Công việc P7: Văn hóa kinh doanh Việt Nam và Thế giới
Tiếp theo chủ đề Công việc là Văn hóa kinh doanh - phần hồn của một doanh nghiệp, bởi vì chính nó ảnh hưởng, thậm chí chi phối,...
Tiếp theo chủ đề Công việc là Văn hóa kinh doanh - phần hồn của một doanh nghiệp, bởi vì chính nó ảnh hưởng, thậm chí chi phối, các hoạt động sản xuất, quyết định kinh doanh, các mối quan hệ nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Ở đây, có thể hiểu văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp như những quan niệm, những xác tín về mục đích và các giá trị văn hóa cần phải có trong mọi hoạt động. Nó là kết quả của một quá trình xây dựng nhiều năm với sự hưởng ứng, thực thi của mọi thành viên.
P1: Văn hóa kinh doanh Việt Nam
P2: Văn hóa kinh doanh 3 miền
P3: Văn hóa kinh doanh doanh nghiệp
Tải sách Giáo trình Văn hóa Kinh doanh - Đại học kinh tế Quốc dân 2011
P4: Văn hóa kinh doanh trên thế giới
P1: Văn hóa kinh doanh Việt Nam
Có thể nói văn hóa kinh doanh là phần hồn của một doanh nghiệp,bởi vì chính nó ảnh hưởng, thậm chí chi phối, các hoạt động sản xuất, quyết định kinh doanh, các mối quan hệ nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Ở đây, có thể hiểu văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp như những quan niệm, những xác tín về mục đích và các giá trị văn hóa cần phải có trong mọi hoạt động. Nó là kết quả của một quá trình xây dựng nhiều năm với sự hưởng ứng, thực thi của mọi thành viên.
Việt Nam nằm trong vùng văn hóa phương đông thuộc góc tận cùng của phía đông nam nên có 1 nền văn hóa gốc nông nghiệp điển hình mang đầy đủ các đặc trưng của văn hóa phương đông
Văn hóa của người Việt Nam sau lăng kính của người Nước Ngoài
Nhập gia tùy tục’.
– Đôi với 1 doanh nhân khi gặp gỡ với đối tác là người Việt Nam Hãy mở đầu câu chuyện bằng việc giới thiệu về bản thân. Bạn đừng lấy làm ngạc nhiên nếu họ muốn biết tuổi của bạn. Đó là cách để người Việt chọn vai khi xưng hô cho thêm phần thân mật do sự phong phú về đại từ nhân xưng trong tiếng Việt.
– Tặng quà là một biểu hiện văn hóa cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, vàp dịp gần đến Tết cổ truyền của người Việt, đừng quên tặng quà và thiệp chúc mừng cho đối tác và các mối quan hệ của bạn ở đây!
– Ăn uống là một phần tất yếu của sinh hoạt mang tính cộng đồng và trong cả hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các bữa ăn tối với đại diện địa phương hoặc khách hàng giúp phát triển quan hệ và làm cho đại diện của bạn ở địa phương được ‘nở mặt nở mày’
.- Một điều tạm gọi là thú vị, đó là đàn ông Việt Nam rất hay phì phèo hút thuốc trong bữa ăn. Bởi họ khoái vừa ăn vừa lai rai tán gẫu.
– Cách uống của người Việt trong bữa tiệc cũng khác. Nếu bạn hì hụi uống một mình, như thế là bất lịch sự. Thói quen của mọi người là chỉ uống sau khi đã cụng ly! Cầm ly tay phải, tay trái nâng cao một cách hào sảng, cùng hô ‘Trăm phần trăm’ (‘chum fun chum’) và nói ‘Chúc sức khỏe’ (‘chook sook hue’). Nếu bạn biết hát thì càng tốt, chuẩn bị vài bài ‘tủ’ vì sau bữa ăn thường sẽ là giao lưu bằng karaoke!
Kinh nghiệm xương máu!
– Nền hành chính còn nặng tính quan liêu ở Việt Nam, đặc biệt là bệnh sính giấy tờ, văn bản khá nặng nề. Tuy nhiên, hãy biết kiên nhẫn, mà người Việt thường nói là ‘cứ bình tĩnh’!
– Nếu đối tác của bạn là doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì khỏi lo khoản ngôn ngữ. Còn với các công ty nhà nước thì nên có phiên dịch. Phiên dịch phải có kiến thức về ngành kinh doanh của bạn, thậm chí hiểu được tiếng địa phương vốn rất khác nhau theo vùng ở Việt Nam. – Người Việt Nam rất lịch sự, luôn mỉm cười và tỏ ra đồng ý với bạn, ngay cả khi, trên thực tế, họ có thể không hiểu hết điều bạn vừa nói! Nếu mà bạn cười thì sẽ tạo ra được không khí thoải mái và đối tác của bạn sẽ tích cực hơn trong việc trình bày với bạn những vấn đề liên quan. Nhưng đôi khi bạn cười ko đúng lúc thậm chí ko hiểu hết ý có khi đối tác của bạn lại cho rằng cười trừ.
Đáp lại, bạn cũng nên giữ thái độ niềm nở. Điều quan trọng nhất trong đàm phán với người Việt là kiên trì! Vẻ ngoài tức giận, cau có bị xem là biểu hiện của ‘bản lĩnh kém’, chắc chắn sẽ gặp phải thái độ phản ứng tiêu cực và thất bại trong đàm phán.=> thể hiện tínhc cách hiếu thắng và tự ái “ cái gì ta cũng đã biết , đã hiểu”
– Trong cuộc làm việc, phía Việt Nam thường hay nói, “chúng tôi sẽ xem xét”, “chúng tôi sẽ trả lời”. Cho nên nếu bạn cần quyết định sớm, tốt nhất là bạn hãy gửi mọi giấy tờ cần thiết trước cuộc gặp. Nếu là văn bản gửi cho các cơ quan nhà nước, hãy soạn nó bằng tiếng Việt!
Mở đầu buổi đàm phán sẽ luôn là những câu chuyện ‘trời trăng mây nước’ ngoài lề. Bạn đừng sốt ruột, cái đó gọi là ‘tạo không khí’! Bạn cũng nên giấu luật sư của mình ‘sau cánh gà’ vì người Việt không muốn nhìn thấy anh ta khi đàm phán và cũng không thích vào đề từ phương diện dính dáng đến pháp luật.
Đôi khi các doanh nhân việt luôn tỏ ra chậm chạp trong việc nắm bắt tình hình kinh doanh . Có thể nói thái độ chậm chễ giờ cao su là thái độ thường nhật trong con người Việt Nam hiện đại.Người trong cuộc nói gì?
Mark Fazackerley, Giám đốc Kỹ thuật của hãng Oracle tại Sydney, đã có 3 lần đến Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm: “Tôi phải thức dậy rất sớm, ăn sáng xong xuôi trước 8 giờ. Các cuộc làm việc diễn ra sớm hơn ở Úc rất nhiều. Người Việt cũng có thói quen nghỉ trưa, kể cả khi đàm phán chưa xong. Trong các cuộc làm việc, thường có sự xuất hiện của phụ nữ. Nhiều khi chỉ để cho…duyên dáng! Nhưng nếu bạn tỏ ra thờ ơ với cô ấy thì thật thiếu lịch sự. Ngược lại, cách tốt nhất là vui vẻ khi giao tiếp, nhưng cương quyết và rõ ràng khi đàm phán, ra quyết định”.
Giáo sư Kyle Tyron, một trong số ít giáo sư trẻ măng chưa đến 40 tuổi của trường Đại học Macquarie, Sydney, thì thích thú đặc biệt sau lần đầu tiên đến Việt Nam hồi năm ngoái: “Bia, rất nhiều bia. Đi ra đường là gặp bia. Tôi rất thích những quán bia hơi ở Hà Nội. Không gian và con người thật thoải mái, náo nhiệt khác thường. Đối tác của tôi là Đại học Kinh tế Quốc dân, họ thường mời ăn trưa ở nhà hàng sang trọng sau cuộc làm việc. Nhưng tôi vẫn khoái ra quán bia hơi hoặc quán nhậu hơn!”.Không chỉ người Úc để ý kỹ văn hóa Việt Nam, một người bạn Thụy Điển lâu năm của các cơ quan báo chí trong nước, Mats Wikman, tự nhận mình đã “may mắn” khi có đến ngót 10 lần qua đây làm việc, theo dự án của SIDA, mỗi lần chí ít cũng gần tháng trời. Anh nói: “Tôi có hai ‘đời’ vợ và tôi rất yêu trẻ con. Thật tuyệt là điều đó được chia sẻ ngay với các bạn Việt Nam. Người Việt rất thích nói chuyện gia đình, con cái. Ngay buổi làm việc đầu tiên tôi đã giới thiệu tôi là cha của năm đứa nhóc, tôi khoe ảnh của chúng. Và mọi thứ đều suôn sẻ kể từ lúc đó. Giữa chúng tôi hầu như không có e ngại, khoảng cách.”
Một thực trạng đáng buồn đang diễn ra trong thời gian vuằ qua khi 1 số tờ báo nước ngoài có tham gia tìm hiểu về thị truờng Việt Nam đã đưa lên nhưng thông tin thật sự bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xong chúng ta không thể phủ nhận nó rằng :
“’ Việt Nam đang thiếu văn hóa trong kinh doanh “” :
+Gian lận thương mại
+Làm hàng giả
+Trốn thuế.
+Gian lận sổ sách.
+Đầu cơ chụp lợi .
+Lừa đảo.
+Phô truơng.
+lãng phí
Và đặc biệt trong thời gian vừa qua đã phát hiện biết bao những doanh nghiệp to vùa và nhỏ bất chấp lợi ích và sức khoe của người tiêu dùng vì cái lợi mà bỏ qua luân thường đạo lý ở đời gây ra bức xúc cho dư luận.
Hạt dưa có chất gây ung thư , chân gà thối mỡ lợn thối ,gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Vedan thải chất thải ra sông thị vải gây ô nhiễm môi truờng.vv…
Đây ko những làm ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp việt nam nói chung mà nó còn làm suy đồi phẩm chất thật thà chất pháp của con nguời Việt Nam từ truớc đến nay.Nói về sự thông minh? Dân tộc Việt Nam đáng tự hào lắm chứ, hằng năm chúng ta vẫn rinh về những giải thưởng quốc tế. Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh… vẫn thấy các học bổng toàn phần dành cho sinh viên Việt Nam, những bài báo khen ngợi họ như 1 trong những sinh viên xuất sắc nhất. Thế đâu là điểm yếu của người Việt Nam? Phải thừa nhận người Việt Nam rất thông minh, cần cù, ham học hỏi và có tính tiếp thu nhanh… nhưng… rất tiếc ở đây có 1 chữ nhưng… Nhưng người Việt Nam lại quá dễ thoả mãn với bản thân và thường ít khi “học đến đầu đến đuôi” nên thường kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Và ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi con người Việt Nam (phần lớn), khi nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì công ăn việc làm ít khi vì chí khí và đam mê.
Đấy cũng là hệ quả tất yếu của 1 chương trình giáo dục đặt nặng về IQ thay vì EQ và SI, và 1 tư tưởng phong kiến phải thành đạt.
Nhắc về sĩ diện, dĩ nhiên, trong mỗi con người chúng ta phải có cái sĩ diện cho riêng mình nhưng thường cái sĩ diện đó không đúng chỗ. Rất tiết kiệm, dè sẻn nhưng khi gặp một chuyện gì đó chạm tới tự ái, hoặc cũng chẳng cần phải chạm tới tự ái, là họ có thể tiêu ngay số tiền dành dụm bấy lâu 1 cách nhanh chóng, thuê 1 bộ váy cánh thật đẹp, mướn 1 chiếc xe tay ga, tổ chức 1 đám cưới linh đình… và sau đó lại tiếp tục thắt lưng buộc bụng để trả cho những chi phí đó. Lại ngó qua nước láng giềng là Trung Quốc, phải thừa nhận là họ mạnh hơn chúng ta, nhưng nếu xét từng nhóm nhỏ thì ta cũng đâu thua họ, điều này càng được chứng minh đối với các du học sinh, đa phần chúng ta đều nhìn họ với cái bĩu môi. Nhưng cứ mỗi khi ta nói chuyện với họ, nếu có cơ hội là họ bằng cách gián tiếp hay trực tiếp giới thiệu ngay về nước Trung Quốc của họ với những văn hoá, lịch sử.
Download:
P2: Văn hóa kinh doanh 3 miền
Việt Nam |
1. Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Bắc:
Ở Hà Nội, bạn sẽ không tin vào tai mình khi vào cửa hàng mà được ai đó nói lời cảm ơn. Bởi người Hà Nội luôn sẵn sàng tâm thế bị “mắng mỏ” khi ra đường. Cũng bởi ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, thói quen văn hóa – lịch sử đã để lại một quan điểm cho rằng làm nghề phục vụ là hạ cấp.
Ở Hà Nội, thậm chí có những người đi ô tô, áo quần sành điệu có khi ví lại mỏng dính. Người Hà Nội thích ăn mặc có gu riêng, chứng tỏ bản thân hơn người khác. Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu lý giải các câu chuyện trên rằng bởi Hà Nội là một đô thị mang tính hướng nội, nép mình nhờ sự bảo vệ của sông Hồng.
Do Hà Nội bảo thủ nên không dễ dàng chấp nhận cái mới, rất gắn bó với những sản phẩm đã được thị trường khẳng định. Ở đây môi trường là yếu tố quyết định, anh có thể tài giỏi, nhưng cái anh có thể là thay đổi bản thân thích ứng với môi trường, chứ anh không thể nào thay đổi được môi trường. Việc đi du học cũng giống như vậy, hãy thay đổi bản thân phát triển đến mức tốt nhất có thể ở trong môi trường cũ rồi hãy nghĩ tới chuyện thay đổi môi trường (ra nước ngoài học tập). Từ đây dẫn đến nguyên nhân thứ 2.
Sự thích ứng nhanh và tính căn cơ của người miền Bắc. Vì môi trường mở và thoáng cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh lớn. Ra Bắc thì “dịch vụ” là át chủ bài. Ở Bắc rất quen thuộc cảnh “kem đứng, cháo quát, phở xếp hàng”, có thể nói doanh nghiệp nơi đây có 1 văn hoá dịch vụ phụng sự khách hàng còn yếu kém. Những trường hợp thành công của doanh nhân Nam ra Bắc có thể kể tới Phở 24 của Lý Quý Trung, siêu thị Nguyễn Kim – Best Carings …
2. Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Trung:
Khắc hẳn với Người Miền Bắc, Người Miền trung những con người của vùng đất khắc nghiệt đầy nắng, mưa và gió, vốn tính chịu thường chịu khó cũng làm nên những nét rất riêng trong cách suy nghĩ, văn hóa cũng như giao tiếp kinh doanh so với các vùng khác trong cả nước.
Trước những điều kiện không được thuận lợi cho lắm, tuy nhiên một số vùng vẫn có điều kiện thuận lợi hơn vì vậy họ hoà đồng với thiên nhiên, nương theo thiên nhiên để làm lợi cho mình.Với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên họ chỉ còn cách và tìm cách hoà với thiên nhiên. Môi trường như thế đã tác động đến cách ứng xử của họ. Vì thế nét đặc sắc ở đây là sự cần cù, cần mẫn, kiên nhẫn để làm giàu cho mình. Nhưng trong thế cân bằng đó vẫn toát lên tinh thần hoà hợp và thích nghi đến thụ động và chịu đựng, chú trọng gìn giữ sự cân bằng đó.
Bởi vì người miền Trung sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Do đó họ rất quý trọng người lao động, sức lao động và tình yêu lao động bởi vì của cải làm ra rất khó khăn trước những điều kiện tự nhiên như thế.
Trong lao động người miền Trung ngoài những đặc tính là siêng năng, cần cù họ còn rất cẩn thận, họ ghét sự dối trá, cẩu thả. Tư tưởng chính là “ tích tiểu thành đại” hay “mưa dầm thấm lâu”. Mặc dù vậy họ chấp nhận và thích nghi với điều kiện nghèo khổ, đề cao tiết kiệm. Họ quen sống đạm bạc, họ dùng những thứ họ tự làm ra, “tự cung tự cấp” rất hiếm khi họ mua những thứ xa xỉ . Trong sản xuất họ dựa vào kinh nghiệm gia truyền là nhiều. Ngày nay họ cũng hoà nhập rất nhanh, do vậy điều kiện sống cũng được nâng cao từng ngày.
Họ có một lối sống đề cao tính cộng đồng, vị thế và nhân cách cá nhân phụ thuộc chặt chẽ vào tập thể. Cách cư xư của họ cũng mang đậm nét truyền thống như là kính trọng người lớn tuổi và những người có địa vị xã hội cao. Đời sống tuân theo một nguyên tắc truyền thống, theo một chuẩn mực chung. Dựa vào đó mà đánh giá người có văn hoá hay không. Biểu hiện của lối sống cộng đồng ấy là: quan tâm giúp đỡ người khác, coi trọng tình cảm, đề cao tinh thần đoàn kết. Tuy không bằng người miền Bắc vì miền Bắc có lịch sư phong kiến lâu đời hơn nhưng người miền Trung có đời sống tình cảm không kém gì người miền Bắc.
Ý thức sống hoà thuận, giữ gìn tình làng nghĩa xóm như vậy, giúp đỡ, người khác được coi là chuẩn mực sống, lương tâm, bổn phận, nhu cầu, lẽ sống, tình cảm sâu sắc là nghĩa vụ thiêng liêng của họ. Bởi vì đời sống tình cảm sâu sắc nên chữ “sĩ” đối với họ cũng được đề rất cao. Họ chú trọng giữ gìn vị thế và nhân cách ca nhân và nhân cách cộng đồng. Ngoài ra họ có một lối sống coi trọng cái tâm và đề cao nó, chữ tín, đạo hiếu và lễ nghĩa. Họ lấy quan hệ tình cảm để giải quyết các quan hệ khác. “Phép vua thua lệ làng”. Hiếu nghĩa được coi trọng trong đời sống gia đình, nó là một nhân cách bậc nhất. Nhìn chung thì lối sống của họ được cụ thể là: lòng trung thực, sự thủy chung, tính nhường nhịn, nhân nghĩa và lòng vị tha.
2. Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Nam
Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị, mỗi nét, mỗi đặc trưng riêng kể cả trong văn hóa giao tiếp. Một nhà văn hóa đã từng khái quát rằng Người Bắc “bảo thủ” , ngại thay đổi, thường làm theo truyền thống và thói quen còn người miền Nam năng động mà vẫn ung dung thư thái, chân phương mà cởi mở, bộc trực mà dễ chịu.
Người Sài Gòn luôn có tinh thần học hỏi, sự cần cù, nhanh nhạy và năng động trong kinh doanh . “Chịu chơi” theo kiểu dám làm dám chịu, không bao giờ chịu bó tay là đặc tính của cư dân Sài Gòn, từ những con người bình dị đến giới trí thức.
TP. Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là “cửa ngõ” để Việt Nam bước ra thế giới. Nguồn kiều hối đổ về ngày càng nhiều, các dự án đầu tư nước ngoài có hàm lượng trí tuệ cao, như dự án của Intel, đang tạo điều kiện và làm nảy nở một tinh thần kinh doanh mới. Có thể nói, doanh nhân Sài Gòn hôm nay đã là những công dân toàn cầu, họ tự tin kết nối với thế giới, am hiểu thế giới, mạnh dạn khám phá nhiều ngành kinh doanh mới.
Tinh thần học và tự học của doanh nhân Sài Gòn được nâng cao hơn bao giờ hết. Các lớp học về quản trị kinh doanh luôn đầy ắp học viên, kể cả những lớp học ban đêm. Các hội thảo, tọa đàm, các doanh nhân trẻ luôn chủ động đưa ra những câu hỏi xác đáng và sẵn sàng ngồi lại bất kể giờ nghỉ, để cùng mổ xẻ một vấn đề nào đó. Đấy là những điều không dễ thấy ở nơi khác
Phong cách của người Sài Gòn so với cả nước không có gì khác lạ. Ở đâu trên nước Việt Nam mà người dân không hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, lanh lẹ, cần cù! Nhưng ở Sài Gòn, phong cách ấy thể hiện đậm nét, ở vài khía cạnh nào đó.
Phong cách nào phải do trời đất ban cho, nhưng thành hình do hoàn cảnh bắt buộc con người phải thích ứng, hội nhập, bằng không thì dễ bị đào thải. Thích ứng để tồn tại, vươn lên. Hoàn cảnh do sinh hoạt kinh tế, với quy luật riêng.
Người Sài Gòn cũng ưa nghe tin tức, hay còn gọi là tìm lượng thông tin, bởi vậy báo chí là món ăn cần thiết. Họ đọc báo để tìm hiểu tình hình chung, đặc biệt là tin tức liên quan đến công việc làm ăn hằng ngày của mình. Thiếu lượng thông tin, hóa ra lạc hậu, thất bại trong việc làm ăn, vì tình hình luôn biến động từng giờ, từng phút. Và cũng vì ngành này liên quan đến ngành khác, người ta phải đọc báo để kiểm tra cho đầy đủ. Ngồi quán cà phê đọc báo, chờ bạn bè, ai không đọc báo thì lắng nghe người đã đọc tóm lược giùm. Giao thiệp với bạn hè, tìm bạn mới, trao đổi nhau số điện thoại, danh thiếp, ăn uống lặt vặt, ai trả tiền cũng được, người tuy khác ngành nghề nhưng biết đâu sẽ giúp đỡ mình chuyện gì đó. Làm quen với anh phu xích lô, cũng là một dịp huống gì với một thương gia. Người đang thất nghiệp cũng có thể giúp đỡ ta khi có dịp.
Làm dịch vụ mua bán lớn nhỏ cần sự sòng phẳng. Làm ăn vui vẻ, bất chấp đối tác của mình có quá khứ như thế nào, miễn là giữ chữ tín. Ai gặp khó khăn, có thể thất tín, nhưng phải khiêm tốn xin lỗi. Giận hờn để làm lành, với một tiệc nhỏ rồi bỏ qua, nhưng theo luật giang hồ là “bất quá tam”, nghĩa là đến lần thứ ba thì không khoan dung được.
Download:
P3: Văn hóa kinh doanh Doanh nghiệp
MỤC LỤC
I. “ Niềm vui nhân lên, nỗi buồn chia đi”, ý nghĩa đối với nội bộ Doanh nghiệp. 2
1. Mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong Doanh nghiệp. 2
2. Mối quan hệ của thành viên trong Công ty. 3
II. “ Niềm vui nhân lên, nỗi buồn chia đi” , ý nghĩa đối với bên ngoài Doanh nghiệp. 7
1. Khách hàng: 8
2. Đối tác 9
3. Đối thủ 10
4. Công chúng 11
III. Phương hướng và biện pháp để “niềm vui nhân lên, nỗi buồn chia đi” trong giao tiếp kinh doanh. 13
1. Trong nội bộ Doanh nghiệp: 13
2. Bên ngoài Doanh nghiệp 15 “ Niềm vui nhân lên, nỗi buồn chia đi”, ý nghĩa đối với nội bộ Doanh nghiệp.
Niềm vui và nỗi buồn trong giao tiếp kinh doanh không đơn thuần chỉ là những vui buồn cá nhân trong cuộc sống mà nó nhấn mạnh đến tinh thần tập thể, để nỗi buồn được chia đi và cho niềm vui tỏa khắp. Niềm vui trong Doanh nghiệp tượng trưng cho những tình cảm tích cực, sự hài lòng lẫn nhau, không khí làm việc thân thiện, cởi mở, chan hòa, sự đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tạo ra một hiệu quả làm việc với chất lượng cao. Nỗi buồn tượng trưng cho những tình cảm tiêu cực trong nội bộ công ty như: buồn phiền, đố kỵ, ghen ghét, ganh đua, thái độ làm việc không hợp tác, đùn đẩy trách nhiệm….Với những tình cảm và thái độ làm việc như vậy thì không thể nào cho ra một kết quả tốt trong công việc. Vì vậy, làm thế nào để mọi thành viên trong Doanh nghiệp đều thấm nhuần và chung tay xây dựng những tình cảm tích cực, đồng thời hạn chế những tình cảm tiêu cực không phải là điều đơn giản. Để hiểu rõ hơn về “niềm vui” và “nỗi buồn” trong nội bộ Công ty cần xét đến nhiều khía cạnh khác nhau.
Mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận của Doanh nghiệp giống như một chuỗi các mắc xích, mỗi mắc xích giữ một vai trò quan trọng khác nhau. Nhiệm vụ chung của tất cả các bộ phận là kết quả kinh doanh và sự phát triển của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu một trong số những mắc xích đó bị trục trặc thì các bộ phận còn lại đều không thể hoạt động tốt được. Điều này cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một tình cảm tốt đẹp, bền chặt, thiện chí và vui vẻ giữa các phòng ban trong Công ty.
Tuy nhiên, trong thực tế đôi khi vẫn tồn tại sự mâu thuẫn, khó hòa hợp hoặc sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các bộ phận trong cùng một tổ chức. Ví dụ: Khi chỉ tiêu lợi nhuận của Doanh nghiệp ngày càng giảm sút, Ban Giám đốc mở cuộc họp khẩn với các phòng ban để tìm nguyên nhân và cách cải thiện. Lúc này, các bộ phận đổ lỗi cho nhau, ai cũng muốn giữ phần đúng cho mình; Trưởng phòng Kinh doanh cho rằng Bộ phận Marketing đã làm việc không hiệu quả, chiến lược Marketing không thu hút được khách hàng, Phòng Marketing lại khẳng định do Bộ phận sản xuất đã cho ra những sản phẩm kém chất lượng, làm mất lòng tin khách hàng; trong khi đó Bộ phận sản xuất lại cho rằng bộ phận vật tư đã nhập những nguyên vật liệu không đúng tiêu chuẩn…v.v…Họ cứ tiếp tục đổ lỗi cho nhau thay vì cùng nhau bàn bạc một cách thiện chí, có trách nhiệm để sớm tìm được câu trả lời và đề ra phương hướng, biện pháp giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác. Trong quá trình tranh cãi có thể họ đã làm tổn thương lẫn nhau, niềm vui của người này lại là nỗi buồn cho người khác. Trong khi đó, vấn đề có thể được giải quyết đơn giản, nhẹ nhàng hơn mà vừa khiến mọi người hài lòng, thoải mái. Sai sót thuộc về phòng ban nào thì phòng ban đó phải thành thật nhận khuyết điểm, đồng thời các bộ phận còn lại phải thông cảm, chung tay giúp đỡ họ cải thiện, tránh thái độ buông xuôi, phủi tay hết trách nhiệm…Đó mới là cách duy trì tình cảm tích cực trong nội bộ Công ty.
Để mối quan hệ giữa các phòng ban luôn khắng khít, trước hết phải duy trì những tình cảm tốt đẹp giữa các thành viên trong cùng một bộ phận.Download:
P4: Văn hóa kinh doanh trên thế giới
Âu Tây
Qua về phía Đông
Đông Á
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất