khối lượng của vật thể đó, nó dường như là vấn đề chính khi gây ra các hệ quả và nghịch lý mà tôi nhắc tới
III. Các vấn đề xoay quanh của thuyết tương đối hẹp:
- Albert Enistein đã dùng kĩ thuật vật lý của chính bản thân để viết ra công thức cho thuyết tương đối hẹp để giải thích các hiện tượng nhỏ xung quanh chúng ta như: một chiếc thìa rơi bên trong một toa xe lửa đang chạy với vận tốc cao, như chiếc thìa vẫn rơi đồng phương với vận tốc của một toa xe lửa.
- Người đặt ra vấn đề đầu tiên làm nền tảng cho thuyết tương đối chính là thiên tài Galileo Galilei. Ông là người đầu tiên đặt ra vấn đề tại sao 1 con thuyền đang di chuyển trên biển mà người trên boong tàu thả rơi tự do một vật thể mà vật đó vẫn rơi xuống vuông góc với thân tàu mà không rơi cùng hướng với vị trí thả ban đầu
-     Sau này được nhà bác học Einstein viết thành lý thuyết tương đối hẹp. Einstein dùng nó để giải thích về hiện tượng vật lý này, với các thí nghiệm được đưa ra là: Khi ta di chuyển bên trong thang máy hay bên trong một toa tàu hiện tượng này đều sẽ xảy ra tương tự. Khi chúng ta quan sát các thí nghiệm này (bên trong boong tàu, toa tàu hỏa, và bên trong thang máy) tất cả các thí nghiệm trên đều có một điểm chung duy nhất đó chính là xảy ra bên trong một không gian kín. Tôi lấy ví dụ bên trong một chiếc thang máy
Với thời gian là T khi quả bóng rơi trong 2 trường hợp khi thang máy đang di chuyển và đang đứng yên dường như đồng thời cùng chạm đất với cùng 1 thời gian, tuy nhiên ở trường hợp thang máy đang di chuyển đối với người quan sát bên ngoài sẽ nhìn thấy quả bóng dường như đứng yên trong không gian chứ không hề di chuyển
-      Tôi bất chợt nảy ra một ý tưởng đó chính là liệu thí nghiệm tương tự như trên có thể xảy ra ở một môi trường không gian mở hay không?
-     Câu hỏi này tồn tại trong đầu tôi trong một thời gian rất dài cho đến một ngày tôi tìm được câu trả lời là CÓ:
-     Sau nhiều lần suy ngẫm tôi kết luận rằng điều đó là có thể xảy ra ngay cả trong một môi trường mở, chỉ cần điều kiện là tuy môi trường hở nhưng đối tượng thí nghiệm phải ở trong một hệ thống hoàn toàn độc lập về áp suất như thí nghiệm dưới
Chúng ta thấy 2 lần thí nghiệm một vật thể bị thả rơi vào bên trong bình nước với miệng bình nước được để hở. Khi vật thể rơi ở lần thí nghiệm thứ 2 với việc kết hợp tôi đang đưa chiếc bình di chuyển lên cao với 1 vận tốc a, nhưng vận tốc rơi của vật thể trong môi trường chất lỏng này đã không thay đổi dẫn tới hiệu ứng như vật thể rơi đó dường như bị đứng yên bên trong bình nước đối với người quan sát bên ngoài. Hiệu ứng này là hiện tượng tự như hiệu ứng bên trong thang máy mà Enistein nhắc tới. Tổng thời gian rơi của 2 thí nghiệm đều có thời gian chạm đáy bình là gần như bằng nhau là khoảng 2 giây
 - Thí nghiệm này cho ta thấy được một hiện tượng đã xảy ra tương tự như những gì mà Galilei và Enistein mô tả, khi chúng ta quan sát kỹ hơn về sự rơi của một vật bên trong môi trường chất lỏng, bản thân tôi đã có sự nhận định rằng hiện tượng bị thay đổi về lực rơi này có liên quan tới lực đẩy Archimedes của chất lỏng, khi lực di chuyển chiếc bình đi lên, lực đẩy Archimedes đã trung hòa lực đó và hòa vào toàn bộ dòng chất lỏng. Lúc này lực rơi của vật thể trong chất lỏng sẽ bị tăng lực đẩy Archimedes khiến cho vật bị rơi gần như bị đứng yên bên trong không gian một lúc
-      Bản chất của lực và phản lực của vật thể có hình dạng khác nhau sẽ gây ra hiệu ứng khác nhau, vật thể có khả năng hấp thụ lực và phản lực tốt nhất chính là mô hình hình cầu. Vì một lực đẩy tương ứng sẽ luôn có một vector phản lực tương xứng với nó ở phía bên kia hình cầu. Vì hình cầu không tồn tại khái niệm điểm và cạnh thẳng
Với công thức: P=dh
+P= áp suất chất lỏng
+ h=độ cao của cột chất lỏng, tính từ điểm tính tới mặt thoáng chất lỏng, đơn vị m
+ d:trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị N/m³
-     Như vậy chúng ta sẽ thấy một điều rằng khi giải thích hiện tượng vật thể bị chìm trong môi trường chất lỏng sẽ không cần có sự hiện diện của đại lượng khối lượng m. Khi chúng ta nhìn vào thí nghiệm này sẽ thấy khối lượng của vật thể hầu như không có tác dụng quá nhiều trong việc hoat động, phần lớn là phụ thuộc vào vận tốc truyền dẫn động năng của chất lỏng với điều kiện là vận tốc truyền dẫn động năng của chất lỏng phải nhanh hơn vận tốc rơi của vật thể với: FA = d.v
-      Với các nguyên tắc trên khối lượng sẽ chỉ đóng vài trò rất mờ nhạt chủ yếu là so sánh giữa vật thể bị chìm và khối lượng riêng của chất lỏng. Các đại lượng quan trọng nhất là:
+ P: áp suất của chất lỏng, (hoặc có thể hiểu là động năng có bên trong chất lỏng)
+ h: Độ cao khi thả rơi vật thể
+ v: thể tích bị chiếm giữa của vật thể so với chất lỏng (với phần thể tích bị chiếm giữa này với vật thể hình cầu thì luôn luôn có một phản lực đối xứng với chính nó giúp cho vật thể rơi luôn trong trạng thái ổn định nhất. 
-      Từ những lập luận trên khi ta quan sát thí nghiệm bên dưới được thực hiện bởi cơ quan không gian Nasa
-      Nếu ta đặt giả thuyết rằng lực hấp dẫn là một định dạng của áp suất chân không thì trong thí nghiệm bên trên sẽ có những điều kiện hoạt động đạt đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1.   Hai vật thể bị thả rơi này là quả banh và cộng lông vũ đang được thả rơi với cùng một độ cao tương đồng nhau
2.   Cả hai vật thể đang hoạt động trong cùng một môi trường áp suất chân không như nhau
3.   Về hình dạng và diện tích chiếm giữ không gian thì hai vật thể này bằng mắt thường chúng ta cũng thấy nó hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên nếu ta đặt giả sử rằng áp suất chân không chỉ có tác dụng lớn với các vật thể cực kỳ nhỏ và rất rất nhỏ, nơi mà mọi thứ đều có hình cầu và diện tích chiếm giữ không gian hầu như không đáng kể (Nếu ta có một hạt nhân nguyên tử to bằng quả bóng chuyền thì một electron gần nhất cách xa hạt nhân của nó khoảng 3 km) Vì vậy về cơ bản một nguyên tử có bản chất là 99,9% là không gian trống
https://education.jlab.org/qa/atomicstructure_05.html
-      Như vậy chúng ta có thể thấy nếu đặt giả sử như cách tôi làm thì hầu như các điều kiện ảnh hưởng tới vận tốc rơi của cọng lông vũ và quả bóng hầu như tương đồng nhau về mọi mặt. Từ đó có thể suy ra hai vật thể này sẽ rơi cùng một vận tốc như nhau
IV. Ngược dòng thời gian:
-  Vào năm 1887 hai nhà khoa học  Albert Michelson và Edward Morley đã cùng nhau thực hiện thí nghiệm đo tốc độ ánh sáng. Nội dụng thí nghiệm chủ yếu tìm ra vận tốc ánh sáng truyền trong chân không và một thứ mà các nhà triết học cổ đại đã tranh luận hàng nghìn năm nay đó chính là Ether (ê-te). Hai nhà bác học này đã nhiều lần đo đạc các  hướng khác nhau của ánh sáng và trong nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Sau hàng loạt thí nghiệm họ kết luận rằng ánh sáng truyền trong chân không với vận tốc 300.000 km/s và không tìm thấy sự khác biệt giữa chuyển động trái đất và hệ môi trường Ether tạo ra.
- Ether theo mô tả của các nhà khoa học lúc bấy giờ phải có các tính chất như sau: Ether phải rắn chắc như kim loại để có thể giữ cho các thiên thể chuyển động bên trên nó, phải đủ mềm mại như nước để không gây tổn hại tới các vật thể mà nó đi qua nó, tuy nhiên các nhà khoa học cảm thấy khó hiểu cho một loại vật chất vừa đủ mềm lại đủ cứng như vậy?
-Tuy nhiên tôi lại có một giả thuyết khác hơn về Ether, rất có thể Ether chính là một hình thái của áp suất chân không. Nếu Ether là áp suất chân không thì sẽ có những tính chất tương đối khác như sau:
1. Áp suất của không khí và chất lỏng luôn tác động mọi hướng với vật chất bên trong nó, từ đó giữa được nổ định về hướng rơi và lực rơi của vật chất nằm trong chính nó. Vật thể rơi bên trong áp suất sẽ phụ thuộc vào động năng của môi trường đó chứ không phụ thuộc vào khối lượng của vật thể rơi (Đối với khối lượng m chúng ta sẽ cảm thấy vai trò của nó rất mờ nhạt, tuy nhiên điều này là không đúng khi đi tới nội dung phần 3 của bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn vai trò thật sự của khối lượng m trong một tổng thể hoàn chỉnh)
2. Vật thể có diện tích hình cầu sẽ hấp thụ lực tốt hơn vì lực sẽ tác động về mọi hướng của hình cầu, cũng như diện tích của hình cầu càng nhỏ thì quá trình hấp thụ lực của môi trường càng ít
3. Một hệ thống áp suất thì điều quan trọng nhất chính là độ cao. Ở vị trí càng cao thì áp lực càng thấp và ngược lại, như vậy nếu những nghi ngơ của tôi là chính xác thì có thể suy ra rằng ánh sáng truyền trong chân không không phải là một hằng số mà nó phụ thuộc vào độ cao so với vật thể chính hấp thụ áp suất lớn (cụ thể ở đây chính là trái đất) đồng thời ở vùng có điểm cao tương đương nhau thì vận tốc ánh sáng sẽ bằng nhau. Điều này hai nhà bác học Albert Michelson và Edward Morley đã không suy nghĩ tới và hai nhà khoa học của chúng ta đã đo đạc mọi thứ trong cùng một phòng thí nghiệm từ đó kết quả là không có sự khác biệt trong các lần thí nghiệm.
https://www.britannica.com/science/control-group
(ẩn phần thí nghiệm chưa hoàn thành)
Kết luận:
Sau những thí nghiệm như trên chúng ta có thể rút ra những kết luận như sau:
-      Lực hấp dẫn bản chất có thể là một dạng áp suất chân không và nó tác động lên mọi vật thể tồn tại trên trái đất
-      Vì lực hấp dẫn là một dạng áp lực nên bản chất của nó cũng sẽ tồn tại một phản lực hấp dẫn (tương tự như lực đẩy Archimedes) song song đồng thời tồn tại. Phản lực hấp dẫn này tôi đặt tên là lực đẩy xe ôm đấy kí hiệu gồm chữ x và o kết hợp lại thành chữ alpha ngược.
-      Lực hấp dẫn tác động đồng thời mọi vật chất bên trong trái đất với cùng một động năng mà bỏ qua khối lượng của vật chất với một gia tốc trọng trường là 10m/s
(Ẩn phần hệ quả của thí nghiệm chưa hoàn thành)
-      Áp lực hấp dẫn có phương và hướng, hướng dịch chuyển của nó là từ tây sang đông trùng với chiều xoay của trái đất. Như vậy lực hấp dẫn này khi di chuyển tới các đỉnh núi sẽ có lúc phải vượt qua dãy núi đó. Nếu như chóp các dãy núi cao có độ dốc tương đối thấp và trùng với hướng di chuyển từ tây sang đông của lực hấp dẫn, chúng ta sẽ thấy được hiện tượng phản lực hấp dẫn hoạt động gia tăng bằng cách đẩy vật thể lên dốc thay vì xuống dốc với 3 điều kiện như sau:
.         1 là: độ dốc nhỏ khoảng 15 độ, đỉnh dốc hướng về phía đỉnh núi
.         2 là: dốc phải nằm ở hướng tây của dãy núi
.         3 là ở những vùng núi có độ cao lớn hoặc là những vùng núi ôn đới nơi có vùng khí hậu tương đối xáo trộn và gần với tâm của địa cực
-      Khi bạn nghiên cứu các hiện tượng các vật thể di chuyển lên dốc, chúng ta sẽ thấy đại đa số các vùng này phù hợp với điều kiện mà tôi đưa ra như trên như đồi nam châm ở Ấn Độ
-      Với góc nhìn lực hấp dẫn là một dạng áp suất chân không chúng ta cũng dễ dàng giải thích được tại sao một bộ máy li tâm tạo ra lực xoay lại có thể tạo ra một hiệu ứng lực hấp dẫn giả. Vì lúc ta xoay máy li tâm thì phản lực xe ôm sẽ tương tác với vật thể đang di chuyển, tương tự như khi ta đạp chân ga khi bắt đầu khởi động thì áp lực của không khí cũng tạo ra một lực tương tự ép chúng ta vào thành ghế chiếc ô tô
·       
1.   Ở mặt khác khối lượng của vật chất tuy đóng vai trò rất mờ nhạt trong toàn bộ hệ thống này, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong việc mà bản thân vật chất đó hấp thụ động năng như thế nào. Nếu khối lượng 1 vật chất A chiếm giữ 1 thể tích nhất định trong không gian ta gọi là M và có động năng là V (động năng ở đây được tạo ra bởi vật chất hấp thụ lực hấp dẫn P0) thì lúc này năng lượng nội tại của vật chất sẽ là E=P0(M/v )2
P0 = Áp suất của chân không
G= lực hấp dẫn với vecto kéo mọi vật về khối tâm
α = phản lực hấp dẫn
Khi thì khi ta xét hệ thức này ở cấp độ lượng tử ta sẽ có M=h.f và V= spin nội tại của các electron. Như vậy ta có:
-      Như chúng ta thấy ở công thức trên thì khối lượng M càng lớn thì khả năng tạo ra năng lượng càng lớn và ở chiều hướng ngược lại phản lực hấp dẫn lại tỉ lệ thuận với Spin của vật chất. Đó là tốc độ tự quay của bản thân các hạt vật chất siêu nhỏ như động năng của các electron. Khi nhìn vào hệ thức này chúng ta sẽ thấy P0 là một hằng số bên trong mỗi môi trường lực hấp dẫn khác nhau, spin của các electron cũng được chứng minh là một hằng số bên trong vật thể đó.
-      Một khi lực hấp dẫn là một ngoại lực thì lực quay nội tại của chính bản thân vật chất đó khi quay sẽ phản xạ lại lực tác động từ bên ngoài
-       Điều đó có nghĩa là trong hệ thức này thứ duy nhất có thể thay đổi chính là khối lượng M của bản thân vật chất đó. Như vậy các vật thể càng nhỏ sẽ chịu tác động của lực hấp dẫn càng nhỏ và ngược lại. Nó cho ta 1 lời giải thích rõ rang tại sao 1 chú kiến nhỏ bé có thể thắng được lực hấp dẫn nâng được một vật năng gấp 150 lần so với cơ thể của nó, nhưng một chú voi thì không bao giờ làm được điều tương tư như vậy. Hoặc 1 chú mèo với thân hình nhỏ bé uyển chuyển có thể ngã từ 1 nơi rất cao nhưng không sao, nhưng con người chúng ta lại không thể làm được điều tương tự
-      tuy nhiên nó lại nghịch đảo với vận tốc của vật thể đó và tất cả bình phương nhân 1 hằng số P0 cố định. Điều đó có nghĩa là năng lượng E tích tụ bên trong vật chất càng có khối lượng nhỏ thì khả năng hấp thụ và lưu giữ năng lượng càng kém.
Lực hấp dẫn dịch sẽ dịch chuyển theo hướng mũi tên khi gặp 1 lực cản chính là spin tự quay của các electron
-      Như vậy hàm lượng động năng của vật chất có tăng dần đều hay không phụ thuộc vào khoảng cách của hằng số plank. Như vậy vật thể càng nhỏ khả năng tích tụ động năng nội tại sẽ càng nhỏ và càng dễ nhấc bổng lên. Các vật chất nhỏ li ti như không khí sẽ it bị tích tụ động năng dẫn tới những vật chất này có thể bay lơ lửng
Những vấn đề còn tồn đọng:
Nếu lực hấp dẫn là một dạng áp suất thì tại sao nó có thể đi xuyên qua mọi vật chất và tác động tới các vật thể bên trong một không gian kín? Còn nếu nó đã đi xuyên qua mọi vật chất được thì tại sao lại cộng dồn lực tương tác cụ thể ở đây là dù không gian kín đó có di chuyển hay không các vật thể đều rơi thẳng đứng đối với người quan sát đang di chuyển cùng 1 vận tốc?
Một câu hỏi thách thử khác là liệu mặt trời của chúng ta có tồn tại lực hấp dẫn hay không? Câu trả lời trực tiếp của tôi chính là KHÔNG. Nếu như lực hấp dẫn không tồn tại trên mặt trời của chúng ta thì ai hay cái gì đã tạo ra nó? Liệu có một thế lực vô hình hay một sức mạnh bí ẩn nào đã tạo ra mặt trời của chúng ta? Liệu hố đen có thực sự là một con quái vật khủng khiếp trong vũ trụ nuốt chửng tất cả mọi thứ hay hố đen lại chính là một người mẹ thiên nhiên thầm lặng và vĩ đại? Nếu hệ thống vật lý của toàn vũ trụ này vốn dĩ là thống nhất thì cách hoạt động của một chiếc gậy bóng chày vẫn sẽ giải thích được hố đen vũ trụ đang hoạt động như thế nào, bạn có tin không?
Xin mời các bạn cùng theo chân tôi trên chuyến xe ôm sắp tới nhé, chúng ta sẽ cùng đi đến những vì sao, nơi có vô vàng điều kì thú mà hằng nghìn năm qua hằng bao đứa trẻ đã nhìn lên bầu trời hỏi chúng ta rằng tại sao những vì sao lại tồn tại ở đó. Nào hãy cùng anh xe ôm tiếp tục hành trình khám phá những nơi có không gian rộng vô cùng:
Phần 2: Khoảng khắc bắt đầu và năng lượng của người sáng tạo (the beginning movement and engine of the creator)
                                                                                                   Ký tên
Anh Xe Ôm