Có lẽ dù nhiều người sinh ra và lớn lên ở Thành Phố Hồ Chí Minh nhưng có lẽ không biết đến nguồn gốc tên gọi này, tại sao không gọi là Sài Gòn như xưa. Câu chuyện đổi tên của Thành Phố lại xuất phát từ ý tưởng của một Bác Sĩ.
Một tờ báo khác thời điểm đó cũng có ý tưởng đổi tên là Báo Vì nước, số 188, ngày 4-9-1946, có bài tựa “Từ Thành phố Sài Gòn đến Thành phố Hồ Chí Minh”. Bài viết được ký tên chính tòa soạn Vì nước nêu ra nguyên nhân và ý nghĩa của việc “đổi tên này”, trích: “Nhân dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa tháng Tám thành công ở miền Nam đất Việt, ngày 25 vừa qua, toàn thể đồng bào Nam bộ hiện có mặt ở Hà Nội gồm các đại biểu đủ các giới lao động chân tay và lao động trí thức đã quyết định xin Quốc hội và Chính phủ chuẩn y việc đổi tên thành phố Sài Gòn ra thành thành phố Hồ Chí Minh. Hành động tượng trưng này sẽ có một ảnh hưởng sâu rộng trong dân chúng Việt Nam cũng như các nước ngoài. Nó tăng tinh thần đoàn kết phấn đấu của dân tộc cũng như biểu dương cái ý chí thống nhất Quốc gia của toàn dân Việt Nam từ Bắc vào Nam…”.
Bài viết “Từ thành phố Sài Gòn đến thành phố Hồ Chí Minh” đăng trên báo Vì nước. (nguồn tuanbaovannghetphcm)
Và rồi 30/4/1975, Chiến Dịch Hồ Chí Minh kết thúc, hình ảnh của chiếc xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập. Hơn 100 năm về sau khi mà vào năm 1859 Trận thành Gia Định thất thủ, kéo dài thời kỳ Pháp thuộc.
Lúc đó, chưa một quyết định nào được đưa ra về tên mới của Sài Gòn. Trong các quyết định hành chính đầu tiên của lực lượng tiếp quản thành phố, địa danh này vẫn được gọi là “Sài Gòn - Gia Định”.
Trước đó, Nhân Dân đã sử dụng cùng lúc hai tên “Sài Gòn” và “Thành phố Hồ Chí Minh” trong các bài tường thuật. Báo Hà Nội Mới số ra ngày 1/5 cũng sử dụng cùng lúc cả hai tên trên trang nhất.
Trên báo Nhân Dân số ngày 1/5/1975, cả hai cái tên cùng xuất hiện(nguồn vnexpress.net
Ngày 12/5/1975, Tạp chí Time, tờ Tạp chí hàng tuần uy tín của Mỹ, dành gần như toàn bộ số báo hôm đó để nói về sự kiện quan trọng nhất thế giới bấy giờ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Trang bìa tờ Tạp chí có một bức họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh với dòng title lớn: “The Victor” - “Người chiến thắng”. Bản đồ phần đất liền của đất nước Việt Nam thống nhất được in màu đỏ rực rỡ, ngôi sao vàng ở vị trí của thành phố Sài Gòn - Gia Định được chú thích: “Ho Chi Minh City” - “Thành phố Hồ Chí Minh”.
Nhà báo Trần Mai Hạnh - một trong những nhà báo đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập sáng 30/4, kể cái tên ấy tự bật ra trong đầu khi ông chứng kiến dòng người mang cờ đỏ sao vàng ở trung tâm thành phố. Bài tường thuật của Mai Hạnh đăng trên tờ Nhân Dân ngày 2/5/1975 rất điển hình cho cách gọi trộn lẫn những ngày đó: “… từ hướng Tây Bắc, theo đường số 1, chúng tôi tiến vào trung tâm Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh hiện ra trước mắt...”.
Báo Sài Gòn Giải phóng số đầu tiên, ra ngày 05/5/1975, ghi rõ là “Tiếng nói của nhân dân Sài Gòn - Gia Định”, đã đăng thông báo về việc thành lập Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, ban hành ngày 03/5/1975, do Thượng tướng Trần Văn Trà ký, có đoạn: “Cuộc tổng tấn công và nổi dậy của quân dân miền Nam ta nhằm đập tan ngụy quyền tay sai đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Thành phố Sài Gòn, thành phố vinh dự được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã hoàn toàn giải phóng”.
2 Tháng 7/1976, Quốc hội Việt Nam họp và quyết định đổi tên để Sài Gòn mang tên chính thức như ngày hôm nay.