Rồi ai cũng phải trải qua cái cơn "đói tiền" để rồi mới thấm, ah thì ra, trước kia mình đã ko "đói" đủ độ, nên là mọi thứ nó vẫn cứ làng nhà làng nhàng. Để tuổi 30 có cái lực mà bắt đầu lại :)), ở tuổi 28 ấy, tôi đã ép mình trải qua cái thách thức tôi cho là cũng lớn so với trước kia, làm những việc tôi chưa bao giờ làm, và gạt bỏ những thứ mà tôi đã từng tự nhủ là chẳng bao giờ bỏ được.
Money Cash Earnings - Free photo on Pixabay
Nguồn: Pixabay

Cơn "đói tiền" và cái sĩ diện hão của 1 đứa 28 tuổi

Như đã kể với mọi người ở phần 1 rồi, tôi trở về Việt Nam sau chuyến đi thất bát ở Châu Âu, tốn 1 mớ tiền, lại còn bị lừa, thế là có đến 3-4 tháng sau đó, tôi chẳng kiếm được đồng nào cả. Nhà vẫn phải trả tiền, cơm vẫn phải ăn ngày 3 bữa, tiền tiết kiệm tuy còn nhưng nó không phải khoản quá lớn để tôi có thể trông vào. Lúc đó, thực sự tôi ngồi tổng kết lại, tính toán đủ thứ thì với số tiền còn lại, tôi chỉ có 3 tháng sống 1 cách an lành. Vậy thì phải làm sao đây?
Lúc đó quả thật tôi có hơi tự mãn, vì tôi vẫn luôn tin rằng mình có thể kiếm được 1 công việc ngon lành, lương lậu ổn ổn trong vòng 2 tháng. Thế nhưng đời đâu như mơ, cái tưởng đó thành tưởng bở luôn. 2 tháng trôi qua như tên bắn, và tôi thừa nhận, tôi không phải là không kiếm được 1 công việc mà thực ra, tôi thấy mình buộc phải kén chọn vì suy cho cùng, tôi đâu còn trẻ, tôi cũng ko phải dạng thiếu năng lực để mà chấp nhận nhắm mắt chọn bừa việc. Thế là có đến 10 lần tôi đi xin việc để rồi vẫn phòng không nhà trống, chẳng tìm được bến đỗ nào phù hợp cả. 
Ego Icons - Download Free Vector Icons | Noun Project


Đã có lúc, tôi rất muốn gọi cho bố mẹ ở quê nhà, hỏi xin chút tiền mà hồi trước tôi có gửi cho bố mẹ giữ hộ nhưng mà nghĩ lại thấy mình làm thế thì hơi "nhục" nên là đành thôi. Đến tháng thứ 2 sau khi tôi trở về, bố tôi bắt đầu gọi cho tôi, đưa ra đề nghị giúp đỡ vì thấy tôi cứ mãi ở nhà, chẳng đi đâu, và còn 1 quý nữa thôi là hết năm rồi. Và tôi bắt đầu nói dối bố mẹ! Tôi nói rằng mình đã xin được 1 công việc, và sẽ bắt đầu đi làm vào tháng sau đó, nhưng sự thật thì không phải vậy!
Tôi biết đó là cái sĩ diện hão, nhưng tôi phải nói thật, đó là việc thừa nhận trước bố mẹ sự lựa chọn của mình là sai lầm ở cái tuổi 28, giống như việc bạn phải khai ra mình vừa giẫm phải phân chó hay là vừa ị đùn vậy. Trước đó, trước khi chân ướt chân ráo sang Châu Âu, tôi viết cho bố mẹ 1 cái email dài như xe tám ngựa, thổ lộ mơ ước startup, làm blogger, rồi sang Châu Âu học hỏi để về lập nghiệp, nên bỏ việc, 1 mình lên đường mà không nói với ai, thậm chí giấu bố mẹ cho đến tận ngày cuối cùng. Tôi còn hùng hồn phân tích với bố mẹ triển vọng nghề nghiệp, thu nhập, tương lai và ... đam mê nữa cơ đấy. Thế nên thất bại này, đối với tôi giống như bị tạt 1 cú, bay hết cả răng cửa vậy, nên nào có dám hó hé với ai.
Có lẽ các bạn sẽ nghĩ, nếu không hỏi xin tiền bố mẹ, anh chị thì đi vay bạn bè để sống qua ngày đi. Nhưng nói thật, đối với bạn bè, tôi còn bị bệnh sĩ diện hơn! Đặc biệt là khi tôi trở về từ 1 chuyến đi châu Âu, xong ngày ngày khoe cái ảnh đi chỗ này, trải nghiệm chỗ nọ trên FB. Tôi sợ, thực sự sợ, người ta sẽ cười mình đến thối mũi, người ta sẽ so sánh mình với những đứa ham hư vinh, đã nghèo mà còn sĩ. Ờ mà bản chất thì có thể là như vậy thật! Thế cho nên, tôi cũng chẳng dám nhờ cậy gì bạn bè cả.
Cái sĩ diện ấy đẩy tôi đến bước đường : kiếm tiền, kiếm tiền và kiếm tiền! 
Thật ra mà nói, cái áp lực về tiền đến với tôi đâu có lớn bằng nhiều bạn vay nợ, rồi bị chủ nợ đòi hỏi, thậm chí phải trốn nợ...vvv, nên trong thâm tâm tôi, tôi cho rằng mình hoàn toàn có thể vượt qua được nó mà không cần nhờ ai giúp cả. Đối với tôi, nó vẫn chưa phải là bước đường cùng, thế nên, ở thời điểm ấy, tôi đã quyết định tự lập là vì thế!
Đến thời điểm hiện tại, tôi thấy rằng nếu 28 tuổi mà tôi nhờ cậy mọi người, không tự đứng lên thì đã không có tôi ở tuổi 30 này. Nếu không có áp lực, tôi cứ vẫn như thế. Vì nếu không có cái "cơn đói tiền" kia, làm sao tôi biết trân trọng mọi cơ hội để kiếm tiền và biết cách làm thế nào để có tiền, giữ tiền! Tôi có lẽ sẽ vẫn ở trong cái lầu son mà tôi tự tạo ra cho mình, và tự tưởng tượng ra 1 cái tương lai ko có thật. Haizz, cái tát này tuy đau, nhưng đã thức tỉnh được tôi rồi! Tôi xin phép được cảm ơn cái cơn đói tiền ngày ấy!
Nhặt nhạnh từng đồng lẻ để "bám trụ"!
Ở cái tuổi chẳng còn trẻ, mà cũng chưa già, tôi phải tự chịu trách nhiệm cho bản thân thôi, nên thay vì ngồi thương khóc cho số phận hẩm hiu hay cái sự ngu si của chính mình, tôi tìm cách để kiếm tiền. Ngồi 1 ngày cân đo đong đếm, tôi đưa ra cho mình giải pháp gọi là tạm thời để chống "đói tiền" khẩn cấp, thật ra chạ có gì vẻ vang ngoài việc: Tăng thu, giảm tiêu thôi. 
400+ Free Employees & Business Illustrations - Pixabay
Kiếm cái cần câu cơm thôi chứ "đói tiền" quá rồi. Nguồn: Pixabay

1. Lấy tiền trợ cấp thất nghiệp 

Đây là thứ đầu tiên tôi nghĩ đến để tăng thu nhập nhất thời. Thật ra tôi chưa bao giờ nghĩ mình cần phải lấy tiền thất nghiệp, tôi vẫn đợi chờ đến khi nào nghỉ hẳn, không làm thuê nữa thì sẽ lấy 1 cục tiền nó to to, nhiều nhiều xíu. Cơ mà ko nói trước được điều gì, bản thân đưa đẩy vào tình trạng ko có đồng nào mà công việc vẫn chưa tìm được, tôi chẳng cầm được nữa, đi lấy tiền trợ cấp thôi!
Thật ra thủ tục đơn giản, có 1 điều tôi thấy ngại đó là mỗi khi đi rút, người ta lại hỏi tôi đã từng làm gì mà lại đi lấy bảo hiểm thất nghiệp. Tôi lại phải nói mình... bàn giấy, lễ tân. Lí do bởi vì thật ra, số tiền các công ty kê khai đóng BHXH cho tôi phải nói thật là... ngang bằng tháng lương cơ bản của nhà nước thôi ấy. Tức là chỉ 6-7 triệu là cao nhất, chứ họ không bao giờ đóng full lương cho tôi, nên nếu mà khai thật thì sợ là họ điều tra ra mà phát hiện sự thật thì cũng tệ. 
Note 1 chút là việc đóng BHXH có sự tham gia của cả doanh nghiệp nữa, cho nên doanh nghiệp luôn muốn cắt giảm chi phí này bằng cách ăn gian nói dối khai lương thực nhận ít đi để họ phải đóng số BHXH ít đi, đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên nếu bạn nào expect mong nhận mức lương hưu kha khá hay trợ cấp lúc thất nghiệp, lúc sinh đẻ ok thì các bạn hãy chọn công ty nào có đóng BHXH full lương nhé.
Sau khi đến trung tâm việc làm để nhận bảo hiểm thất nghiệp tôi mới thấy, thật ra đi nhận BHTN không hề vớ vẩn chút nào, bởi vì ngoài việc nhận được tiền trợ cấp, các bạn còn được nhà nước hỗ trợ 1 trong số các lớp học dạy nghề miễn phí:
- Lái xe bằng B1: ở ngoài chi phí đâu như 10 củ
- Nấu ăn các món Việt để mở quán: ko nhớ nhưng 1 khoá như vậy cũng 5-6 triệu
- Học pha chế : vớ vẩn như trà sữa cũng 5-6 triệu, còn bartender chuyên nghiệp 10 triệu.
Bởi vì lúc đó tôi ko có hứng thú với lái xe (vì đã có bằng lái), ko có mong muốn làm nghề F&B nên tôi từ chối tất cả các cơ hội dạy nghề đó :)) nhưng thực ra tôi nghĩ bạn nào muốn trải nghiệm thì đây cũng là cơ hội rất là tốt.
Hi vọng trong tương lai các trung tâm dạy nghề có khoá học code, hoặc các khoá khác về tech thì maybe, khi nào thất nghiệp tôi sẽ join.
Mất 3 tháng đi lấy Bảo Hiểm Thất Nghiệp thì mỗi tháng tôi đều phải đến đúng cái thời hạn được ghi trong cái giấy trả kết quả của trung tâm và cả 3 tháng thì đều phải xếp hàng nóng như điên trong tiết trời 38-40 độ của Hà Nội. Nhưng thật ra tôi vẫn còn may mắn chán vì có nhiều cô, nhiều bác bị  bảo hiểm trả lại không trả BHTN cơ và nhiều trường hợp số lương được nhận quá ít đến nỗi họ chán, họ bỏ luôn từ tháng thứ 2-3 và không lấy nữa.
Từ hồi phải đi nhận BHXH tôi mới nhận thức được từ trước tới giờ, mình chẳng hề nghĩ gì đến cái việc kế hoạch nghỉ hưu của mình cả! Về hưu là cả  1 vấn đề khi mà giờ người ta còn có thể sống đến 90-100 tuổi (giống như ông bà tôi) và quỹ hưu trí có thể vỡ bất kì lúc nào, còn tiền thì lạm phát đến kinh khủng như thế. Và kể từ lúc đó, tôi tự nhủ, trong cái kế hoạch tài chính của tôi, luôn luôn, luôn luôn phải dành ra 1 khoản dành cho hưu trí và có chết cũng không được động vào! Còn khoản đó ntn thì xin phép chia sẻ ở phần sau nhé các bạn!

2. Cai nghiện sự tiện lợi và sống tằn tiện nhất có thể

Giải quyết được vấn đề đầu tiên- tiền đâu bằng cách thức ban đầu là lấy tiền trợ cấp tiết kiệm, tôi vẫn đau đầu lắm, bởi vì lúc ấy, số tiền tôi nhận được trong 3 tháng ấy là 4 triệu/ tháng được gửi vào ... tận ngày 16 tháng sau :v. Thế là trong thời gian đó, số tiền tôi được phép tiêu không quá 4 triệu/ tháng.
4 triệu 1 tháng, tôi đã mếu lên mếu xuống với cái con số này, vì nó quá ít! Đặc biệt với 1 người sống 1 mình như tôi.
It's Okay to Spend Money on Things You Really Want | PT Money
Nguồn: PT money

Đọc thêm:

Lúc đó, tôi thấy hoảng hốt lắm, bởi vì, tôi luôn tự nhận tôi là 1 người sống ... tiết kiệm lắm luôn rồi! Đến mức hơi bị... keo kiệt ấy. Bạn biết đấy, khi bạn có 1 công việc là nguồn thu nhập chính, bạn cũng ko có đầu tư gì, ko có công việc làm thêm gì cả, bạn lại còn đam mê du lịch nữa, thì tiền chủ yếu sẽ đến từ việc tiết kiệm thôi, cho nên, việc tiết kiệm, đối với tôi nó là việc làm theo thói quen và là tôn chỉ hàng đầu từ khi tôi còn mới ra trường cơ.

Để tiết kiệm trong những năm tháng đi làm trước tuổi 28, tôi đã phải gạt bỏ hầu hết các nhu cầu không quá cần thiết:

- Ăn uống sang chảnh: 1 bữa ăn của tôi default không bao giờ quá 100k, thậm chí đi chơi với bạn thì nhiều lắm là 300k thôi. Thế nên nói thật sự thì tôi không phải là nhân vật ưa tiệc tùng hay ăn chơi gì cho lắm. Bar bủng gì đó với tôi là sự xa xỉ =))) và thật ra cũng ko phải sở thích nên may cho tôi là không tiêu tốn vào cái này.
- Quần áo sang chảnh và đắt đỏ: tôi đã chia sẻ ở phần 1 là 1 lần tôi bị ông quản lí Swing chê ăn mặc quê khi đi thử giọng ấy, thật ra đó là bởi từ trước đến thời điểm 28 tuổi và thỉnh thoảng đến bây giờ, tôi toàn mặc quần áo cũ và mặc đi mặc lại, hiếm khi mua quần áo mới, cũng rất hiếm khi mua quần áo đắt tiền. Thậm chí khi mua, tôi còn toàn chọn đồ secondhand để mặc không thôi. Món đắt tiền nhất tôi mua cho bản thân là 1 cái áo khoác dạ 1 triệu và đến h mỗi mùa đông nó đều được đem mặc đi mặc lại :)) cho tới khi đã khá sờn. Thế nên quần áo là thứ tôi cũng chẳng phải đam mê gì!
- Mỹ Phẩm: chắc chẳng có cô gái nào như tôi, tủ đồ trang điểm ngoài son dưỡng có chút màu và, kem dưỡng da ban đêm (chủ yếu bôi mùa đông) và kem chống nắng ban ngày thì không còn gì. Tôi học theo mẹ tôi, ăn để đẹp (nói cho vui thôi, chứ đẹp gì đâu), nên nói chung là tôi không phải hệ cuồng chăm sóc sắc đẹp. Tôi tính ra tiết kiệm được vô số tiền từ việc không mua đồ mỹ phẩm (nếu tính chi li, 1 lọ kem dưỡng ẩm 500-600k dùng được 3 tháng, 1 lọ bb cream 400-600k/ dùng được cũng chỉ 2-3 tháng... thì cả năm 1 đống đồ mĩ phẩm đó tiêu tốn ko biết bao tiền :(, ko nói là nhiều người mua về để dùng thử, rồi ko ok lại thải loại... haizza)

Thách thức sống tối thiểu với chi phí 66k/ngày

Khi nghĩ đến 2 từ tiết kiệm, trước 28 tuổi đối với tôi ko là gì, nhưng ở cái năm đã thất bát và đói mốc mồm này, tôi nhận ra, từ trước tới giờ, mình vẫn đang sống khá thoải mái và chẳng qua, mình may mắn vì đã sống 1 cuộc sống tối giản hóa thôi, chứ chưa phải thực sự tiết kiệm. Thời điểm trước khi lâm vào cơn đói tiền, tôi vẫn tiêu đến 6-7 triệu/ tháng cơ đấy (chưa tính đến tiền du lịch và chơi bời bạn bè) tức là 1 ngày tôi tiêu 200-250k.  Và đến thời điểm thất nghiệp tuổi 28 này, tôi buộc phải cân đo đong đếm sao để 1 ngày, tôi chỉ được tiêu đúng 133k thôi, hẳn là cắt đến gần 1/2 chi phí hiện tại. Đây mới thật sự là 1 thách thức nè.
ProsperiGuide - Budget
Và vì tôi còn phải trả 2 triệu tiền nhà (do thuê 1 mình 1 phòng), tôi đã chỉ còn có 2 triệu cho việc ăn uống, đi lại, tất tần tật trong 1 tháng.  Tức là 133k/ ngày chỉ là lí thuyết, thực tế chỉ còn có 66k/ngày! Giờ thì sao đây?
Well, thật ra mức nghèo khổ là dưới 44k/ngày nên 66k/ngày tôi nhận thấy là... có khi đủ sống đấy. Tôi ngồi review lại các khoản thu chi hàng tháng, thật ra tôi không có thói quen ghi lại các sinh hoạt phí mà chủ yếu là... giữ lại các hóa đơn mà tôi đã mua và đã chi. Và tôi phát hiện, thật ra, số tiền mà tôi tiêu chủ yếu bị thâm hụt vào các khoản sau:
- Tiền ăn uống: không phải mua đồ trong siêu thị đâu mà ăn ở ngoài quán. 1 ngày tôi ăn 1 bữa ngoài quán và trung bình tầm 40k/ bữa. Có hôm nào đó thích thì tôi ăn đến 80-90k/ bữa. Dù không sang chảnh nhưng các bữa ăn nó cũng ngốn 1 khoản chi phí lớn vì ăn ngoài quá nhiều (cộng lại tôi đã hiến cho các quán ăn gần nhà phải 1-1.5 củ/tháng). 
Đã thế đỉnh điểm mùa hè, tôi còn order thêm trà sữa, chè kem giải khát, thế là mất 30-40k/cốc mà 1 tuần có đến 3-4 lần như vậy (cộng lại 1 tháng đồ uống chơi chơi cũng mất gần đến 500k). Vậy là riêng tiền ăn hàng quán trước giờ đã ngốn 2 củ, 1/3 tiền chi hàng tháng :! Không tính 1 tháng đi cafe, hát hò vui vẻ với bạn bè cũng mất 300-400k nữa. Bảo sao mà nhanh hết tiền!
- Tiền mua các loại sách, báo, đồ chơi linh tinh, bộ bài, bộ board game...: Tôi không nghiện mua sắm quần áo hay mỹ phẩm nhưng có 1 món đồ tôi nghiện, đó là... sách! Nhiều bạn sẽ nghĩ là chắc mua sách là đầu tư tốt cho kiến thức và cho bản thân, nhưng mà nếu mua quá nhiều đến nỗi chưa đọc hết... thì nó chính là 1 sự lãng phí! Và tôi bàng hoàng khi biết mình đã hiến cho Tiki, Fahasa, Shopee,...tổng số tiền không ít hơn 1 triệu hàng tháng cho các kiến thức sách vở mà tôi nghĩ nạp vào đầu nhưng thực chất chỉ đọc được 1/10. Damn!
- Tiền đi siêu thị mua đồ lung tung: Phải nói thật là tôi thừa biết bản thân phải giữ gìn túi tiền, và biết tỏng chiêu thức merchandising siêu cấp của siêu thị, nhưng mà hỡi ôi, tôi vẫn mắc phải căn bệnh mà đến 80% khách hàng đi siêu thị mắc phải. Đến siêu thị là lôi về 1 lô giấy, 1 lô đồ mắc quần áo, nước giặt, khăn mặt...linh ta linh tinh vì nó khuyến mại mua cả lố nhưng dùng cả năm chưa hết. Riết rồi cũng hết đến 500k-1 triệu ấy! Choáng chưa. 
Well, mà đấy chỉ là những hóa đơn tôi còn giữ, còn chưa tính đồ mua không hóa đơn, không nhớ được.... vân vân và mây mây.
Thật ra cái vấn đề lớn trong việc tiêu tiền của tôi đó là:
- Tiêu vào sự tiện lợi quá nhiều: ăn hàng, uống hàng, order đồ về, shopping online... mọi thứ đều trong 1 cái búng tay.
- Kỉ luật kém do nghĩ rằng mình ... còn nhiều tiền :v. 
- Bị tâm trí của mình đánh lừa: mua mà không kịp nghĩ, mua mà nghĩ nó có lợi nhưng thật ra là sự lãng phí.
Nên để cải thiện, tôi chỉ còn cách duy nhất chính là cai nghiện sự tiện lợi và bắt ép bản thân tuân theo kỉ luật chi tiêu. That's it! 
Thế là kế hoạch sống dưới mức tiêu chuẩn thực sự bắt đầu. Tôi đã lên 1 cái danh sách các việc cần làm và thực hiện nó ngay trong ngày hôm sau:
1. NẤU ĂN TẠI NHÀ và cân nhắc kĩ càng thực đơn giá rẻ
Từ 1 kẻ nghiện ăn hàng, tôi quay trở lại tháng ngày 2 bữa ở nhà và 1 bữa ăn sáng thì mua về để ăn. Nhưng 2 bữa ở nhà mua gì để nấu, đảm bảo chỉ đúng dưới 25-30k/ bữa mới là 1 vấn đề nè. Và vấn đề nữa là bản thân tôi không thể ăn uống linh tinh, kiểu mì tôm hay là đồ ăn đóng hộp do đường ruột có bệnh từ trước. Nên ngoài thử thách ăn uống rẻ, thì phải đảm bảo, ăn mát và ăn lành tính!
- Các sản phẩm protein chính là những thứ đắt chứ ko có rẻ, nên thay vì ăn nhiều thịt như trước, tôi chuyển qua ăn nhiều dạng protein rẻ tiền hơn đó là đậu phụ, trứng, nấm và giảm số lượng thịt, cá... xuống. 1 tuần chắc số lần ăn đậu phụ chiếm 3/7 ngày,  1 ngày ăn trứng, 1 ngày ăn nấm và 2 ngày còn lại cuối tuần thì được ăn thịt và cá. Dần dần, đến giờ tôi có cảm giác mình như đang ăn chay trường vậy :)). Thậm chí nhà giờ đầy thịt cá nhưng có cảm giác không còn ham muốn với thịt nhiều như hồi xưa nữa. 
- Các loại rau giá rẻ được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn: giá đỗ, rau ngót, mướp , su su, rau muống, mồng tơi, đỗ... và ít khi mua các thể loại rau đắt tiền: bắp cải tím, súp lơ, bí, bí ngô, hoa thiên lý, ớt xanh ớt đỏ vì chúng đắt và ăn 1 bữa thì không hết, để lại thì lại dễ hỏng, dễ vứt đi, cũng khá lãng phí. 
Và để đảm bảo tôi không tự tìm đến những thứ tiện lợi  vì đang cai nghiện tiện lợi mà, thì tôi quyết định nấu ăn chỉ được phép trong vòng 20 phút mỗi lần và cũng chỉ cần nấu 1 món thôi. Món nào phức tạp thì thôi!
Nên thực đơn đồ ăn 1 tuần của tôi quanh đi quẩn lại chỉ có vài món vậy thôi mà. Và sau 1 tháng cai nghiện sự tiện lợi, không trà sữa, không ăn hàng, tôi đã giảm được những 4kg :O mà không cần phải tập luyện gì!!!
2. KHÔNG MUA GÌ nữa cả
Vì thật ra sau khi tính tiền ăn xong thì làm gì còn tiền mua cái gì :)) Nên tốt nhất chính là không mua gì cả. Không sách, không đồ chơi, không mỹ phẩm, không quần áo... Và để không mua gì cả, tôi thực hiện biện pháp mạnh:
- Xóa hết các app mua sắm trong điện thoại.
- Xóa hết lịch sử tìm kiếm và đăng nhập của các trang mua sắm online. Giả sử có thèm quá mà vào mua thì vì đăng nhập mất công và có thể quên mật khẩu mà tôi sẽ đỡ phải mua đồ :)).
- Unsubscribe tất cả các email từ các trang ecommerce mà tôi đã mua đồ, hòng để không nhận được email khuyến mại từ họ.
- Cài các extension trên chrome để chặn quảng cáo (phần nhiều là các loại quảng cáo retargetting với giá cả hấp dẫn trêu ngươi sẽ hướng các bạn đến việc mua nhiều hơn). Các bạn có thể nghiên cứ dùng Adblock Plus như tôi đang dùng nhé, vô cùng tiện dụng. Chỉ có điều chưa chặn được trên điện thoại.

Adblock Plus - Nhận tiện ích mở rộng này cho 🦊 Firefox (vi)
Đây là extension block ads thần kỳ 
- Hạn chế xem các video, lướt social trên điện thoại vì chưa có cái chặn quảng cáo hiệu quả trên mobile nên vẫn sẽ thấy được quảng cáo.
- Unfollow tất cả các trang review sản phẩm như review sách, review board game, review các thể loại đồ vvv...
Các extension và thói quen không mua đồ này đến giờ vẫn còn tác dụng và giúp tôi hạn chế việc mua đi rất nhiều. Trong 1 tháng kể từ khi áp dụng, tôi hoàn toàn thấy... nhẹ nhõm và hóa ra, nó còn giúp tôi tăng sự tập trung cho việc làm các công việc khác, thay vì lướt online shopping nữa.
3. KHÔNG ĐI SIÊU THỊ và không mua các hàng khuyến mại
Tôi biết rằng đi siêu thị thường đồ sẽ đắt hơn ở ngoài chợ tầm 5-10% nhưng trước kia, tôi vẫn đi vì tiện lợi. Cơ mà sau khi đã cảm nhận được sự tàn phá của cơn "đói tiền", tôi biết rằng mình phải thay đổi ngay thói quen mua sắm. Và tôi nói không với siêu thị! Tôi không đi siêu thị, anti cửa hàng tiện lợi và rất vui khi mỗi ngày phải quốc bộ khoảng 600m để đi chợ to hơn, nhiều đồ hơn và bán giá rẻ hơn. 
Việc đi chợ của tôi diễn ra hàng ngày, vào buổi chiều tối sau khi mặt trời đã bắt đầu hết nóng. Mà tôi cũng tình cờ phát hiện, khi đi chợ vào buổi chiều tối, mọi thứ rẻ hơn buổi sáng vì nhiều thứ đồ được bán tống bán tháo không thì ngày mai nó hỏng, đặc biệt là rau củ. Các bạn nào muốn tiết kiệm thì lưu ý không đi chợ mua đồ buổi sáng, do buổi sáng mà vào mặc cả đồ là các bà các mẹ ở chợ chửi liền, họ còn đốt vía mình ấy chứ! 
4. Không gặp gỡ bạn bè. "Cách ly" xã hội và nói không với tiệc tùng, hẹn hò.
Cái này là điều hiển nhiên xảy ra khi bạn chẳng còn đồng nào mà tiêu và buộc phải sống và chi tiêu dưới cả bình thường. Và thời điểm tuổi 28 "đói kém" ấy, thật ra tôi cũng ngại đi ra ngoài vì mỗi lần đi mất thêm tiền xăng, mất tiền ăn uống mà cũng chẳng mang lại giá trị thực sự gì. Ở thời điểm đấy, tôi giống như kẻ bị cách ly xã hội thời Covid này vậy, mà cũng bởi vậy, nhờ có cuộc tập rượt sẵn ở năm 28, mà năm 29 khi NCovi tới, tôi đã học được cách chống trọi được với sự cô đơn và tẻ nhạt khi ở một mình và không mấy khi ra ngoài.
Tổng kết lại sau 1 tháng thực hiện cuộc sống tiết kiệm đến mức tằn tiện từng tí 1, tôi đã tiêu hết 4.2 triệu (200k phải rút từ tiền tiết kiệm tháng trước nhưng vẫn dùng được trong tháng này), và bất ngờ khi nhận ra, hóa ra, sống tiết kiệm nó thách thức, mệt mỏi và cũng cho mình cơ hội lớn lên rất nhiều!
Nhờ có việc tiết kiệm này, tôi mới thấy, 1 người buộc phải rơi vào tình cảnh khó khăn thì thật sự vô cùng cần có những suy nghĩ, tư duy nhanh, mạnh, hành động dứt khoát, và kỉ luật cao. Chính ngày tháng "đói kém" ấy đã dạy cho tôi trân trọng mẹ tôi, những người phụ nữ và đàn ông, tất cả những ai.. đang hàng ngày phải tươm tả lo cho cả gia đình bữa cơm, giấc ngủ với số tiền ít ỏi. Liệu cơm gắp mắm, chính là keyword để tôi vượt qua chuỗi ngày "đói tiền" ở tuổi 28.

3. "Bán" mình giá hơi rẻ rẻ 1 chút

Nhưng kể cả khi có tiết kiệm và sống tằn tiện hết mức, tôi vẫn chưa bao giờ quên, bản thân mình thực ra vẫn sống nhờ vào tiền trợ cấp thất nghiệp và con số đầu tiên mình thu được, đâu có thể duy trì như thế mãi. 1 người không thể sống tằn tiện quá, không gặp gỡ, không đầu tư, không phát triển được! Nên giải pháp tạm thời của việc chưa có việc làm chính thức của tôi chính là việc đi kiếm thêm việc để lấy chút tiền lẻ thu nhập. Thế là tôi nghĩ đến việc "bán" mình!
Cái chuyện "bán" mình tôi đã nghiên cứu từ khá lâu và đã có thời từng thử "bán" kiến thức, bán hàng, bán dịch vụ nên trong cơn "đói tiền" này, tôi lại tìm lại các cơ hội để" bán" mình 1 lần nữa. Cơ mà công việc mà tôi chọn để bán mình, nó cũng phải đảm bảo 1 số các yêu cầu:
- Sử dụng được các kĩ năng của mình
- Có thể flexible về time, không ảnh hưởng gì đến việc đi phỏng vấn xin việc hay là các công việc chính sau này.
- Làm tối đa trong 4 tiếng/ ngày chứ không nhiều hơn.
- Làm việc có ích chứ không phải việc thất đức.
- Không cần phải đầu tư ban đầu gì cả.
Sau khi nằm vùng ở tất cả các diễn đàn, các group fb, các trang freelancer, vlance, tôi nhận ra được số tiền thu thập được từ các công việc được partner hay freelance này nó quá rẻ :( nếu làm với các recruiter và client trong nước, còn với các bạn nước ngoài thì cạnh tranh khá cao do vô vàn sự lựa chọn tốt hơn và cũng khá rẻ (VD như Fiverr cũng chỉ 5-10 USD/ bài viết hay quản lí site cũng chỉ 20-30 USD/tháng). Tôi bỏ qua luôn các công việc như viết bài chuẩn SEO giá 20k/ bài hay là nhập liệu... vì thật ra các công việc này nó bào mòn thời gian quý giá của tôi với mức phí quá thể và quá đáng và lí do cho việc giá cả này vì nhiều bên họ bán... phá giá, định giá quá thấp làm cho các con người khác không thể có được mức giá cao hơn! 
Cuối cùng thì sau 1 tuần, tôi cũng có được 1 công việc tàm tạm. Đó là chụp ảnh chân dung cho các bạn nữ với mức giá 300k cho 1/2 ngày.  Công việc này nghe có vẻ ngon lành đấy :)), nếu như bạn thích chụp ảnh, nhưng kì thật thì làm việc này đồng nghĩa với việc phơi mình dưới cái nắng, rồi phải vắt óc sao nghĩ các dáng pose cho các bạn, về còn phải bóp mặt, thêm màu, chỉnh sửa các chi tiết cho bức ảnh hoàn thiện.  Tôi đã bị cảm nắng và phải nằm bẹp giường sau 3 lần đi chụp hình. Và từ lần đó thì cũng chỉ nhận được thêm 1-2 buổi chụp ảnh nữa thôi chứ đúng là không dám nhận thêm vì không có khả năng hoàn thành ảnh như thời hạn. Sau đó 2 tuần, tôi từ bỏ việc chụp ảnh thuê này do cũng cạnh tranh với các bạn súng to, đạn khỏe và có kinh nghiệm hơn.
Office Freelance Freelancer - Free photo on Pixabay
Làm freelance ko như mơ đâu. Nguồn: Pixabay
Tình cờ và may mắn tôi gặp được 1 người bạn đã từng làm cho công ty cũ, và giúp bạn viết blog tiếng Anh cho công ty du lịch bạn đang làm. Công việc nice, viết được 1 thời gian khoảng 2-3 tuần thì bạn tìm được người viết rẻ hơn :(, thế là cũng thôi!
Tôi tiếp tục được thêm 1-2 dự án viết lách khác nhưng nói thật là việc viết blog cá nhân và việc viết dịch vụ là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Khi viết bài cá nhân, mình bôi nó ra như thế nào, mình viết nó ra làm sao mình thích thì ok, nhưng việc viết dich vụ đồng nghĩa với việc bạn cần phải làm việc theo yêu cầu và nhiều khi, với mức chi phí người ta bỏ ra, mình bị lố vì tốn quá nhiều công sức đi nghiên cứu, đi tìm hiểu về dịch vụ của người ta mà mức chi trả cho bài viết thì quá không phù hợp.
Có 1 số điều mà tôi học được sau hơn 1 tháng làm các công việc lẻ tẻ để kiếm chút tiền đó là bài học về:
 - Quản lí thời gian: Khi nhận việc gì đi nữa thì cũng phải coi mình mất bao nhiêu lâu làm được việc đó, việc gì nên làm trước và nên làm sau. Việc quản lí thời gian sẽ giúp mình làm việc đúng, không lan man và bị sa đà cho các công việc ít tiền hay các công việc chưa cần quá gấp. Dần dần, năng suất làm việc tăng thêm rất nhiều
- Quản lí sức khỏe: Làm việc gì mà không có nền tảng sức khỏe tốt cũng... dễ fail nhưng làm việc gì đi nữa, cũng phải giữ cho mình được cân bằng, cố quá sẽ thành quá cố, đến khi bị bệnh vào người rồi thì hối cũng không được. 
- Xây dựng thương hiệu cá nhân và 1 portfolio ổn áp. Cái này rất quan trọng vì nó là cái bản lề để người ta tham khảo, đánh giá và trả phí cho mình. Portfolio càng ổn, bản thân càng có thương hiệu thì tiền kiếm được cũng sẽ nhiều lên rất nhiều.
Nói chung việc làm freelance không dễ ăn như tôi đã từng nghĩ. 1 người làm freelancer muốn ổn thì cũng phải mất vài năm trầy trật, xây dựng 1 thương hiệu cá nhân thật sự tốt, 1 portfolio ổn, 1 phong cách làm việc năng suất, còn nếu không, bạn sẽ chỉ kiếm được số tiền lẻ, mất thời gian của bản thân và lâu dần sinh ra nản vì chi phí cơ hội phải trả nhiều quá.  
Nhưng cũng phải thừa nhận, việc bán các skill set mà mình có chính là 1 việc cứu cánh trong thời điểm bạn sa cơ lỡ vận. Sau 1 tháng làm freelance, tôi cũng kiếm được 1 khoản tuy khiêm tốn nhưng đủ nuôi thân trong 1 tháng ở mức tối thiểu. Tiền lẻ mà tôi nghĩ từ đầu, hóa ra, đã cứu tôi tạm thời thoát ra khỏi cái cơn "đói tiền" kia.

Lựa chọn sau cơn "đói tiền"

Thật ra tôi chỉ tạm thời thoát ra cái "đói tiền" thôi chứ còn lâu  mới có thể gọi là kiếm đủ để thực hiện được cái mơ ước nghỉ hưu sớm như tôi đã đặt ra, cho nên chặng đường sau khi "thoát đói" và "giảm nghèo" thành công của tôi là sự cân nhắc về công việc chính thức, Plan A để kiếm tiền đủ để cho Plan B và các Plan C... tỏa sáng.
Vừa thoát ra khỏi 1 thách thức lớn thì tôi ở thời điểm 28 tuổi ấy, lại rơi vào 1 cái sự hoang mang giữa 2 lựa chọn con đường sự nghiệp nếu tiếp tục làm thuê: chọn làm Leader nhưng ít tiền hơn hay chọn làm nhân viên nhưng lương cao hơn.
- Nếu chọn làm Leader lương không cao thì tôi có thể có được ví trí manager mà tôi mong muốn, nó theo đúng cái con đường mà tôi đã vạch ra từ năm 22-23 tuổi, tôi sẽ cần tìm 1 công ty startup ok để làm việc và thăng tiến sau vị trí manager ấy có thể là vị trí director or so. Cơ hội cho việc làm leader luôn luôn là được thử thách tầm nhìn, sức mạnh quản lí, khả năng gây ảnh hưởng và được rèn luyện tư duy về chiến lược. Nhưng cái giá phải trả cho việc làm leader ở các công ty kiểu startup ấy thì đó là việc phải làm thêm giờ, phải thêm trách nhiệm và siêu siêu nhiều việc đến nỗi các plan B hay Plan C là điều không thể khi Plan A quá mất nhiều công lực và những đam mê, hay sở thích của tôi sẽ phải bị chôn vùi trong đống công việc ấy. Và 1 rủi ro lớn hơn đó khi startup đó đi đời thì mình cũng bơ vơ và lại phải start mọi thứ từ đầu. 
- Còn làm 1 nhân viên lương cao tức là có thể sẽ cần theo 1 con đường chuyên môn hóa thực sự. Lúc ấy thì với tôi chuyên môn hóa chính là những việc tôi đã làm quen, rất quen và giờ phải đi sâu, nghiên cứu đến mức độ expert về 1 mặt nào đó. Cơ hội cho nhân viên lương cao chính là Kiến thức unique về 1 lĩnh vực khiến mọi người cần đều đến bạn và tương lai có thể đi dạy, làm đào tạo các thế hệ sau và thậm chí có thể trờ thành 1 thương hiệu cá nhân, làm freelancer ok. Cơ mà thách thức của việc làm 1 nhân viên lương cao chính là luôn phải cập nhật về chuyên môn đó, liên tục nếu không sẽ bị tuột hậu ngay! Đồng thời thật ra vì là nhân viên nên đôi lúc, mình không có cái quyền được tham gia vào việc quản lí, không thể đưa ra quyết định và sẽ bị động rất nhiều.
Ở thời điểm đó tôi đã từ bỏ cả 2 lựa chọn =)) vì tính đi tính lại nó chẳng tối ưu gì cả. Tôi chọn 1 con đường hoàn toàn khác: đó là làm nhân viên đa di năng, có thể đưa ra quyết định với sếp, nhưng không phải làm leader hay là 1 manager, giảm bớt thời gian dành cho công việc chính, để đầu tư cho các Plan B và Plan C. Đối với tôi, Plan A chỉ là 1 cái giải pháp để tôi kiếm tiền tạm thời nuôi các Plan  B và PLan C chứ nó hoàn toàn không phải mong muốn theo đuổi cả đời của tôi, cho nên 2 lựa chọn trên đều không được chọn.

Tôi sẽ chia sẻ về quá trình tôi tìm được công việc Plan A trong phần tiếp nhé, vì đã quá dài rồi :3.
Bạn nào chưa đọc phần 1 thì đọc ở đây nhé: