(2021) Đọc quyển sách của Ts. Alan Phan 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 75 quyển 🕮
✤1/ 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc
✤✤2/ Bí Mật Của Phan Thiên Ân
✤✤✤3/ Góc Nhìn Alan - Tặng Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu
✤✤✤✤4/ Đừng hoang tưởng về biển lớn
✤✤✤✤✤5/ Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí
✤✤✤✤✤✤6/ Một tư duy khác về kinh tế và xã hội Việt Nam
✤✤✤✤✤✤✤7/ Đi Tìm Niềm Tin Thời Internet

Tài sản mềm: con người + Thương hiệu quốc gia + Vị thế trên thị trường + Văn hóa gia đình và xã hội

Tài sản mềm của nước Mỹ: giao ước xã hội  + Văn hóa Mỹ Quốc( “my way or
highway”) + Nguồn trí tuệ và tài năng + Thương hiệu quốc gia + Cơ chế chính trị và xã hội
Charlie Tôn Quý: “sự thỏa mãn của khách hàng” + “đội ngũ nhân viên” + “bảo tồn hai thương hiệu”

Năm nguyên lý cho một nền kinh tế thực: Dân có giàu, nước mới mạnh + Phải có phủ định mới có sáng tạo + Giá thị trường luôn luôn chiến thắng + Giấy tờ hay lời nói không thể sản xuất được giá trị + Other People’s Money (OPM).
Một ông người Pháp nào đó từng nhận xét: trong mỗi người Việt Nam đều hiện diện một ông quan nhỏ (un petit mandarin). Qua bao thời đại, mộng ước của phần lớn thanh niên Việt là học giỏi để đỗ đạt và làm quan. Bài thơ “Trăng sáng vườn chè” là một thể hiện của giấc mơ Việt đó. Lấy được công chúa để làm phò mã là trúng số độc đắc.

Sáng trăng sáng cả vườn chè. Một gian nhà nhỏ. Ði về có nhau. Vì tằm tôi phải chạy dâu. Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay. Chồng tôi thi đỗ khoa này
Bỏ công kinh sử. Từ ngày lấy tôi. Kẻo không rồi chúng bạn cười. Rằng tôi nhan sắc. Cho người say sưa. Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa : Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng.Một quan là sáu trăm đồng. Chắt chiu tháng tháng. Cho chồng đi thi. Chồng tôi cỡi ngựa vinh quy. Hai bên có lính hầu đi dẹp đường. Tôi ra đứng tận góc làng. Chồng tôi xuống ngựa. Cả làng ra xem. Ðêm nay mới thật là đêm.Ai đem trăng giải lên trên vườn chè.


Ngoài yếu tố lòng tham, sĩ diện, còn do tư duy làm ăn chộp giật,
manh mún. Họ nghĩ rằng cái này là tốt nhưng thực tình là cái hại cho
họ. Nhưng cũng không trách được vì trong một cơ chế như hiện nay,
phần lớn dựa trên quan hệ thay vì mồ hôi nước mắt của sáng tạo, của
sự vận hành. Họ dám lao vào lĩnh vực trái ngành vì nhìn vào ngắn
hạn, thấy có mối quan hệ nọ kia và cứ thế đầu tư.

Có hai cách để khuếch trương, một là theo chiều ngang – đa
ngành. Hai là theo chiều dọc, tức
là vừa sản xuất vừa muốn nắm luôn cả nguyên liệu vật liệu đầu vào,
tiêu thụ, thị trường. Ngành nào thích hợp nhất, làm giỏi nhất thì chăm chú
vào làm thay vì chạy lăng xăng nhiều ngành.
Người Việt Nam cũng như Trung Quốc vẫn có tư duy thâm căn cố đế là coi trọng bất động sản. Đối với họ, tấc đất là tấc vàng nên bất động sản luôn được định giá cao. Nhưng trong thế giới hiện đại thì mọi việc khác rồi. Nhà cửa, chỗ ở chỉ là một nhu cầu bình thường thôi.
Cam Dai Bay: Khi bỏ tù những tên đái bậy trên đất đai đường phố, người dân sẽ hiểu là các bác cũng sẵn sàng bỏ tù những tên đái bậy trên nền kinh tế và tài chính của Việt Nam.

Năm điều kiện mấu chốt: Động lực, lòng tham và ngọn lửa trong người + Lợi thế cạnh tranh + Sức khỏe để đối phó với áp lực và thời gian công sức đòi
hỏi + Liều lĩnh, dám làm, dám chấp nhận rủi ro + Kinh nghiệm, quan hệ, kiến thức
Nhìn ở dạng rộng hơn, trong những nước mà người dân không
được phép đánh bạc thoải mái thì vé số kiến thiết, số đề, cá cược bóng
đá, đánh bạc trên mạng Net… trở nên phổ biến. Tại Mỹ, lối đánh bạc
không chính thống này được phỏng đoán lên đến
Ngay cả các nền văn hóa cao cấp nhất của nhân loại cũng nhờ vả rất nhiều vào tiền bạc và quyền lực của các nhà bảo trợ. Không có hoàng tử Colloredo hay công tước Waldstein, chúng ta sẽ không thưởng thức được Mozart và Beethoven. Không có đế chế của Florentine, ta sẽ tìm đâu ra các tác phẩm nghệ thuật của Da Vinci hay Michelangelo. Trường thiên “Les trois mousquetaires” được Dumas dựng nên từ những cảm hứng của triều đại Louis XIII.

Tôi thường nói với bạn bè rằng nhu cầu của một người chồng được thể hiện qua bốn người vợ: một người biết quản lý gia đình, lo việc nội trợ; một người biết nói chuyện, tâm sự như một bạn thâm giao; một người biết giao thiệp, xinh đẹp khiến chồng hãnh diện khi ra ngoài; một người biết nghệ thuật làm “cháy” chồng ở trên giường. Điều quan trọng là đừng bao giờ để bốn người này biết hay gặp nhau. Đó là những đức tính mà người đàn ông luôn tìm kiếm ở vợ mình. Nhưng từ xưa đến nay làm gì có người phụ nữ nào đáp ứng được cả bốn yêu cầu như thế.
Trong các lớp tâm lý sơ đẳng, sách vở dạy rằng con người bị chi phối và thúc đẩy bởi bốn động lực chính: quyền lực, danh vọng, tiền bạc và “hóc môn” (hormones). Hóc môn là ăn, nhậu, sex và thuốc. Mỗi người một kiểu, người thích món này hơn món khác, người thích vài món, những anh chị mê cả bốn món thường vào tù rất sớm.
Dù người tiêu dùng Mỹ ở một tỉnh lỵ nhỏ hay vùng quê xa, mức tiêu thụ ít hơn, nhưng tại đó vẫn có các cửa hàng với thương hiệu và sản phẩm nổi tiếng. Còn tại Trung Quốc, mỗi địa phương là một khác biệt, từ văn hóa cho đến ngôn ngữ, dẫn đến một hệ thống phân phối sản phẩm mỗi nơi mỗi khác. Vì vậy, mong muốn xâm nhập toàn thể thị trường Trung Quốc vào cùng một thời điểm hay dùng chung một chiến lược tiếp thị, sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Ngoài ra, Trung Quốc còn chia ra nhiều phân khúc thị trường với những đòi hỏi rất khác nhau: người nghèo, người thu nhập trung bình, vùng quê hẻo lánh, đô thị nhỏ hay lớn, thị trường đặc thù của các dân tộc, thị trường phát triển, thị trường rất cao cấp… Vì vậy một doanh nghiệp không thể nói mình sẽ bán hàng cho một thị trường Trung Quốc, bởi có tới hơn chục thị trường khác nhau tại đây.
Trung Quốc không có một thị trường đồng nhất như Âu, Mỹ hay Úc, Nhật. Một kinh tế gia phân thị trường thành 4 phân khúc, dựa trên thu nhập, vị trí địa lý, đặc điểm của văn hóa bang hội và ảnh hưởng của truyền thông, giáo dục. Đông nhất là thị trường của 600 triệu người nghèo khổ tại thôn quê với thu nhập dưới 8.000 Nhân dân tệ mỗi đầu người một năm, nhưng tiềm năng phát triển tốt nhất là thị trường trung lưu với hơn 300 triệu dân.Những khó khăn khác là sự thỏa hiệp giữa quan chức và doanh nhân tại mỗi địa phương, và thói quen dùng quyền lực và thủ đoạn để giành thị trường cho các doanh nhân có quan hệ. Cách đây vài năm, ngay cả bia Heineken cũng bị ngăn chặn bởi nhiều quận huyện không muốn thấy bia địa phương bị thua lỗ vì cạnh tranh.
Không như người Mỹ thường tránh việc làm ăn chung với gia đình bạn bè, đây lại là lựa chọn đầu tiên của người Trung Quốc. Dù sao, họ đã quen sống trong hoàn cảnh phức tạp của đại gia đình và thích quây quần bên nhau, nên người Trung Quốc không cho những đụng chạm cá nhân ảnh hưởng đến công việc. Vả lại, văn hóa truyền thống của Trung Quốc luôn có những xếp đặt thứ bậc cho các quan hệ, nên quyết định của người trên ít khi bị thách thức. Đối với văn hóa Trung Quốc, quan hệ giữa người với người là nguồn gốc và biểu tượng của xã hội văn minh. Khác với Tây Âu, tôn giáo truyền thống của Trung Quốc thực dụng và bàn luận nhiều về “nhân quan” hơn là quan hệ giữa người với trời hay với các thánh thần. Người Trung Quốc đề ra năm quy tắc cho “người” khi muốn hình thành mối quan hệ bền vững:
+ Tin tưởng lẫn nhau
+ Lòng tôn kính về đức độ, tài năng
+ Lòng trung thành theo thứ bậc
+ Sự hi sinh vì nhau trong lúc gặp khó khăn
+ Tinh thần chia sẻ quyền lợi cho nhau trong công bằng, hợp lý.
Tiếp theo năm quy tắc là sự sắp xếp các thứ bậc quan trọng trong quan hệ. Trước tiên là với chính quyền, quan chức, sau đó mới đếnmối quan hệ gia đình, bang hội.
Tính bang hội ở Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn trong xã hội, do đó, nếu là người cùng làng, cùng tỉnh, cùng tiếng nói… sẽ tạo quan hệ dễ dàng. Ví dụ, dù là người ở xa, không quen biết ai; nhưng nếu bạn là người gốc Triều Châu, khi đến Thượng Hải, bạn sẽ nhanh chóng được bang hội của người Triều Châu giúp đỡ. Ngay cả trên thế giới, tính chất này cũng không thay đổi ở những khu vực có Hoa kiều sinh sống, làm ăn. Lối làm ăn bên Âu, Mỹ của người gốc Hoa cũng dựa trên giấy tờ hợp đồng theo phong cách hiện đại, nhưng tính nội bộ sắc tộc vẫn còn nặng. Nếu có tranh chấp, họ không thích nhờ tới pháp luật. Thường thì hai bên tranh chấp sẽ đưa sự việc cho một trưởng bang đứng ra xử. Còn nếu xử vẫn không xong, lúc đó sẽ sinh ra oán thù, con cái không được lấy nhau, bạn bè dòng họ không được làm ăn với nhau. Hai bên sẽ tìm đủ cách để phá nhau,trả thù, thậm chí có thể dẫn đến việc giết nhau.
Có điều đáng lưu ý là trong tất cả các giao tiếp, phần lớn người Trung Quốc vẫn giữ văn hóa truyền thống ngàn năm. Trước tiên phải ăn nhậu, rồi đi hát karaoke, thậm chí cả hát bội, rồi lại ăn nhậu nhảy nhót thâu đêm… Nếu không thích hay biết làm những chuyện này thì mối giao tiếp chắc chắn sẽ chịu thiệt hại. Trong khi bên Mỹ, phần lớn quan hệ được cấu kết từ những cuộc họp, bữa ăn trưa hay tối, những lần làm việc chung, đôi khi uống một ly rượu trước khi đi ngủ. Nếu thân hơn, thì đi chơi golf hay họp mặt gia đình ở các buổi picnic và những hoạt động giải trí lành mạnh như xem thể thao hoặc dự các buổi hòa nhạc…

Lực CHUYỂN 1: VĂN HÓA TOÀN CẦU 
LỰC CHUYỂN 2: DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ
LỰC CHUYỂN 3: CÔNG NGHỆ "PHẢN ĐỘNG HỌC"
LỰC CHUYỂN 4: GIA CÔNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
LỰC CHUYỂN 5: NĂNG LƯỢNG VÀ KHOÁNG SẢN
LỰC CHUYỂN 6: DỊCH VỤ AN SINH VÀ GIẢI TRÍ

Nên nhớ rằng các quỹ ầu tư luôn luôn đánh bạc với OPM nên những quyết định của họ thường mang lợi đến cá nhân hay sự nghiệp của họ nhiều hơn của bạn.
Vì sĩ diện, doanh nhân Trung Quốc, kể cả Hoa kiều, lao vào những dự án và công việc có tính cách phô trương, phiến diện, nhất thời; thay vì sáng tạo, bền vững và kín đáo. Họ thích được “nổi trội” hơn các đồng nghiệp và sự ca tụng của cộng đồng, bạn bè, gia đình… là một động lực không thể thiếu trong sự tính toán, điều hành công việc. Vì sĩ diện, họ sợ nhất là sự cười chê của cộng đồng khi thất bại. Rất nhiều doanh nhân sẵn sàng bỏ xứ sở, gốc gác để biến mất vì xấu hổ. Do đó, việc che đậy những điều được coi là “xấu” trở thành một ưu tiên trong hoạt động kinh doanh.Thái độ che giấu hay bộc lộ là sự khác biệt lớn nhất về văn hóa giữa Á Đông và Âu Mỹ trong hành xử thường nhật của cá nhân và phe nhóm. Lấy nghệ thuật hội họa làm ví dụ: trong khi tranh Á Đông hay thể hiện những nét đẹp tiềm ẩn, với góc nhìn tổng quan trong thiên nhiên và con người, thì tranh Âu Mỹ tràn ngập những trường phái hiện thực, tả chân rõ ràng với những nét cạnh và chi tiết. Triết lý Khổng Lão chứa đựng nhiều ẩn dụ, mơ hồ và ví von. Các triết phái Tây Phương thì gay gắt với biện luận, tranh cãi và phản bác. Các sử gia Âu Mỹ thì lục lọi tìm tòi những thói hư tật xấu của các vị đại lãnh tụ trong quá khứ để cân bằng hình ảnh về con người thực của lịch sử. Trong khi các sử gia Trung Quốc ca tụng không hết lời khi hợp với chính sách đương thời; và chê trách nếu định hướng của xã hội thay đổi. Tục ngữ trong xử thế của Á Đông nhấn mạnh việc “không giặt đồ dơ trước bàn dân thiên hạ”, hay “tốt khoe, xấu che” hay “đừng vạch áo cho người xem lưng”. Đây là một thói quen tương phản, đối nghịch nhất với nguyên tắc “minh bạch” và “trung thực” của hệ thống tài chính thế giới. Nếu tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Á Đông lấy lý do là vì tôn trọng văn hóa truyền thống phải “tốt khoe, xấu che” thì chúng ta sẽ chẳng có thị trường chứng khoán tại các nơi này. Ngay cả trong những công ty tư nhân, sự giấu giếm các tệ hại, sai lầm với khách hàng, với đối tác, với nhân viên… sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của sản phẩm, cho niềm tin vào thương hiệu, cho sự vững bền của hoạt động.