Ôn thi thê nào cho hiệu quả
Nó chật vật, cau mày, một tay vò đầu, một tay cầm sách bên chiếc bàn học của mình lẩm bẩm mấy câu chữ trong tập đề cương. Sau...
Nó chật vật, cau mày, một tay vò đầu, một tay cầm sách bên chiếc bàn học của mình lẩm bẩm mấy câu chữ trong tập đề cương.
Sau khi làm như vậy được hai mươi phút, nó quăng cuốn sách lên bàn, ngồi phịch xuống nền nhà , mắt nhìn lên trần. Tôi chạy đến xem có chuyện gì mà nó làm vậy, nó than vãn “ tao không tài nào nhét được đống chữ này vào đầu mày ạ, mai thi lại rồi, không qua được thì bị nợ môn, học lại, thầy u tao la chết.
Nó, một bạn cùng phòng của tôi, sinh viên năm 3 của một trường kinh tế khá danh tiếng tại Hà Nội. Dù có điểm thi đầu vào khá cao nhưng kết quả học hành của nó không được tốt cho lắm, nếu không muốn nói là be bét. Nó không ham chơi hay lười nhác, nhưng lại rất nghiện đi làm. Ngay từ năm nhất chân ướt chân ráo lên thủ đô, tối nào nó cũng cắp cặp đi dạy thêm ở mọi xó xỉnh của Hà Nội. Rồi sau đó đi làm part time ở một số công ty, khiến nó chẳng còn tập trung được vào các môn học trên lớp.
“ Ôn thi thần tốc” là một điều khá quen thuộc với nhiều sinh viên đại học hiện nay. Nhiều bạn chỉ học trước kỳ thi một tuần, một ngày hay thậm chí chỉ đọc lướt qua kiến thức trước giờ “g”. Thử hỏi, với phương pháp học như vậy thì các bạn sẽ nhận được gì để phục vụ nghề nghiệp của mình sau này.
Trí nhớ được chia thành trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là nơi những thông tin vừa được não bộ xử lý và tiếp nhận đồng thời. Nó được biết đến khi bạn lưu trữ một lượng thông tin nhỏ trong một khoảng thời gian ngắn. Ngược lại, trí nhớ dài hạn giúp ta lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một khoảng thời gian dài. Kiến thức được não bộ xử lý có thể nằm trong trí nhớ ngắn hạn, nhưng không nghiễm nhiên được trí nhớ dài hạn cất giữ. Muốn vậy, thông tin phải được xử lý theo những quy trình nhất định.
Trong quá trình ôn thi, rất nhiều người trong chúng ta cố gắng nhồi nhét kiến thức vào đầu như nhét những vật dụng lý tính vào bao tải với kỳ vọng nó sẽ đầy lên. Nhưng, xin thưa với bạn bộ não không giống như những chiếc bị đựng đồ, nó cần thời gian để xử lý “ dữ liệu” đầu vào. Càng cố nhồi nhét thì bạn chỉ khiến nó căng ra, gây căng thẳng và mệt mỏi cho chính bạn.
Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng hệ thống giáo dục của Việt Nam chưa cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế trong công việc. Đơn cử là các doanh nghiệp đang phải chi rất nhiều tiền để đào tạo nhân viên mới của mình. Tuy nhiên, để được doanh nghiệp tuyển chọn thì bạn cũng cần có một tấm bằng đẹp khi mới ra trường, khi mà xã hội chưa biết bạn có khả năng gì. Vì vậy, việc học trên trường vẫn rất cần thiết.
Đọc đến đây rồi, nhiều bạn sẽ hoài nghi phương pháp học cũ rích của mình. Điều đó không có gì là sai, phương tây có câu: hãy nghi ngờ tất cả. Nghi ngờ sẽ giúp bạn tiến bộ.
Thay đổi chưa chắc đã trở nên tốt hơn, nhưng muốn tốt hơn chắc chắn bạn phải thay đổi. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra một phương pháp học mới phù hợp với quỹ thời gian của bạn là điều cần thiết.
Cũng giống như quá trình đưa thông tin vào máy tính, việc ghi nhớ của bộ não con người cũng được chia ra làm 2 giai đoạn input và output.
Trước tiên, muốn nhờ lâu bạn cần học cách xử lý thông tin. Muốn lưu trữ tốt thì thông tin cần được sắp xếp ngăn nắp. Bạn hãy thử tưởng tượng mình đang ở trong một thư viện với những đầu sách được sắp xếp ngẫu nhiên theo thời gian, giống như quá trình bạn thường đưa thông tin vào bộ não. Bây giờ, hãy thử tìm một cuốn lịch sử thê giới trong đó? Điều này gần như không thể thực hiện được phải không. Vậy nên, hãy phân chia thông tin đầu vào một cách khoa học, theo các lĩnh vực khác nhau, theo tên của chương.. Não cũng dễ dàng tiếp thu những thông tin kèm màu sắc, hình ảnh, âm thanh, cảm xúc...
Tiếp theo, quá trình lưu trữ. Để thông tin được lưu trữ tốt hơn, bạn cần ôn luyện thường xuyên hơn. Kể cả bạn có đúng một tuần để ôn thi thì tôi cũng khuyên bạn nên chia nhỏ thời gian ra và dành nhiều thời gian cho quá trình ôn tập. Bạn có còn nhớ bộ nhớ ngắn hạn của con người rất hạn chế. Hãy chắc chắn rằng thông tin ngắn hạn được chuyển sang dài hạn trước khi bạn nạp thêm thông tin mới.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất