Fireye 峰 on Behance
(2021) Đọc 10 cuốn sách về Thói quen 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 150 quyển
1/ Thói quen nguyên tử (Atomic Habits) James Clear
2/ 20 giờ đầu tiên: Cách học nhanh bất cứ thứ gì  Josh Kaufman.
3/ 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt - Sean Covey 
4/ 7 thói quen hiệu quả (The 7 Habits of Highly Effective People) Stephen Covey
5/ 10 Thói Quen Của Triệu Phú Dean Graziosi
6/ Thói Quen Của Kẻ Thắng Prakash Iyer
7/ Sức Mạnh của Thói Quen - Charles Duhigg
8/ Thói Quen Tốt Rèn Trí Não Siêu Việt - Kubota Kisou
9/ Thói Quen Làm Nên Sáng Tạo - Twyla Tharp
10/ Những kẻ xuất chúng (Outliers) - Malcolm Gladwell


Brailsford, "Nguyên tắc bắt nguồn từ ý tưởng rằng nếu bạn chia nhỏ mọi thứ bạn có thể nghĩ về việc đạp xe, và sau đó cải thiện từng 1% một, bạn sẽ tạo ra một thay đổi đáng kể khi bạn gộp chung vào với nhau". Chúng ta rất dễ bị đánh giá quá lên tầm quan trọng của một khoảnh khắc đặc biệt và xem nhẹ giá trị của những tiến bộ nhỏ hàng ngày. Chúng ta thường xuyên tự thuyết phục bản thân rằng những thành công vĩ đại đòi hỏi những hành động lớn lao. Dù cho đó có là việc giảm cân, xây dựng công việc kinh doanh, viết một cuốn sách, giành giải vô địch, hoặc đạt được bất kỳ mục tiêu nào đó, chúng ta cũng tạo áp lực cho bản thân phải làm nên những điều chấn động mà tất cả mọi người phải ca tụng. Trong lúc đó thì việc cải thiện chỉ 1 phần trăm không có gì đáng chú ý cả - đôi khi là nó chẳng là cái quái gì - nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong một thời gian dài.
How to Master the Art of Continuous Improvement

Nếu bạn có thể đạt được 1 phần trăm tiến bộ mỗi ngày, bạn sẽ tiến bộ gấp 37 lần so với thời gian bạn bỏ ra. Ngược lại nếu mỗi ngày bạn lại tệ hơn 1 phần trăm liên tục trong vòng 1 năm, bạn chắc chắn sẽ về lại con số 0. Việc nào bắt đầu bằng những thắng lợi nho nhỏ hoặc những thất bại không đáng kể thì sẽ dần dần được cải thiện tốt lên. 1% cải thiện mỗi ngày Những thói quen chính là lãi suất kép của việc tự cải thiện bản thân.

Thành công là sản phẩm của những thói quen hàng ngày, chứ không phải là sự lột xác chỉ một lần duy nhất trong đời. Và ngay tại thời điểm này bạn có phải là một người thành công hay không cũng không quan trọng. Điều quan trọng ở đây là những thói quen của bạn chỉ bạn đúng con đường dẫn tới thành công. Điều bạn cần làm ở đây là chú tâm hơn nữa vào quỹ đạo hơn là những kết quả trong hiện tại. Nếu bạn không thay đổi thói quen thì chẳng đem lại kết quả gì.

Tổ hợp năng suất >< Tổ hợp Stress: Tổ hợp năng suất: Hoàn thành thêm một nhiệm vụ trong một ngày bất kỳ là một bước nhỏ, nhưng kết hợp lại thì đó lại là một con số đáng kể sau cả một quá trình dài. Hiệu quả của việc tự động thực hiện các nhiệm vụ cũ và làm thành thục các kỹ năng mới sẽ càng to lớn hơn nữa. Bạn thực hiện càng nhiều nhiệm vụ mà không cần suy nghĩ, não bạn càng tự do tập trung vào những lĩnh vực khác. Tổ hợp stress; Sự trắc trở do tắc nghẽn. Gánh nặng của trách nhiệm. Sự lo lắng về việc thỏa mãn các nhu cầu. Sự căng thẳng làm tăng huyết áp. Thực chất chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được những nguyên nhân gây ra stress phố biến vừa nêu ở trên. Nhưng khi những điều này diễn ra trong nhiều năm thì những căng thẳng nhỏ này sẽ tích tụ gây ra những vấn đề về sức khỏe.

* Tổ hợp kiến thức >< Tổ hợp những suy nghĩ tiêu cực Tổ hợp kiến thức: Học một điều mới không làm bạn trở thành thiên tài nhưng chắc chắn về lâu dài sẽ làm bạn thay đổi. Hơn nữa, mỗi một cuốn sách bạn đọc không chỉ đem lại cho bạn những kiến thức mới mà còn mở ra những góc nhìn mới về những vấn đề cũ. Như Warren Buffffets đã nói, "Đó chính là tác dụng của kiến thức, nó đem lại sự sinh sôi nảy nở, giống như lãi suất kép vậy". Tổ hợp những suy nghĩ tiêu cực: Những suy nghĩ kiểu như mình vô dụng, ngu ngốc hay xấu xí xuất hiện càng nhiều thì cuộc đời bạn càng dễ diễn ra theo chiều hướng đó. Bạn bị mắc kẹt trong cái thòng lọng suy nghĩ kiểu đó. Điều này cũng đúng trong cách bạn suy nghĩ về người khác. Một khi bạn bị rơi vào cái bẫy của thói quen đánh giá người khác là cáu kỉnh, không công bằng, ích kỷ, thì bạn sẽ gặp những kiểu người như thế ở khắp nơi.

* Tổ hợp mối quan hệ >< Tổ hợp xúc phạm.
Tổ hợp mối quan hệ: Mọi người phản chiếu cách hành xử của bạn. Bạn càng giúp đỡ nhiều người, càng nhiều người muốn giúp đỡ bạn. Trở nên tốt đẹp hơn một chút trong các mối quan hệ có thể mang lại một mạng lưới giao tiếp rộng và mối liên hệ bền chặt theo thời gian. Tổ hợp xúc phạm: Quấy phá, chống đối, những động thái lớn hiếm khi là kết quả của một sự kiện đơn lẻ. Một loạt những sự chống đối nhỏ và những sự kiện làm trầm trọng thêm mỗi ngày cứ từ từ được nhân lên cho đến khi một sự kiện làm tức nước vỡ bờ và sự giận giữ bùng nổ như pháo bông vậy.
Người ta chỉ phát hiện ra các tế bào ung thư khi nó đã phát triển được đến 80% vòng đời của nó, và phát ra trong cơ thể người trong vòng mấy tháng. Cây trúc chỉ là măng trúc trong vòng 5 năm đầu tiên, đây là giai đoạn nó phát triển hệ thống rễ trùm bám sâu vào lòng đất trước khi phát triển nhảy vọt đạt tới chiều cao 90 feet chỉ trong vòng 6 tuần. Tương tự như vậy, các thói quen dường như không đem lại sự khác biệt nào cho tới khi bạn vượt qua được ngưỡng giới hạn và đạt tới mức biểu hiện tốt hơn.
Trong giai đoạn đầu và giữa của hành trình, thường sẽ xuất hiện giai đoạn chán nản[*Từ nguyên gốc: Valley of Disappointment]. Bạn mong đợi rằng sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt và rồi thấy thật thất vọng vì những sự thay đổi dường như không có hiệu quả gì sau nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng thực hiện. Điều này khác với việc bạn đang làm mà không có mục tiêu rõ ràng. Đó là điều tất yếu của một quá trình tích lũy: những thành quả to lớn cuối cùng còn chờ ở phía sau. Đây cũng là một trong những lý do mà tại sao không dễ dàng trong việc xây dựng và duy trì thói quen. Mọi người tạo ra một số thay đổi nhưng rồi không thấy được những kết quả rõ ràng và thế là họ quyết định dừng lại. Bạn nghĩ, "Mình đã tập chạy hàng ngày trong vòng một tháng, vậy tại sao cơ thể mình chẳng có gì thay đổi vậy?".
Một khi bạn có những suy nghĩ kiểu đó, các thói quen tốt rất dễ bị cho ra rìa. Nhưng để đạt những khác biệt lớn lao, bạn cần phải kiên trì duy trì các thói quen đủ lâu để phá vỡ trạng thái bình ổn này - tôi gọi đó là trạng thái ổn định của những khả năng tiềm ẩn [* Từ nguyên gốc: Plateau of Latent Potential].
Thay đổi thói quen là một thách thức bởi hai lí do: (1) chúng ta đang cố thay đổi sai đối tượng và (2) chúng ta cố thay đổi thói quen sai cách.
Lớp đầu tiên là thay đổi kết quả. Ở cấp độ này, chúng ta tập trung vào thay đổi kết quả như: giảm cân, xuất bản một cuốn sách, giành giải vô địch. Hầu hết các mục tiêu bạn đề ra có liên quan đến cấp độ này.
Lớp thứ hai là thay đổi tiến trình của bạn. Cấp độ này liên quan đến việc thay đổi các thói quen và hệ thống của bạn: áp dụng lịch tập gym mới, bày trí dọn dẹp lại bàn làm việc để có năng lượng làm việc tích cực hơn, thực hành thiền. Hầu hết các thói quen của bạn đều liên quan đến cấp độ này.
Lớp thứ ba và cũng là lớp trong cùng là thay đổi đặc tính của bạn. Cấp độ này liên quan đến việc thay đổi những niềm tin của bạn: cách nhìn nhận về thế giới bên ngoài, cách nhìn nhận về bản thân, cách bạn đánh giá bản thân và những người khác. Hầu hết các niềm tin, giả định, và thành kiến của bạn đều liên quan đến cấp độ này. Kết quả là những gì mà bạn đạt được. Tiến trình là những gì mà bạn thực hiện. Đặc tính là những niềm tin của bạn. Khi tiến hành xây dựng các thói quen lâu dài - khi tiến hành xây dựng hệ thống của những tiến bộ 1% - vấn đề không phải là cấp độ này tốt hơn hay kém hơn cấp độ kia.
Thay đổi hành vi thực chất là thay đổi đặc tính. Bạn có thể bắt đầu một thói quen bởi vì có động lực thúc đẩy, nhưng chỉ có duy nhất một lí do để bạn duy trì nó là khi nó trở thành một phần của đặc tính bên trong bạn. khi một người tin tưởng vào một khía cạnh nhất định nào đó thuộc về đặc tính, họ thường có xu hướng hành động theo qui chuẩn của niềm tin đó.
Thói quen chính là cách mà bạn thể hiện đặc tính của mình. Khi bạn gấp gọn chăn gối mỗi ngày khi rời giường, bạn thể hiện đặc tính mình là một người ngăn nắp. Khi bạn viết lách mỗi ngày, bạn thể hiện đặc tính mình là một người sáng tạo. Khi bạn tập luyện mỗi ngày, bạn thể hiện đặc tính mình là một người ưa thể thao. Bạn càng làm đi làm lại một hành vi nhiều bao nhiêu thì bạn càng củng cố thêm đặc tính gắn liền với hành vi đó nhiều bấy nhiêu. Thực tế từ đặc tính /identity khởi nguồn được ghép từ hai từ trong tiếng Latin, từ essentitas, có nghĩa là tồn tại/bản thể và từ identitem, có nghĩa là được lặp đi lặp lại.


Có ba cấp độ thay đổi: thay đổi mục tiêu, thay đổi tiến trình, và thay đổi đặc tính. Cách hiệu quả nhất để thay đổi những thói quen là tập trung không phải vào điều mà bạn muốn đạt được, mà vào con người mà bạn muốn trở thành.Đặc tính của bạn sẽ dần hình thành từ những thói quen. Mỗi một hành động là một lá phiếu bầu chọn cho mẫu người mà bạn mong ước trở thành. Để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình yêu cầu bạn phải không ngừng sửa đổi những niềm tin của bản thân, và nâng cấp và mở rộng đặc tính. Lí do thật sự của việc tại sao thói quen lại quan trọng không phải ở việc chúng có thể đem lại cho bạn kết quả tốt hơn (mặc dù chúng có khả năng đem lại điều đó), mà ở việc chúng có thể thay đổi những niềm tin của bạn về chính bản thân mình.\

Cách thức để xây dựng một thói quen tốt:
- Quy luật số 1 (Dấu hiệu): Khiến nó trở thành việc hiển nhiên.
- Quy luật số 2 (Khát khao): Khiến nó trở nên hấp dẫn.
- Quy luật số 3 (Phản hồi): Khiến nó trở nên dễ dàng.
- Quy luật số 4 (Phần thưởng): Khiến nó đem lại cảm giác thỏa mãn.
Cách thức để phá vỡ một thói quen xấu
- Quy luật số 1 đảo chiều (Dấu hiệu): Khiến nó không khả thi.
- Quy luật số 2 đảo chiều (Khát khao): Khiến nó trở nên kém hấp dẫn.
- Quy luật số 3 đảo chiều (Phản hồi): Khiến nó trở nên khó khăn.
- Quy luật số 4 đảo chiều (Phần thưởng): Khiến nó không đem lại cảm giác thỏa mãn.
Môi trường là cánh tay vô hình nhào nặn nên thói quen của con người. Cho dù tính cách của chúng ta là độc nhất vô nhị, những hành vi nhất định vẫn có xu hướng được lặp đi lặp lại trong những điều kiện môi trường cụ thể. Như ở nhà thờ, mọi người thường có xu hướng nói thì thầm. Ở những con phố tối tăm, mọi người thường cảnh giác và tự vệ. Theo cách này, dạng thức thay đổi phổ biến nhất không phải ở bên trong mà là ở bên ngoaì: chúng ta thay đổi bởi tác động của thế giới xung quanh chúng ta.
- Nền văn hóa chúng ta đang sống quyết định hành vi nào là hấp dẫn đối với chúng ta.
- Chúng ta có xu hướng hình thành nên các thói quen mà chúng được khen ngợi và chấp nhận bởi nền văn hóa của chúng ta bởi vì chúng ta có một khao khát mạnh mẽ được hòa nhập và thuộc về tập thể.
- Chúng ta có xu hướng bắt chước những thói quen của ba nhóm người: Nhóm những người thân cận (gia đình và bạn bè), Nhóm số đông (tập thể), và Nhóm có ảnh hưởng (những người có địa vị và danh tiếng).
- Một trong những cách hiệu quả nhất mà bạn có thể làm để xây dựng thói quen tốt hơn là tham gia vào một môi trường nơi những hành vi mong ước của bạn được coi là bình thường và bạn đã có sẵn một vài điểm chung với tập thể.
- Hành vi bình thường của tập thể thường chế ngự những hành vi mong ước của cá nhân. Hầu hết thời gian chúng ta thà sai theo đám đông còn hơn là đúng mà một mình.
- Nếu một hành vi giúp chúng ta có được sự chấp nhận, tôn trọng và khen ngợi thì chúng ta sẽ thấy nó hấp dẫn

Mỗi lần bạn thực hiện lại một hành động, bạn đang kích hoạt một vòng tuần hoàn thần kinh cụ thể liên quan tới thói quen đó. Điều này có nghĩa rằng chỉ đơn giản là lặp đi lặp lại là một trong những bước quan trọng bạn có thể mã hóa một thói quen mới. Đây cũng chính là lý do tại sao những sinh viên chụp hàng nghìn bức ảnh lại cải thiện được kỹ năng của họ trong khi những sinh viên chỉ có thuần mỗi lý thuyết về bức ảnh hoàn hảo thì lại không cải thiện được gì. Một nhóm thực hành chủ động , nhóm khác học/tiếp thu kiến thức bị động. Một nhóm hành động, nhóm kia trong trạng thái chuyển động. Tất cả các thói quen đều tuân theo một quỹ đạo chung từ việc nỗ lực thực hành tới hành động tự giác, một quá trình mang tính tự động. Tính tự động là khả năng thực hiện một hành vi mà không cần phải suy nghĩ thực hiện từng bước như thế nào, việc này xảy ra khi phần tâm trí vô thức nắm quyền kiểm soát. 

Chính tần suất thực hiện đem lại điều khác biệt. Những thói quen hiện tại của bạn đã được nội hiện hoá nhờ việc lặp đi lặp lại hàng trăm lần, hoặc không thì hàng nghìn lần. Thói quen mới cũng cần tần suất thực hiện ở mức như vậy. Bạn cần xâu chuỗi đủ những nỗ lực thành công lại với nhau cho tới khi hành động đó ghi dấu ấn chắc chắn vào tâm trí bạn và bạn vượt qua được Đường thói quen. Trong thực tiễn, không cần phải lưu tâm tới việc mất bao lâu để một thói quen trở nên tự động. Điều bạn nên lưu ý là bạn cần phải hành động để tiến trình diễn ra. Cho dù một hành động mang tính tự động cũng không có gì quan trọng.Để xây dựng một thói quen bạn cần phải thực hành.

Michael Jordan là cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất. Anh từng nói, “Bạn có thể tập luyện 8 tiếng mỗi ngày, nhưng nếu tập sai kĩ thuật, bạn sẽ trở nên thành thạo một kĩ năng vô ích. Bạn cần phải học từ nguyên tắc cơ bản để làm chủ kĩ năng đúng nhất.”
Malcolm Gladwell có một câu nói nổi tiếng: “Bạn sẽ không thành thạo bất cứ điều nếu chưa luyện tập đủ 10.000 giờ”. Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng hãy lật ngược vấn đề và hỏi: Trong mười năm qua, bạn đã rèn luyện sai những kĩ năng nào? Có thể bạn đang rèn luyện việc luôn trong khoảng an toàn
Câu ngạn ngữ nổi tiếng của người Hy Lạp cổ đại: “không có gì được quá mức” nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc giữ cân bằng và điều độ với bốn yếu tố của cuộc sống. Nhiều người bỏ quá nhiều thời gian tập luyện cơ bắp nhưng lãng quên luyện tập trí óc. Có nhưng người khác thì mang bộ óc to nhưng lại có cơ thể yếu đuối hoặc khờ khạo trong giao tiếp. Nghĩa là nó thường xuyên làm mới và củng cố bốn phương diện quan trọng nhất của đời bạn – cơ thể, trí óc, trái tim và tâm hồn của bạn.
Một giai thoại kể rằng, có lần một chàng trai nọ đến gặp nhà hiền triết Socrates và nói rằng, “Tôi muốn biết mọi thứ mà ông biết”. 
“Nếu anh ước muốn điều đó thì hãy theo ta ra sông”, Socrates đáp. 
Chàng trai ngạc nhiên đi theo ông đến một dòng sông gần đó. 
Khi tới nơi, Socrates nói: “Anh hãy nhìn kỹ dòng sông và nói cho ta biết anh thấy gì”. 
“Tôi không thấy gì cả”. Chàng trai nọ trả lời.
“Nhìn gần hơn xem”. Socrates nói.
Khi chàng trai nghiên người xuống, Socrates nắm lấy đầu anh và nhấn xuống nước. Hai tay anh ta quờ quào cố thoát ra nhưng cánh tay khỏe mạnh của Socrates vẫn túm chặt. Khi chàng trai trẻ sắp ngạt thở thì Socrates kéo anh ta lên và cho nằm dài trên bờ sông. Chàng trai vừa sặc sụa ho, vừa hổn hển hỏi: “Ông điên rồi sao, ông già? Ông tính làm gì vậy, muốn giết tôi à?”
“Khi bị ta nhấn đầu xuống nước, anh muốn điều gì nhất?” Socrates hỏi.
“Tôi muốn thở, tôi muốn có không khí!”.
“Đừng bao giờ nghĩ rằng sự thông minh có thể đến một cách dễ dàng, anh bạn nhỏ”, Socrates nói. “Khi nào anh muốn học hỏi cũng mãnh liệt như lúc nãy anh muốn không khí thì hãy đến tìm ta một lần nữa”.

Người lừng khừng - 
Người ba phải - Kẻ lười biếng  - Người biết dành ưu tiên















Tìm một ngọn núi cho mình, bước đầu tiên để có thể làm thay đổi cả cuộc đời bạn. Hãy bắt đầu. Ghi lại những mục tiêu của bạn. Ngay bây giờ! Tiến tới ngọn núi của riêng bạn. Và hãy bước những bước chân đầu tiên để có cảm giác bạn đang đứng trên đỉnh cao của thế giới.
Đó là buổi tập bóng đầu tiên tại trường. Tất cả lũ trẻ đều rất thích thú và hăng hái chờ đợi tới ngày được gặp huấn luyện viên đội bóng của trường. Và khi vị huấn luyện viên dáng dong dỏng cao xuất hiện, đi bộ về phía chúng, chúng cảm thấy hứng thú tột độ. Mọi cặp mắt dõi theo huấn luyện viên, nhưng một cảm giác lo lắng dần lớn hơn khi chúng nhận ra có cái gì đó thiếu thiếu. Huấn luyện viên tới nhưng không mang theo quả bóng nào! Một đứa trẻ bạo dạn hỏi ông về điều đó.
Huấn luyện viên nhìn lũ trẻ và hỏi lại: “Có bao nhiêu cầu thủ trên một sân
bong.”
“Hai mươi hai”, lũ trẻ trả lời.
“Và có bao nhiêu quả bóng trên sân cỏ?”
“Một!”, chúng đồng thanh đáp.
“Đúng vậy,” vị huấn luyện viên nói. “Bất kỳ thời điểm nào, chỉ có một người được giữ bóng. Hôm nay, chúng ta sẽ học việc hai mươi mốt cầu thủ còn lại trên sân sẽ làm.” Đó là một bài học tuyệt vời về tinh thần đồng đội!

Cuộc sống không phải chỉ cần quan tâm tới việc bạn phải làm gì khi có bóng – Hãy quan tâm tới việc bạn làm gì khi người khác có bóng.

Chúng ta dành quá nhiều thời gian để đuổi theo Fame (danh tiếng) và Fortune (sự giàu có), nhưng có những chữ F khác chúng ta đã coi nhẹ, thờ ơ, đôi khi đánh mất… Như Friends (bạn bè), Family (gia đình), Faith (niềm tin), và Fun (niềm vui).

Quá trình não bộ chuyển hóa một chuỗi lề thói thành hoạt động tự nhiên bản năng gọi là “chunking” và là cơ sở để thói quen hình thành. Có hàng tá nếu không phải là hàng trăm nhóm lề thói chúng ta thực hiện mỗi ngày.

Theo các nhà khoa học, thói quen hình thành vì não bộ không ngừng tìm cách để giảm bớt sự nỗ lực trí óc. Não bộ cố gắng để chuyển hầu hết hoạt động hàng ngày thành thói quen vì thói quen cho phép não bộ nghỉ ngơi thường xuyên hơn. Bản năng giảm bớt nỗ lực đó là một thuận lợi lớn. Một bộ não hiệu quả cần không nhiều chỗ trống, tạo khuynh hướng có đầu nhỏ hơn, làm cho việc sinh con dễ dàng hơn và giảm tỉ lệ tử vong của cả trẻ mới sinh và bà mẹ. Một bộ não hiệu quả cũng cho phép chúng ta không suy nghĩ liên tục về những lề thói cơ bản như đi bộ hay lựa chọn thức ăn, vì thế chúng ta có dùng khả năng trí óc để sáng tạo cái giáo, hệ thống tưới tiêu và cuối cùng là máy bay và trò chơi video.

Quá trình đó trong não chúng ta là một vòng lặp 3 bước. Đầu tiên, gợi ý như một nút bấm sẽ đưa não bộ vào trạng thái tự động và lựa chọn thói quen để sử dụng. Sau đó, một hoạt động có thể thuộc về thể chất, tinh thần hay cảm xúc diễn ra. Cuối cùng, phần thưởng xuất hiện sẽ giúp não bộ xác định vòng lặp đó có cần ghi nhớ để sử dụng sau này không.
Không có vòng lặp thói quen, bộ não của chúng ta sẽ ngừng làm việc và tràn ngập những chi tiết vụn vặt trong cuộc sống. Những người mà hạch nền bị tổn thương do tai nạn hay bệnh tật thường bị tê liệt thần kinh. Họ gặp rắc rối với những hoạt động cơ bản hàng ngày như mở cửa hay quyết định ăn gì. Họ mất khả năng bỏ qua những chi tiết phụ, một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị tổn thương hạch nền không thể nhận ra biểu hiện nét mặt, bao gồm sự sợ hãi và chán ghét vì họ luôn luôn không chắc chắn cần tập trung vào phần nào của khuôn mặt. Không có hạch nền, chúng ta không thể sử dụng thông tin của hàng trăm thói quen thực hiện hàng ngày.
để thay đổi một thói quen, bạn phải giữ lại gợi ý cũ và phầnthưởng cũ, nhưng thêm vào một hành động mới.

Một cách tự nhiên, hầu hết các loài
động vật trên trái đất đều được trang
bị đồng hồ sinh học xấp xỉ 24 giờ
một ngày (đồng hồ cơ thể), hay nhịp
sinh học ngày đêm (nhịp circadian)
thích ứng với sự tự quay của Trái
đất.
Hoocmon tăng trưởng này được tiết
ra nhiều nhất vào khoảng thời gian
từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng nên trẻ
em muốn phát triển cần ngủ vào
khoảng thời gian này. Chắc chắn cả
não và cơ thể của những trẻ ngủ vào
giờ này sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.
Ngược lại, những trẻ ít ngủ sẽ
không phát triển được não, hệ thần
kinh cũng phát triển muộn hơn.
Kỹ năng cho bạn vốn liếng để thực hiện bất cứ ý tưởng nào nảy sinh
trong đầu. Thiếu nó, bạn chỉ là một suối nguồn của những ý tưởng bất
thành. Kỹ năng là cách bạn xóa bỏ khoảng cách giữa điều bạn thấy bằng
đôi mắt của tâm trí và thứ bạn có thể tạo ra. Đi đôi với kỹ năng tuyệt đỉnh
là lòng tự tin tuyệt đỉnh, cho phép bạn dám đơn giản hóa.
Tay
nghề là nơi mọi nỗ lực tuyệt vời nhất bắt đầu. Bạn không bao giờ phải lo
lắng rằng những bài tập vẹt phát triển kỹ năng sẽ bóp nghẹt óc sáng tạo.
Đồng thời, cần phải nhận thức được rằng việc phô diễn kỹ thuật tuyệt
vời không đồng nghĩa với có óc sáng tạo. Bach, Mozart và Beethoven đều
là những bậc thầy về đàn phím, nhưng mỗi người lại đòi hỏi nhiều ở âm
nhạc của mình hơn là chỉ khai thác kỹ năng chơi đàn. Ví dụ, Beethoven đã
viết nhiều bản nhạc vĩ đại (và phức tạp hơn) trong những năm tuổi đã cao
(khi năng lực chơi đàn đã giảm sút) hơn là khi còn trẻ. Sự thuần thục của
những ngón tay đã suy giảm nhưng kỹ năng tư duy lại lớn mạnh hơn.

Tôi bắt đầu mỗi ngày bằng một nghi lễ: Tôi thức dậy lúc 5 giờ 30 phút
sáng, mặc bộ đồ tập, xỏ đôi tất giữ ấm, mặc chiếc áo nỉ và đội mũ. Tôi đi
bộ ra trước cửa căn hộ của mình ở Manhattan, gọi một chiếc tắc-xi và
bảo tài xế đi đến phòng tập Pumping Iron ở phố 91 đại lộ số 1. Tại đây,
tôi tập thể dục trong suốt hai tiếng. Nghi lễ ở đây không phải là việc kéo
giãn cơ và tập tạ mà tôi bắt cơ thể mình phải trải qua mỗi sáng; nghi lễ
chính là chiếc tắc-xi. Vào chính giây phút tôi nói cho tài xế biết nơi cần
đến, tôi đã hoàn tất nghi lễ.

Nhà soạn nhạc Igor Stravinsky luôn làm đúng một việc khi ông bước vào
studio mỗi sáng: Ông ngồi xuống trước cây đàn dương cầm và chơi một
bản fugue4 của Bach. Có lẽ ông cần nghi lễ này để có cảm giác mình là
một nhạc sĩ; hoặc bằng cách nào đó, việc chơi nhạc giúp ông kết nối với
các nốt nhạc, vốn là từ vựng của ông. Có lẽ ông đang tôn vinh người hùng
của mình, Bach, và mong được ngài ban phước cho buổi làm việc hôm đó.
Hay thật ra nó chẳng phải là thứ gì đó cao siêu mà chỉ là một phương pháp
đơn giản giúp tạo đà cho những ngón tay ông chuyển động, để chiếc mô-
tơ trong người ông bắt đầu chạy, trí não ông viết ra những khuông nhạc.
Nhưng việc lặp đi lặp lại việc này mỗi ngày khi đến phòng thu âm đã tạo
ra một cú hích giúp ông khởi động.
Tôi biết một vị bếp trưởng luôn bắt đầu mỗi ngày ở khu vườn trong phố
được chăm chút tỉ mỉ của anh. Khoảnh vườn chiếm toàn bộ phần bao lơn
nhỏ bé trong căn hộ ở Brooklyn nơi anh sống. Anh nghiện các loại nguyên
liệu tươi, đặc biệt là thảo mộc, gia vị và hoa. Dành những phút đầu tiên
của một ngày bên đám cây cối của mình là môi trường sáng tạo lý tưởng
đối với anh, giúp anh nghĩ ra những món ăn và cách thức kết hợp hương vị
mới. Anh dạo quanh vườn, cảm thấy mình được gắn kết với thiên nhiên
và điều đó giúp anh “khởi động”. Một khi đã hái rau hoặc thảo mộc, anh
không thể bỏ phí nó. Anh phải đi ngay tới nhà hàng và bắt tay vào nấu
nướng.
Một họa sĩ tôi quen không thể làm gì trong phòng tranh của mình nếu
thiếu tiếng nhạc phát ra từ những chiếc loa. Tiếng nhạc cất lên giúp bật
chiếc công tắc bên trong cô. Âm nhạc đưa cô vào nền nếp. Đó là chiếc
máy đánh nhịp cho đời sống sáng tạo của cô.

Một người bạn của tôi là văn sĩ chỉ có thể sáng tác ngoài trời. Anh không
thể chịu nổi ý nghĩ bị giam chân trong nhà cùng chiếc máy chữ trong khi
“một ngày tuyệt vời” đang diễn ra ngoài kia. Anh sợ mình sẽ bỏ sót thứ gì
đó đang rung động trong không khí. Vì vậy, anh chọn cách sống ở miền
Đông California và mang tách cà phê ra ngoài để làm việc dưới ánh nắng
ấm áp nơi mái hiên mở ở chái sau nhà. 
Cách làm này cũng tỏ ra hiệu quả với Beethoven, như ta thấy trong các
bản phác họa dưới đây được J. D. Böhm thực hiện vào khoảng giữa năm
1820 và 1825. Mặc dù điều kiện sức khỏe không cho phép, song
Beethoven luôn bắt đầu mỗi ngày với đúng một nghi lễ: đi dạo buổi sáng.
Trong khoảng thời gian này, ông sẽ viết tháu vào một cuốn sổ bỏ túi
những nốt nhạc đầu tiên của bất cứ ý tưởng âm nhạc nào nảy ra trong
đầu. Sau khi làm xong công việc đó, hoàn tất quá trình khởi động trí não
và đưa bản thân vào một vùng nhập định của riêng mình thông qua chuyến
đi bộ, ông trở về phòng và bắt tay vào làm việc.
Ta có thể quan sát được rất nhiều điều thông qua việc ngắm nhìn
Đó là câu nói của Yogi Berra, và nó đúng. Hãy ra ngoài đường và quan sát
quang cảnh trên phố. Chọn ra một người đàn ông và một phụ nữ đi cùng
nhau rồi ghi lại mọi việc họ làm cho đến khi bạn có được 20 gạch đầu
dòng. Có thể người đàn ông chạm vào tay người phụ nữ. Ghi lại. Có thể
người phụ nữ lùa tay qua mái tóc. Ghi lại. Có thể cô ta lắc đầu. Có thể
anh ta ngả vào người cô ta. Có thể cô ta né ra hoặc ngả vào người anh ta.
Có thể cô ta đút tay vào túi quần, túi áo, hoặc sục tìm thứ gì đó trong ví.
Có thể anh ta ngó nghiêng những phụ nữ khác khi đi ngang qua. Ghi hết
lại. Bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian để gom đủ 20 gạch đầu dòng
đâu

Học kỹ năng nhanh có bốn bước chính

1.Chia nhỏ kỹ năng thành những phần kỹ năng nhỏ nhất có thể;
2.Học những phần kỹ năng nhỏ nhất để có thể luyện tập theo cách thông minh và tự điều chỉnh trong suốt quá trình luyện tập;
3.Loại bỏ những rào cản về mặt sinh lý, tinh thần và tình cảm xuất hiện trong quá trình luyện tập;
4.Luyện tập những phần kỹ năng quan trọng nhất trong vòng 20 tiếng là ít nhất  
Có sự khác biệt lớn giữa học kỹ năng và rèn luyện. Rèn luyện, trong hoàn cảnh này, có nghĩa là cải thiện một kỹ năng mà bạn đã học được thông qua việc lặp đi lặp lại kỹ năng đó. Đó là việc xảy ra sau khi bạn đã học được một kỹ năng cơ bản nếu bạn muốn tiếp tục tiến bộ. Lấy việc chạy việt dã làm ví dụ. Hầu hết chúng ta đều học được kỹ năng chạy từ khi còn nhỏ. Ngoài việc đặt chân này trước chân kia và chạy cho tới khi cán mốc 42 km, chẳng có kỹ năng nào mới cần phải học hỏi.