‘I can do it’ hay ‘Never give up’ – nói nhiều những câu khẳng định này mà không hành động chỉ càng khiến bạn thêm tiêu cực mà thôi. Đừng tự mình khiến mình thất bại thêm nữa
Chắc hẳn, bạn đã rất quen thuộc với những “câu thần chú” tích cực hay những “câu khẳng định tích cực”, kiểu như: “I can do it”, “I am smart”, “sóng gió nào rồi cũng sẽ qua” hay “mọi chuyện đều ổn”. Tuy nhiên, khoa học chứng minh rằng chúng chẳng hề khiến bạn sống vui, sống tích cực lên đâu. Đúng hơn là, chúng chẳng có tác dụng gì cả.
Tại sao lại như vậy?
Tư duy tích cực (positive thinking) là một trong những triết lý sống được tuyên truyền rộng rãi nhất trên thế giới. Nhiều tác giả thậm chí còn viết rất nhiều cuốn sách và bài báo khác nhau chỉ ra những lợi ích của các “câu thần chú” tích cực. Danh sách này không chỉ bao gồm các nhà văn mà còn rất nhiều nhà tư bản công nghiệp, người nổi tiếng và những người được xã hội đánh giá cao khác.
Đa phần các hiệu sách đều bày bán những cuốn sách phát triển bản thân (Sefl-help), làm thế nào để sống tiêu cực hay bí quyết để sống hạnh phúc. Thậm chí, ngay bây giờ, nếu tìm kiếm với từ khóa “tư duy tích cực” trên Google, bạn cũng sẽ nhận được hơn 3,3 triệu kết quả.
 
Tư duy tích cực là gì?
Tư duy tích cực là gì?,suy nghĩ tích cực,suy nghĩ tiêu cực,sống tích cực,tâm lý học

Tư duy tích cực là cách phát triển tư duy (mindset) theo hướng mà chúng ta mong sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp và chỉ những cái mình muốn trong mọi hoàn cảnh.Hay nói cách khác, đây là một quá trình chuyển năng lượng thành thực tế bằng cách chỉ nghĩ về những suy nghi lạc quan, tích cực.
Tư duy tích cực có thực sự có ích không?
Mặc dù nhiều người tin rằng tư duy tích cực thực sự giúp đạt được niềm vui và hạnh phúc thì cũng có những người khác nghĩ ngược lại. Cả hai phía đều viện dẫn nhiều lý do thuyết phục để khẳng định cho quan điểm của mình và cuộc tranh cãi này chưa bao giờ kết thúc. 

Những “câu thần chú tích cực” phản tác dụng như thế nào?
Những “câu thần chú tích cực” phản tác dụng như thế nào?,suy nghĩ tích cực,suy nghĩ tiêu cực,sống tích cực,tâm lý học

Kiềm chế những cảm xúc tiêu cực có thể gây ra sự bùng phát của một lối sống cực kỳ tiêu cực.  
Nếu sử dụng những câu khẳng định tích cực quá thường xuyên thì khi đó, hiệu quả chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và về lâu dài, chúng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tại sao? Bởi vì khi nhắc đi nhắc lại một câu như vậy, những cảm xúc tiêu cực của chúng ta sẽ bị chặn lại. Thêm nữa, khi việc lặp lại các “câu thần chú” đã trở thành thói quen và tiếp diễn trong thời gian lâu hơn thì khi đó, chúng ta có thể sẽ bị lấn át bởi nhiều cảm xúc tiêu cực hơn ở những thời điểm khi mà chúng không còn phát huy tác dụng nữa. 
Mọi thứ trên đời này đều cần có sự cân bằng, hòa hợp. Đây cũng chính là quy luật vận hành và tồn tại của vũ trụ theo thuyết âm dương. Bất kỳ một sự mất cân bằng nào cũng đều dẫn đến những hậu quả chẳng ai muốn.
Đừng để rơi vào bẫy của những ảo tưởng dối trá.
Sự thật là sự thật. Nó sẽ không thay đổi bất luận hoàn cảnh và thời gian.  
Thế nên, sự thật sẽ không thay đổi, thậm chí, khi bạn liên tục nói những “câu thần chú” tích cực cả đời. Chẳng hạn, nếu bạn thiếu tiền thì dù có nói hàng triệu lần “câu thần chú” “tôi sẽ kiếm được tiền” thì bạn cũng chẳng thể nào giàu lên một cách thần kỳ được. Sẽ tốt hơn nếu bạn chấp nhận thực tại và làm việc chăm chỉ hơn để tăng thu nhập. 
Một ví dụ khác là bạn có một bài kiểm tra vào ngày mai và bạn chưa chuẩn bị kỹ. Nếu nói rằng sẽ ghi được 100/100 điểm thì bạn sẽ không bao giờ đạt được bất kể bạn có nghĩ tích cực như thế nào. Sự thật vẫn là sự thật thôi: vì bạn không học kỹ nên khả năng sẽ có những câu hỏi bạn không trả lời được.
Đừng quên rằng “luôn có một tình huống giả định và một sự thật tàn bạo”. Gợi lên những viễn cảnh màu hồng để che lấp thực tại không đời nào giải quyết được hết các vấn đề trong thế giới thực. 
Chăm chỉ mới là chìa khóa giúp bạn có được thứ bạn muốn. Chỉ liên tục thốt ra các “câu thần chú” mà không hành động đủ thì chỉ khiến bạn về lâu dài càng tiêu cực thêm mà thôi.
Khi nào các “câu thần chú” phản tác dụng?
Một nghiên cứu cũng cho thấy tư duy tích cực chỉ có tác dụng nếu bạn cực kỳ tin tưởng vào khả năng của mình. Nhưng nếu bạn đặt ít niềm tin vào bản thân và chỉ dựa vào những “câu thần chú” tích cực thì nó sẽ chỉ củng cố cho tư duy tiêu cực trong đầu bạn khi bạn gặp thất bại.
Hành động mang lại hiệu ứng mạnh mẽ hơn các “câu thần chú”.
Những câu khẳng định tích cực rõ ràng, thi thoảng, cũng mang lại hiệu ứng tốt đẹp. Tuy nhiên, các “câu thần chú” gần như tự chứng minh chúng vô dụng, nếu chúng ta vẫn liên tục lẩm bẩm những câu khẳng định tích cực mà không biến chúng thành hành động. Hậu quả, rồi sẽ có một ngày bạn bị giật mình bởi một sự rung cảm tiêu cực nào đó và cảm thấy cực kỳ rối bời do tâm trí ngay lập tức bị những suy nghĩ tiêu cực lấn chiếm.
Chẳng hạn, nếu tin rằng một cơ thể hoàn hảo là phải có cơ bụng săn chắc, 6 múi, và dù không có nhưng bạn vẫn “tâm niệm” rằng bạn có một cơ thể hoàn hảo thì khi đó tâm trí bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm những lời ngụy biện. Bạn sẽ cảm thấy bất an khi mỡ bụng phình lên một chút. Bạn sẽ bất an vì vòng eo và thậm chí là cả cánh tay của bạn. 
Nếu không sử dụng các “câu thần chú” này thì nên làm gì để luôn suy nghĩ tích cực?
Nếu không sử dụng các “câu thần chú” này thì nên làm gì để luôn suy nghĩ tích cực?,suy nghĩ tích cực,suy nghĩ tiêu cực,sống tích cực,tâm lý học

Nếu bạn là người tin vào các “câu thần chú” tích cực và bắt đầu nghi ngờ hiệu quả của chúng thì hãy chuyển sang sử dụng những lời khẳng định bản thân dựa trên giá trị (value based self-affirmation) sau đây.
Lời khẳng định bản thân dựa trên giá trị là gì?
Đầu tiên, các giá trị là những niềm tin chúng ta nghĩ rằng rất đáng ao ước và lý tưởng. Các giá trị của chúng ta linh hoạt vì chúng thay đổi theo thời gian và định hình lại khi chúng ta trải qua những thứ khác mới mẻ trong đời. Do đó, “cập nhật” giá trị thường xuyên để mục tiêu ăn khớp với các giá trị đó là điều cần thiết.Khẳng định giá trị là nhận ra những giá trị mà chúng ta tin tưởng hơn là nói ra những thứ lặp lại như “câu thần chú” tích cực.
Lời khẳng định bản thân dựa trên giá trị liệu có hiệu quả?
Trong một cuộc khảo sát được thực hiện gần đây, các học sinh từ một trường đại học đã được chọn ngẫu nhiên để viết về giá trị của họ. Những học sinh được chọn đều học tốt ở trường trong so sánh với những học sinh không viết ra giá trị.
Do đó, hãy bắt đầu nhận ra các giá trị cốt lõi của bạn bây giờ và kiểm tra liệu rằng chúng có cân bằng với hành động và mục tiêu của bạn không nhé.
Theo Lifehack